Cách xử lý khi bàn là bị dính
Khi sử dụng lâu ngày chiếc bàn là của bạn sẽ xuất hiện nhiều vết rỉ sắt hoặc những vết bẩn cứng đầu. Nếu không cẩn thận sẽ làm bàn ủi bị cháy xém. Vậy bạn đã biết cách xử lý những vấn đề trên chưa? Nếu chưa, hãy theo dõi bài viết sau nhé!
1. Dùng chanh tươi
- Cắt đôi 1 quả chanh tươi, lấy một phần chà mạnh lên vết cháy bám trên mặt đế bàn ủi.
- Sau 2 – 3 phút, dùng khăn sạch lau lại, chanh tươi sẽ giúp bề mặt bàn ủi sạch sẽ như lúc chưa dính vết cháy.
2. Dùng giấm ăn và muối
- Đổ một lượng giấm và muối bằng nhau vào nồi, đặt lên bếp đun đến khi muối tan hết, giấm ấm nóng thì tắt bếp. Chờ dung dịch nguội bớt đến khi còn âm ấm nhưng không nóng là bạn có thể bắt đầu dùng dung dịch để chùi mặt đế bàn ủi được rồi.
- Đeo găng tay và nhúng miếng bọt biển vào dung dịch, chà sạch mặt bàn ủi.
- Sau đó, dùng bàn chải lông mịn và dày để chà sạch các vết cháy, không dùng các miếng chùi rửa bằng sắt sẽ dễ làm xước mặt bàn ủi.
- Cuối cùng, dùng khăn mềm lau lại lần nữa với một chút giấm, chờ bàn ủi khô, cắm điện và dùng ủi đồ như bình thường nhé.
3. Dùng sáp nến
- Cắm điện cho bàn ủi, chỉnh nhiệt độ ở mức trung bình, khi bàn ủi nóng, bạn chà đầu nến lên vị trí vết đen, sáp nến chảy ra sẽ cuốn theo các vết đen.
- Nhờ đó, mặt bàn ủi sẽ sạch bong vết bẩn. Bạn lưu ý là sau khi sáp nến chảy ra, dùng khăn sạch lau ngay vết cháy, không để lâu, tránh cho chúng đóng cứng trên mặt đế, khó chùi sạch.
4. Dùng Kem đánh răng
Dùng kem đánh răng bôi lên vị trí cháy rồi lau sạch. Những vết cháy đen đó sẽ biến mất ngay lập tức.
5. Dùng thuốc tẩy
Nếu như bàn ủi của bạn bị cháy nặng quá, hãy nghĩ đến việc dùng thuốc tẩy. Cho một ít thuốc tẩy lên một chiếc khăn sạch, dùng bàn ủi ủi chiếc khăn đó nhiều vòng hoặc dùng khăn chà mạnh trực tiếp lên bề mặt bàn ủi. Thuốc tẩy sẽ giúp đánh bật các vết cháy cứng đầu hiệu quả.
Video đang HOT
6. Dùng Baking soda
Nếu nhà bạn có sẵn baking soda thì thật hay đấy. Hãy pha chúng với nước theo tỉ lệ 1:1 rồi nhúng khăn để lau sạch bàn ủi. Tiếp theo, bạn bật chế độ hơi nước để phun sạch baking soda còn bám lại trong lỗ thoát hơi (nếu là bàn ủi hơi nước), lau lại lần nữa bằng khăn sạch.
7. Dùng Muối
Bạn đổ một ít muối lên một chiếc khăn bông, sau đó bật bàn ủi ở nhiệt độ cao nhất rồi ủi ngang qua lớp muối trên chiếc khăn. Bụi bẩn và những vết đen bám dính trên bàn ủi sẽ mau chóng biến mất khi chúng liên tục ma sát với muối. Lau lớp muối còn sót trên bàn ủi, chiếc bàn ủi của bạn chắc chắn sẽ trở nên sáng bóng trở lại.
