Cách xử lý khi bị điện giật không để lại di chứng
Mùa hè đến, mưa bão cũng xuất hiện nhiều hơn, cũng theo đó xảy ra rất nhiều tai nạn do điện giật, cột điện bị đổ, hoặc cây cối đổ làm đứt dây điện, người vô ý sẽ chạm phải và bị giật. Dù là nguyên nhân nào thì bị điện giật cũng rất nguy hiểm, dưới đây là môt số cách xử trí.
Những tổn thương khi bị điện giật
Khi bị điện giật, người ta sẽ bị bỏng ngoài da hoặc các mô bên trong cơ thể bị ảnh hưởng. Tình trạng bỏng do điện giật có thể gây hoại tử hoặc làm rối loạn các cơ quan bên trong cơ thể, dẫn đến các nguy cơ lớn như suy hô hấp, suy tim và thậm chí là ngừng thở. Tùy vào nguồn điện mạnh hay nhẹ, giật lâu hay không mà tình trạng của mỗi người bị điện giật sẽ khác nhau, tuy nhiên, nếu không sơ cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
Các bước cần thiết để cứu người khi bị điện giật
- Tắt cầu dao nguồn điện của nơi đang có người bị giật
- Dùng các vật liệu có cách điện để tách người đang bị giật ra khỏi nguồn điện gây giật (Vật cách điện thường là những đồ vật bằng cao su, giấy khô, đồ gỗ….. những thứ có thể dễ dàng thấy nhất đó là sách, vở, thanh gỗ, tóc trên cơ thể người cũng là một chất cách điện rất tốt), tuyệt đối không động vào người bị điện giật khi chưa ngắt điện.
- Sơ cứu: tùy tình trạng điện giật mà cần phải sơ cứu bằng những cách khác nhau. Thông thường, cách phổ biến nhất đó là cách hô hấp nhân tạo. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp người bị giật sau đó bị bắn ra khỏi nguồn điện, gây ra các tình trạng gẫy xương hoặc các chấn thương khác thì mức độ nguy hiểm tăng lên, cần sơ cứu qua rồi gọi ngay cấp cứu.
Video đang HOT
Sơ cứu đúng cách
- Khi sơ cứu, cần phải mang gang tay cao su, quấn bao nilon, vải khô, đi dép khô và đứng ở nơi khô ráo.
- Kiểm tra xem bệnh nhân có còn thở hay không:
Nếu bệnh nhân còn thở, tiếp theo cần phải kiếm tra tình trạng tổn thương trên cơ thể, đặc biệt là đốt sống cổ, tiếp theo đến các bộ phận khá. An ủi để bệnh nhân yên tâm với tình trạng của mình.
Nếu bệnh nhân đã ngừng thở, ngừng tim thì vẫn có thể cứu được bằng cách hô hấp nhân tạo kịp thời và đúng cách. Lúc này, người sơ cứu cần phải nhanh chóng hà hơi ngạt thở và nhấn tim người bệnh. Để tay giữa ngực bện nhân, giữ bằng ức bàn tay, nhấn tim liên tục ( nhấn 100 lần/ phút không nghỉ) cho đến khi bệnh nhân tỉnh lại. Cùng với nhấn tim là thổi nhạt, trung bình cứ ấn tim 15 lần thì thổi ngạt 1 lần. Cứ liên tục làm thế cho khi người bệnh thở trở lại.
Theo www.phunutoday.vn
Cách cấp cứu khi bị điện giật.
Hiện nay, tai nạn do điện giật ngày một tăng cao . Nếu bạn biết cấp cứu đúng cách thì có thể cứu được nạn nhân còn không thì có thể chính mình cũng bị điện giật đó.
5 bước sơ cấp cứu người bị điện giật
Bước 1: Khi bị điện giật, người bị điện giật thường không thể tự thoát ra khỏi nguồn điện được. Dòng điện vào cơ thể càng lâu thì nguy cơ tử vong càng cao, do đó người cứu nhanh chóng cách ly họ ra khỏi nguồn điện càng sớm càng tốt bằng cách:
Nhanh chóng ngắt cầu dao điện, hoặc rút phích cắm điện để ngưng dòng điện cung cấp cho vị trí nạn nhân bị giật.
