Cách xử lý khi có triệu chứng ngộ độc thực phẩm
Tùy theo loại ngộ độc mà biểu hiện bệnh có thể xuất hiện ngay sau ăn hoặc sau vài giờ đến 1-2 ngày.
Mùa này xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm tập thể. Xin bác sĩ hướng dẫn các triệu chứng cơ bản nhận biết dấu hiệu ngộ độc thực phẩm và cách chăm sóc tại nhà.
Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM)
Trẻ bị ngộ độc thực phẩm là khi ăn, uống nhầm thực phẩm bị nhiễm trùng ( vi trùng, virus, nấm, ký sinh trùng…) hoặc tồn dư hóa chất. Các vi trùng gây bệnh trực tiếp hoặc sinh các loại độc tố gây hại cơ thể.
Biểu hiện của ngộ độc thực phẩm đa dạng, thường gặp nhất là các triệu chứng tiêu hóa như nôn ói, đau bụng, tiêu chảy, sốt… hoặc các cơ quan khác như gan, thận, thần kinh, tim mạch… Tùy theo loại ngộ độc mà biểu hiện bệnh có thể xuất hiện ngay sau ăn hoặc sau vài giờ đến 1-2 ngày.
Video đang HOT
Tùy thuộc vào biểu hiệu ngộ độc thực phẩm, phụ huynh có thể làm theo hướng dẫn sau:
Nếu trẻ chỉ nôn ói, tiêu lỏng 1-2 lần, không có dấu hiệu khác, bé vẫn tiếp tục sinh hoạt, ăn uống bình thường thì phụ huynh có thể tự theo dõi, chia nhỏ bữa ăn, uống thêm nước, không tự ý dùng các chất gây nôn.
Nếu trẻ nôn ói nhiều, không ăn uống được, phân có máu, hoặc có các dấu hiệu khác như: sốt cao khó hạ, co giật, li bì, mệt thì phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện để kịp thời thăm khám.
Để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm, cha mẹ. người lớn cần lưu ý 7 điều sau:
Ăn đồ chín, còn hạn sử dụng: Ăn chín, uống sôi; hạn chế ăn đồ sống hoặc tái. Không ăn thức ăn ôi thiu, đã hết hạn sử dụng.
Tách biệt đồ sống và chín: Có vật dụng chế biến riêng thức ăn chín và sống; nếu dùng chung phải rửa sạch sau mỗi lần chế biến thức ăn sống.
Đậy thức ăn: Khi không để tủ lạnh cần che đậy cẩn thận để tránh bụi, ruồi muỗi.
Đun lại: Thức ăn thừa ở nhiệt độ hơn 70 độ C cần được đun lại trước khi ăn.
Bảo quản lạnh: Bảo quản thức ăn trong tủ lạnh, không nên để quá 2 giờ ở nhiệt độ thường.
Rửa tay ằng xà phòng trước và sau khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh….
Vệ sinh bếp: Giữ bếp và các vật dụng làm bếp sạch sẽ.
Sở Y tế ra thông cáo báo chí về vụ ngộ độc thực phẩm ở Long Khánh
Tối 5-5, Sở Y tế - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh cung cấp thông cáo báo chí tiếp tục cập nhật tình hình về vụ ngộ độc thực phẩm trên địa bàn thành phố Long Khánh.
Các bác sĩ hội chẩn để điều trị cho những bệnh nhi bị ngộ độc nặng. Ảnh: H.Dung
Theo đó, tính đến 16 giờ 30 ngày 5-5, ghi nhận thêm 5 trường hợp nhập viện liên quan đến vụ ngộ độc thực phẩm do ăn bánh mì trên địa bàn thành phố Long Khánh, nâng tổng số trường hợp nhập viện lên 545 trường hợp.
Hiện tại, có 207 trường hợp đã xuất viện, tiếp tục theo dõi tại nhà, 338 trường hợp theo dõi điều trị tại các bệnh viện. Ca bệnh tiên lượng rất nặng đang điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai đang có tiến triển tốt, hiện đã ngưng lọc máu, các triệu chứng giảm và đã tự mở mắt được. Các trường hợp nặng khác cũng có tiến triển tốt.
Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị không được chủ quan, tiếp tục sẵn sàng các điều kiện tốt nhất để điều trị cho người bệnh. Đồng thời, phát hành giấy mời khẩn mời các địa phương, đơn vị liên quan dự họp nhằm tăng cường công tác quản lý an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Nơi vạch trần 'kẻ giấu mặt' gây ngộ độc thực phẩm 'Làm sao để tìm ra kết quả nhanh nhất và chính xác nhất' là áp lực rất lớn đối với các kiểm nghiệm viên khi tiếp nhận mọi vụ ngộ độc thực phẩm. Bởi đây là yếu tố quan trọng hỗ trợ bác sĩ lâm sàng điều trị đúng hướng và đưa ra cảnh báo cho cộng đồng. Ba tháng đầu năm 2024,...