8. Dùng Nước rửa chén
Tương tự như khi bạn rửa chén dĩa, bạn pha loãng nước rửa chén với nước rồi tạo bọt. Nhúng bọt biển hoặc khăn vào nước rồi dùng để lau chùi bàn ủi. Bạn có thể dùng vệ sinh cả mặt và vỏ bàn ủi bằng cách này. Tuy nhiên, nhớ lau lại bằng khăn ướt để sạch lớp xà phòng rồi lại lau bằng khăn khô để sạch nước. Sau khi bàn ủi khô ráo bạn mới cắm điện vào và sử dụng.
Theo www.phunutoday.vn
8 cách khử độc rau củ quả ngậm hoá chất cực đơn giản hiệu quả nhất
Bằng những nguyên liệu sẵn, bạn có thể sử dụng có để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất bảo quản hoa quả một cách tự nhiên và đơn giản.
Lý do cần rửa sạch hóa chất nguy hại ra khỏi rau củ quả:
- Bảo vệ bộ não: nhiều loại thuốc trừ sâu sản sinh hóa chất Organophosphate sẽ gây ra chất độc ảnh hưởng đến thần kinh. Khi bị phơi nhiễm, chúng sẽ gây ra bệnh Parkinson làm rối loạn sự vận động của cơ thể.
- Giảm nguy cơ ung thư: thuốc trừ sâu được dùng rộng rãi trong việc diệt cỏ lại là thứ hóa chất chết người gây nên ung thư. Chúng có thể xâm nhập dễ dàng vào máu và nguy hiểm nhất là sữa mẹ.
- Bảo vệ sức khỏe cho trẻ: trẻ em là đối tượng đang trong giai đoạn phát triển nên rất dễ mẫn cảm với các hóa chất bên ngoài. Trẻ nhiễm hóa chất từ thuốc trừ sâu sẽ có sức đề kháng yếu, vận động và trí tuệ kém hơn so với trẻ không bị nhiễm.
Mẹo rửa rau củ ngâm hóa chất
Ngâm với baking soda
Đây là một phương pháp tuyệt vời để làm sạch các loại trái cây, rau quả có chứa dư lượng thuốc trừ sâu một cách tự nhiên và hiệu quả.
Cho vào thau chuyên dùng rửa rau quả 5 ly nước lớn (khoảng 1,5 lít nước), thêm vào thau 4 thìa nhỏ baking soda (bột nở) rồi khuấy đều hỗn hợp.
Ngâm rau củ quả với giấm và chanh
Giấm và chanh có tác dụng như thuốc khử trùng và cũng có thể giúp loại bỏ sáp hoặc bất kỳ thuốc trừ sâu còn sót lại trên vỏ. Chiết xuất hạt bưởi là một tác nhân chống vi khuẩn mạnh cũng như chống nấm. Vì chiết xuất hạt bưởihơi đắng và có thể gây kích ứng nên cả chai nước xịt to chỉ cần sử dụng một lượng nhỏ khoảng 10 giọt.
- 1/2 đến 2 ly nước
- 2 muỗng giấm trắng
- 2 muỗng nước cốt chanh
- 10 giọt chiết xuất hạt bưởi (không bắt buộc)
Pha trộn với nhau và đổ vào một bình xịt. Phun vào trái cây và rau củ (trừ nấm) và để yên trong một vài phút. Dùng tay xoa nhẹ nếu cần thiết rồi rửa sạch.
Ngâm với bột nghệ
Nghệ có đặc tính khử trùng mạnh mẽ nên cũng có thể được sử dụng để loại bỏ vi trùng và thuốc trừ sâu trên rau củ hiệu quả.
Bạn chỉ cần cho 5 thìa nhỏ bột nghệ vào một chậu nước sôi (tùy vào lượng hoa quả cần ngâm), khuấy đều và để chậu nước nghệ nguội hẳn.
Sau đó, cho trái cây và các loại rau vào ngâm trong vòng 15 phút. Rửa sạch lại lần nữa với nước sạch là được. Trái cây và rau quả lúc này đã đạt chuẩn an toàn cho cả gia đình rồi đấy.
Dùng nước vo gạo để ngâm
Nước vo gạo rất tốt trong việc khử chất trừ sâu trong rau, củ, quả. Bạn có thể dùng nước vo gạo để ngâm trong 5 - 10 phút để trung hòa độc tố từ thuốc trừ sâu có thể dư thừa trên rau củ quả.