Dùng que sào bằng nhựa, gỗ khô, hoặc bất cứ dụng cụ không dẫn điện khác tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện. hoặc đứng trên ghế nhựa túm áo kéo nạn nhân ra khỏi nguồn điện.
Ưu tiên thực hiện cách nào có thể làm nhanh nhất. Tuyệt đối không được chạm trực tiếp vào người nạn nhân vì dòng điện sẽ đi qua người và gây giật cho cả người cấp cứu rất nguy hiểm
Bước 2: Sau khi tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện, nên nhanh chóng gọi người trợ giúp, Nới rộng quần áo, dùng ngón tay móc hết đờm dãi dị vật trong họng người bị điện giật, lau sạch chất nôn. Đặt đầu nạn nhân hơi ngửa ra phía sau, cằm nâng cao vừa phải để đường thở thông thoáng nhất, sau đó nghe tiếng thở, quan sát di động lồng ngực xem người đó có còn thở hay không, áp tai vào lồng ngực để nghe nhịp tim.
Bước 3: Nếu nạn nhân còn thở, tim vẫn còn đập, tỉnh táo gọi hỏi vẫn biết được. Cho nạn nhân nằm nghỉ ngơi tại chỗ, an ủi động viên cho bớt hoảng loạn, kiểm tra mức độ tổn thương ở các vị trí khác rồi tiếp tục thực hiện bước 4.
Nếu người đó đã ngừng tim ngừng thở: Hoàn toàn có thể cứu sống được hoh nếu trẻ bị giật chưa quá lâu và biết cách cấp cứu. Nhanh chóng tiến hành cấp cứu ngừng tim ngừng thở cho họ.
Bước 4: Kiểm tra kỹ toàn thân xem người đó có bị bỏng, bị chấn thương vùng đầu vùng cột sống hay bất cứ vị trí nào khác không. Nếu có, tiến hành sơ cứu thích hợp.
Bước 5: Nhanh chóng đưa nạn nhân đến các cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi và xử lý tiếp, vì nạn nhân cho dù trông vẫn tỉnh hoặc tim phổi đã hồi phục trở lại sau sơ cứu, thì vẫn hoàn toàn có thể tái phát lại rất nguy hiểm. Trên đường đi, nên chú ý hô hấp, tuần hoàn .
Một số lưu ý khi cấp cứu người bị điện giật.
Tuyệt đối không để nạn nhân bị ngã và gây ra tổn thương nghiêm trọng hơn.
Không được chạm vào nạn nhân khi chưa ngắt nguồn điện, không được dùng tay không để kéo nạn nhân ra khỏi nguồn điện vì có thể bạn sẽ bị điện giật.
Phải giữ cho mình một tâm thái thật bình tĩnh, tránh hoảng loạn để đảm bảo sơ cứu an toàn cho nạn nhân.
Phòng ngừa điện giật
Để phòng ngừa điện giật các gia đình thiết kế các ổ điện an toàn; Thường xuyên kiểm tra hệ thống điện, đảm bảo các thiết bị điện an toàn, không bị hở, mát: Khi sửa điện phải dùng găng tay, ủng, kìm, bút thử điện... cách điện, tuyệt đối không dùng tay không để nối và cắt điện; Không để các dụng cụ điện, dây dẫn điện ngang tầm tay trẻ em; Không để trẻ em chơi đùa gần các thiết bị điện như ổ cắm điện, nồi cơm điện đang nấu, quạt điện...; Người lớn không dùng điện để đánh cá, diệt chuột, chống trộm...
Theo www.phunutoday.vn
Về nhà bạn trai ra mắt đúng hôm mưa bão nên phải ngủ lại ở tầng 3 Tâm và Đạt yêu nhau đã được 3 tháng, cả 2 đều chỉ là những người làm công ăn lương bình thường. Thậm chí Tâm chỉ mới học hết cấp 2 rồi đi làm công nhân nên nhiều khi cô vẫn cảm thấy có chút mặc cảm, tự ti với người yêu. Thế nhưng, Đạt nói: -Nhà anh cũng nghèo mà, bố mẹ...