Cách xử lý đúng sau khi bị chó cắn, mèo cào
Chủ quan không tiêm vaccine hoặc đắp lá thuốc vào vị trí vết thương là những sai lầm phổ biến, tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm virus dại.
Sau khi tiến hành xử lý vết thương cần đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn tiêm vaccine hoặc huyết thanh phòng bệnh dại.
Thời gian vừa qua, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, bệnh dại diễn biến khá phức tạp. Tính từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã ghi nhận 5 trường hợp không qua khỏi do dại. Mới đây, tại địa bàn phường Tân Lợi, 4 người dân đã bị chó dại tấn công.
Để giúp người dân hiểu rõ hơn trong việc thực hiện các biện pháp xử lý sau khi bị chó cắn, mèo cào cũng như thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh dại, khoa Truyền thông Giáo dục sức khỏe – Trung tâm Kiểm soát bệnh tật đã có cuộc trao đổi với bác sĩ Lê Phúc – Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk.
- Thời gian vừa qua, tình hình bệnh dại trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp. Ngành Thú y đã phát hiện rất nhiều ổ dịch bệnh dại trên động vật. Trước tình hình đó, khi bị chó cắn hoặc mèo cào, người dân không nên chủ quan mà cần thực hiện tốt các bước xử lý vết thương đúng cách.
Cụ thể, sau khi bị chó cắn, mèo cào, cần ngay lập tức rửa vết thương dưới vòi nước sạch, rửa bằng xà phòng. Việc làm này sẽ giúp rửa bớt một lượng virus dại (nếu có).
Video đang HOT
Sau khi rửa vết thương 10-15 phút, người dân có thể dùng 1 số dung dịch sát khuẩn như cồn, cồn iot, dung dịch sát khuẩn betadine… bôi vào vết thương. Đặc biệt, các vết thương do chó mèo cắn, cào không nên băng kín vết thương. Sau khi tiến hành xử lý vết thương cần đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn tiêm vaccine hoặc huyết thanh phòng bệnh dại.
Tuyệt đối không nên tự điều trị bằng các cây thuốc nam, phương pháp điều trị Đông y và các phương pháp dân gian truyền miệng không có cơ sở khoa học về hiệu quả và tính an toàn tại nhà.
Sau khi tiến hành xử lý vết thương cần đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn tiêm vắc xin hoặc huyết thanh phòng bệnh dại. Ảnh: Quang Nhật.
- Nếu chó cắn vào những vùng có nhiều dây thần kinh thì cơ sở dịch vụ tiêm chủng sẽ tư vấn để người dân tiêm huyết thanh nhằm tạo kháng thể cho cơ thể, trung hòa virus dại. Sau khi tiêm huyết thanh thì sẽ tiếp tục tiêm các mũi vaccine.
Tiêm vaccine phòng dại cần được thực hiện càng sớm càng tốt để làm chậm sự lan tỏa của virus dại lên hệ thần kinh trung ương. Đối với các trường hợp xác định con chó bị bệnh dại, ngoài việc tiêm huyết thanh phải tiến hành tiêm đủ 5 mũi vắc xin phòng bệnh dại vào các ngày 0, 3, 7, 14, 28.
Còn đối với các trường hợp người dân theo dõi được con chó, sau 10 ngày con vật còn sống khỏe mạnh thì chỉ cần tiêm 3 mũi vào các ngày 0, 3, 7 và có thể tiêm thêm mũi thứ 4 vào ngày 28.
- Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm hết sức nguy hiểm, gây nguy hiểm tính mạng đối với người mắc bệnh. Do đó, việc thực hiện các biện pháp phòng bệnh là việc làm hết sức cần thiết. Người dân nuôi chó, mèo cần tiêm vắc xin phòng dại đầy đủ và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y.
Đồng thời khi nuôi chó phải xích, nhốt, khi ra đường phải mang rọ mõm. Không đùa nghịch, chọc phá chó, mèo. Khi bị chó, mèo cắn, cào ngoài việc xử lý vết thương đúng cách, người dân cần đến cơ sở y tế để được tiêm huyết thanh hoặc vắc xin.
Đây là biện pháp căn cơ để phòng bệnh dại. Đặc biệt, đối với những gia đình có trẻ nhỏ cần hướng dẫn cho trẻ cách phòng tránh chó, mèo cắn và thông báo ngay cho cha, mẹ hoặc người thân sau khi bị chó, mèo cắn.