Ngâm giấm loãng
Cho rau quả vào một chậu nước, cho một chút giấm vừa đủ vào chậu. Ngâm hỗn hợp trong khoảng 15 phút. Sau đó, vớt rau củ quả ra. Rửa lại sạch với nước. Sau đó để ráo và sử dụng.
Ngâm nước muối
Đặt rau củ hoặc hoa quả vào chậu, hòa tan hỗn hợp 4 cốc nước ấm với 2 thìa muối rồi đổ vào chậu rau củ quả. Ngâm trong khoảng 20-30 phút. Sau đó vớt thực phẩm ra, rửa lại kĩ với nước lạnh .
Không nên áp dụng phương pháp này đối với các loại trái cây vỏ mỏng vì như thế nước muối sẽ làm hỏng trái cây.
Gọt vỏ
Đây có lẽ là cách hiệu quả nhất để loại bỏ lưu lượng hóa chất trên thực phẩm tươi, trừ những loại vỏ mỏng hoặc không có vỏ, cuống.
Một số loại rau như rau diếp, bắp cải, cần tây... thì nên cắt bỏ phần ngọn hoặc phần ngoài cùng của rau.
Nguyên tắc rửa từng loại rau xanh
Rau ăn lá được xếp vào dạng ô nhiễm nhiều nhất và nguy cơ mang mầm bệnh tả cao do chứa nhiều vi khuẩn E.Coli và Salmonella từ việc tưới phân tươi trực tiếp lên lá. Vì thế, khi mua về, nên nhặt sạch rau, ngâm qua nước và bắt đầu rửa từng lá, cọng dưới vòi xối. Các cành rau nhỏ như rau muống... phải rửa làm nhiều lần, sau đó rửa từng mớ nhỏ bằng nắm tay dưới vòi nước.
Rau ăn quả thường ít ô nhiễm hơn rau ăn lá bởi quả chủ yếu leo giàn nên khi tưới ít bị dính phân. Nhưng rau ăn quả dễ bị nhiễm thuốc bảo vệ thực vật do thu hoạch quá sớm chưa hết hạn cách ly thuốc hay ô nhiễm khi bảo quản. Hãy rửa sạch từng quả rồi bọc nylon cho vào tủ lạnh, ăn sau 2 ngày. Các loại rau quả cần ăn ngay nên rửa sạch dưới dòng nước và ngâm nước muối. Tránh ngâm nước muối rồi cho vào tủ lạnh để cách ngày vì quả dễ bị hỏng.
Rau ăn củ nói chung đảm bảo an toàn hơn nên không cần ngâm nước muốihay thuốc tím. Khi chế biến rau củ nên rửa sạch vỏ sau đó gọt và rửa lại lần nữa. Cách này hạn chế các chất bẩn dính ngoài vỏ củ vào phần thịt củ đã gọt.
Rau ăn hoa được xem là đảm bảo vệ sinh nhất. Hoa thường ở trên cao và rất kỵ với các loại thuốc bảo vệ thực vật hay phân phun trực tiếp vào, rất khó dính bẩn. Khi phun người trồng phải dùng lá đậy mặt hoa nên chế biến chỉ cần rửa hoa sạch dưới vòi nước là đảm bảo an toàn.
Rau gia vị chỉ cần rửa qua. Các loại rau gia vị như hành, thì là hay các loại quả vỏ trơn bóng như cà chua, cà tím, ớt tươi... cũng cần phải rửa sạch như các loại rau khác vì nhiều nơi trồng hành còn bẩn hơn cả rau, họ có thể tưới phân tươi... nên nguy cơ nhiễm ký sinh trùng rất cao.
Theo www.phunutoday.vn
Cách muối măng tươi ngon Cách ngâm măng tươi ngon như thế nào để không bị hỏng, bị mốc sau khi ngâm. Măng tươi sau khi ngâm sẽ để được bao lâu, nên bảo quản măng tươi ngâm như thế nào? Tất cả sẽ có trong cách ngâm măng tươi ngon, chuẩn nhất dưới đây nhé! Nguyên liệu để ngâm măng tươi:Măng tươiNước ngâm (tỏi, giấm ăn, ớt,...