Cách xử lý nhầm chân ga khi lái thử ô tô ít người biết
Để hoá giải tình huống đạp nhầm chân ga khi lái ô tô, người ngồi bên cạnh sẽ có vài giây thao tác nhanh gọn để biến nguy thành an.
Câu chuyện nhầm chân ga lâu nay không hề xa lạ bởi nó dễ dàng xảy ra với bất kỳ ai và ở bất kỳ nơi đâu. Số lượng vụ việc dường như tỷ lệ thuận với tốc độ tăng trưởng của ngành bán xe qua từng năm. Hàng ngày, hàng giờ chúng ta có thể bắt gặp những clip sự cố “xe điên” mà người dân chia sẻ trên mạng xã hội.
Gần đây nhất vào chiều 18/7 tại Hà Nội, một khách hàng chạy thử chiếc Subaru đã để xe đâm vào gốc cây, bung 5 túi khí. Mặc dù trên xe lúc này có nhân viên tư vấn ngồi cùng nhưng vẫn không thể giúp khách kiểm soát được tình huống.
Theo anh Nguyễn Xuân Đạt, người đã có kinh nghiệm nhiều năm đào tạo lái xe trước khi chuyển qua bán hàng cho nhiều thương hiệu ô tô, nguyên nhân chủ yếu của việc đạp nhầm chân ga thường đến từ tâm lý và kinh nghiệm lái xe kém, tiếp theo là sự chủ quan và cuối cùng mới là yếu tố gây xao nhãng, bất ngờ cho người lái.
“Các dòng xe đời mới đã có thêm nhiều tính năng an toàn, hỗ trợ rất nhiều cho người lái tránh việc nhầm chân ga như phanh tự động, cảm biến cảnh báo. Nhưng yếu tố con người vẫn là chủ chốt. Ngoài phanh phụ trang bị trên xe chạy thử sẽ giúp người ngồi cạnh kích hoạt khi xảy ra tình huống đạp nhầm chân ga, mất kiểm soát thì thao tác kéo cần số về N và kéo phanh tay là một biện pháp khá hữu hiệu mà ít người biết đến”, anh Đạt chia sẻ.
Nhầm chân phanh thành chân ga thường gặp ở tài xế mới, chưa quen xe hoặc mất tập trung khi đang lái xe. Lúc này người ngồi bên cạnh sẽ đóng vai trò cứu cánh nếu xử lý tốt.
Để áp dụng kỹ thuật như anh Đạt hướng dẫn đòi hỏi người ngồi ghế phụ phải có tinh thần ổn định, từng trải qua tập luyện tình huống tương tự. Lý do vì thao tác xử lý đẩy cần số về N kết hợp kéo phanh tay, có thể kèm dùng tay trái điều chỉnh cưỡng ép vô-lăng cần tiến hành trong vài giây khi xảy ra tình huống. Nếu xử lý lâu thì sẽ càng khó khắc phục và dẫn tới mất kiểm soát.
Dưới đây là các bước để áp dụng kỹ thuật phanh xe từ bên lái phụ, áp dụng cho xe số tự động hoặc số sàn có cần kéo phanh tay.
Người ngồi bên cạnh cần tỉnh táo và phát hiện tình huống khẩn cấp khi tài xế xử lý nhầm chân ga.
Người ngồi bên phụ dùng tay trái đẩy cần số về N (số sàn đẩy về giữa và số tự động đẩy theo rãnh).
Tay trái người ngồi bên phụ sẵn sàng với sang để chỉnh vô-lăng nếu tài xế cuống đánh lái không đúng hướng.
Khi xe sắp đâm phải trước ngại vật, ngay lập tức tay trái chuyển sang kéo phanh tay để hãm tốc.
Video đang HOT
Về lý thuyết, khi cần số chuyển về “mo” tức là động cơ chạy không tải nên dù người lái đạp nhầm chân ga không rời bàn đạp, vòng tua máy lên cao cũng chỉ tạo ra âm thanh gào của động cơ còn xe sẽ không tăng tốc.
Trước khi lái thử ô tô, cần lưu ý những điều gì?
Tìm hiểu kỹ về chiếc xe sẽ dự định lái thử, tuân thủ theo người chỉ dẫn,... là những nguyên tắc hàng đầu trước khi lái thử ô tô.
Trước khi mua xe và lái thử, khách hàng nên hiểu thật sâu về chiếc xe để tránh những rủi ro không mong muốn
Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ tuỳ thân
Điều kiện bắt buộc mà các đại lý ô tô cần khách hàng lái thử làm đó là xuất trình bằng lái xe. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cần thiết, khách hàng lái thử cần phải mang theo chứng minh thư nhân dân.
Hiểu kỹ về chiếc xe sẽ lái thử
Cùng là một chiếc xe sử dụng số tự động nhưng cảm nhận về chân ga, chân phanh sẽ hoàn toàn khác nhau khi động cơ của chúng khác nhau. Vậy nên, hãy lái thử chiếc xe mà khách hàng đang quan tâm, không nên chỉ vì chút trải nghiệm mà điều khiển những chiếc xe khi chưa có sự tìm hiểu và quan tâm từ trước. Điều này sẽ tránh được những rủi ro không mong muốn trong quá trình lái thử xe.
Khách hàng cần làm quen với các thao tác trên xe, để tránh bỡ ngỡ khi gặp phải những tình huống khẩn cấp
Làm quen với các thao tác trên xe
Khi ngồi lên bất cứ chiếc xe nào, việc đầu tiên là nên làm quen với các vị trí trên xe. Thực hành các thao tác như: côn, ga, phanh, cần số, phanh tay... khi xe chưa chạy, việc này giúp các lái xe nhớ vị trí để thao tác chính xác khi lái xe.