Mèo cào khiến cụ ông mắc phải căn bệnh nhiễm trùng dễ nguy hiểm tính mạng
Sau khi bị mèo trong nhà cào với vài vết xước nhỏ vào mặt trước cẳng tay trái, ông T.V.N (63 tuổi, ở Hà Nội) đã tự sát khuẩn tay bằng oxy già và mua Rifamycin về rắc vết thương.
2 ngày sau khi bị mèo cào, gần vết thương xuất hiện các mề đỏ kèm theo ngứa và xuất hiện mụn phỏng nước. Bệnh nhân điều trị tại nhà 5 ngày không đỡ. Tại vị trí mèo cào, sưng đau tăng lên, lan rộng ra kháp 1/2 giữa cẳng tay, chảy thấm dịch vàng.
Bệnh nhân đã đến khám và nhập khoa Nhiễm khuẩn Tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương để điều trị. Tại đây, ông được chẩn đoán: viêm mô bào sau mèo cào chưa loại trừ dị ứng thuốc vùng cẳng tay trái/ Xơ gan.
Trong quá trình điều trị, ThS.BS Trần Văn Long - Khoa Nhiễm khuẩn Tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết: "Bệnh nhân N. có bệnh cảnh nghiêng về dị ứng thuốc trên bệnh nhân viêm mô bào sau mèo cào. Vì vậy chúng tôi phải điều trị viêm mô bào và kết hợp điều trị dị ứng. Sau thời gian điều trị tay không chảy dịch, các vết thương đã lành, bệnh nhân đã được xuất viện".
Tổn thương do mèo cào ở bệnh nhân.
Viêm mô bào là gì?
Theo BS. Long, viêm mô bào là bệnh khá phổ biến với biểu hiện là một nhiễm trùng cấp tính ở da và mô dưới da. Bệnh thường khởi phát ở một vùng da sưng, nóng, đỏ và đau. Sau đó nhanh chóng lan rộng. Bệnh có thể xảy ra bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.
"Viêm mô bào thường xuất hiện trên bề mặt da nhưng không gây hại. Tuy nhiên khi gặp điều kiện thuận lợi như cơ thể suy giảm miễn dịch, người lớn tuổi, có vết cắt hoặc vết trầy xước, vết đứt, vết nứt trên da... các vi khuẩn này sẽ xâm nhập vào các lớp bên dưới da và gây ra tổn thương viêm, nhiễm trùng. Nếu không được điều trị có thể đe dọa đến tính mạng", BS. Long chia sẻ.
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân.
Về việc bệnh nhân tự rắc thuốc Rifamycin vào vết thương, Dược sĩ CKII Khuất Thị Oanh - Phó trưởng Khoa Dược, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết: "Rifamycin là một thuốc kháng sinh sử dụng trong điều trị lao, được lạm dụng khá nhiều để dùng làm thuốc bôi ngoài được người dân gọi nôm na là "thuốc đỏ" vì bột thuốc có màu đỏ. Rắc bột kháng sinh trực tiếp vào vết thương hở làm kích thích da, kích thích các phản ứng viêm tại chỗ nên dễ gây dị ứng thậm chí sốc phản vệ. Sau khi rắc một vài giờ, bột thuốc kháng sinh sẽ khô lại, nồng độ kháng sinh thấm vào các mô bị tổn thương là không đáng kể và không có ý nghĩa phòng, chống nhiễm khuẩn...".
Các bác sĩ khuyến cáo, nếu có các vết thương hở, lở loét có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng, cần đi khám sớm. Nếu bị chó mèo cắn, người dân nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để tiêm phòng uốn ván và tiêm phòng dại và theo dõi vết thương không nên tự ý mua thuốc về điều trị.
Loại virus nguy hiểm ủ bệnh nhiều năm, chờ thời cơ bùng phát Trong một số trường hợp hiếm hoi, virus dại có thể ủ bệnh rất nhiều năm trong cơ thể nạn nhân thay vì 2-8 tuần như thông thường. Trong một số trường hợp, virus dại có thể tồn tại trong có thể người và phát bệnh sau 10 năm. Ảnh: National Geographic. Mùa nắng nóng thường là thời điểm bệnh dại có xu...