Chỉnh ghế lái, chỉnh vô lăng, gương chiếu hậu sao cho tài xế có tư thế ngồi lái, đặt tay vô lăng và góc quan sát qua gương chiếu hậu tốt nhất. Nhiều người hay lầm tưởng tư thế ngồi điều khiển ô tô không quan trọng, miễn sao cảm thấy thoải mái khi lái xe. Nhưng thực ra, tư thế ngồi lái xe cần được tuân theo quy tắc an toàn.
Việc chọn tư thế ngồi đúng cách sẽ làm giảm áp lực ở lưng và giúp người điều khiển không bị mỏi trong chuyến đi dài. Trước tiên, cần điều chỉnh ghế theo chiều cao và theo độ nghiêng. Do đó, hãy đặt chân phải lên bàn đạp phanh, đạp cần số bằng chân trái (nếu dùng xe số tự động thì đặt chân trái lên kệ đặc biệt). Đẩy ghế về phía trước là tài xế sẽ gấp đầu gối đúng.
Sau đó là đến điều chỉnh góc lưng ghế, khi cố gắng duỗi thẳng chân, lái xe nên đạp mạnh hết chân phanh. Cơ thể không nên di chuyển lên phía sau ghế. Cơ thể của tài xế không ngả ra phía trước hoặc phía sau mới là ngồi đúng tư thế.
Cuối cùng là tìm vị trí phù hợp giữa lái xe và vô lăng. Khoảng cách tốt nhất là khi duỗi cánh tay ra, cổ tay chạm vào điểm trên cùng của vô lăng.
Kiểm tra về tình trạng xe giúp khách hàng tránh những phiền nhiễu nếu chẳng may xe có gặp trục trặc trước khi lái thử
Kiểm tra tình trạng xe trước khi lái thử
Trước khi lái thử một chiếc xe mới, nên kiểm tra hiện trạng xung quanh thân xe và lốp xe. Còn về nội thất, khách hàng cũng cần tìm hiểu về hiện trạng vô lăng, nút bấm, các chốt cửa,...
Nếu phát hiện bất cứ hư hỏng nào khả nghi, nên báo lại với nhân viên của hãng để chứng minh rằng những hỏng hóc đó không phải do mình gây ra, tránh phiền phức sau này.
Chọn lộ trình lái thử
Nếu thường di chuyển hằng ngày trên đường cao tốc, hãy lái thử trên đường cao tốc. Nếu thường phải đi trên con đường gồ ghề, hãy lái thử trên đường gồ ghề. Nếu thường phải đỗ xe tại một vị trí chật chội, cũng nên cần thử đỗ xe. Đừng chấp nhận theo lộ trình đại lý giới thiệu mà hãy lái thử trên một lộ trình giống với con đường mà người mua sẽ lái xe hằng ngày.
Tuân thủ theo người hướng dẫn lái thử và luật giao thông là nguyên tắc căn bản khi lái thử xe
Tuyệt đối tuân thủ theo người hướng dẫn
Tại các sự kiện lái thử của đại lý, đa phần những người hỗ trợ khách hàng lái thử đều là những người đã có kinh nghiệm lái xe và am hiểu sâu về chiếc xe. Vậy nên, khách hàng phải tuân thủ theo sự hướng dẫn.
Hơn nữa, khách hàng cũng phải tuân thủ về tốc độ, làn đường, tránh bị va chạm hoặc bị cảnh sát giao thông xử phạt.
Một chiếc xe để được ưng ý với khách hàng sẽ bao gồm rất nhiều yếu tố
Soi về cảm giác lái của xe càng kỹ càng tốt
Độ phản xạ về phanh của xe có tốt hay không?
Cảm giác lái khi đánh vô lăng có chắc và ổn định không?
Khi vào hầm gửi xe, việc quan sát gương chiếu hậu có bị hạn chế không?
Khi đạp ga và tăng tốc, độ ồn của xe thế nào? Lượng gió vọng vào trong xe có nhiều không?
Hệ thống treo khi di chuyển xe qua những cung đường gồ ghề thế nào, hoạt động có ổn định không?
Hộp số khi chuyển có mượt không?
Kiểm tra các tính năng an toàn
Rất khó có thể thử được hết các tính năng an toàn của xe. Tuy nhiên, nếu lái thử trong thời tiết xấu, thì đây lại là một cơ hội tốt để khách hàng có thể đánh giá về chiếc xe. Ngoài ra, khách hàng cũng nên thử các tính năng an toàn khác của xe như hệ thống cảm biến, cảnh báo điểm mù, cảnh báo va chạm, đỗ xe tự động,... nếu có.
Trong cùng một phân khúc, sẽ có nhiều sự lựa chọn khác nhau
Cùng một phân khúc và giá bán, hãy lái thử nhiều loại xe khác nhau
Nếu đã tìm hiểu kỹ về những chiếc xe mà khách hàng cần mua trong một phân khúc, không nên ngần ngại và lái thử tất cả các loại xe đó. Có thể sẽ có những ưu điểm mà người mua xe cần hơn của một chiếc xe này hơn một chiếc xe kia.
Toyota thêm công nghệ tránh nhầm chân ga Công nghệ Plus Support trang bị trên các mẫu xe Toyota mới, như một tính năng thêm vào hệ thống kiểm soát nhầm chân ga PMACS II. Hãng xe Nhật thông báo đã phát triển hệ thống triệt tiêu tăng tốc mới (ASS - Acceleration Suppression System), với tên gọi Plus Support, bổ sung cho hệ thống hiện nay nhằm ngăn chặn các...