Cách xử lý của Tây Ban Nha đối với người từ chối tiêm vaccine
Tây Ban Nha sẽ lập một danh sách những người từ chối tiêm vaccine ngừa COVID-19 dù được đề nghị trước đó và sẽ chia sẻ tài liệu này đối với các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU). Tuy nhiên, tài liệu này không được công bố công khai.
Nhân viên y tế vỗ tay hoan nghênh ông Nicanor (72 tuổi) trở thành người đầu tiên tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Tây Ban Nha ngày 28/12. Ảnh: EUROPA PRESS
Theo báo Arabnews, trong một bài phỏng vấn truyền hình La Sexta, Bộ trưởng Y tế Tây Ban Nha Salvador Illa nhấn mạnh việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 – đã khởi động tại phần lớn các quốc gia châu Âu từ cuối tuần trước – sẽ không phải là yêu cầu bắt buộc.
“Chúng tôi sẽ lập một bảng đăng ký cho những người không muốn tiêm vaccine và chia sẻ thông tin cho các thành viên EU”, Bộ trưởng Salvador Illa cho hay.
“Đây không phải là thông tin công bố công khi và sẽ được thực hiện với sự cẩn trọng tối đa để bảo vệ dữ liệu cá nhân”, nhà chức trách nhấn mạnh ngay cả những thành viên cấp cao trong chính quyền nhà nước cũng không có quyền tiếp cận tài liệu này.
Video đang HOT
Theo một bảng thăm dò công bố vào tháng trước, tỷ lệ người Tây Ban Nhà không sẵn lòng tiêm vaccine ngừa COVID-19 đã giảm từ 47% trong tháng 11 xuống còn 28% trong tháng 12.
Trong khi đó, kết quả khảo sát của viện nghiên cứu CIS cho thấy 40,5% số người được hỏi sẵn sàng tiêm vaccine và 16,2% chắc chắn sẽ làm như vậy nếu vaccine được chứng minh là “an toàn và đáng tin cậy”.
Thống kê của Bộ Y tế, Tây Ban Nha là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất ở châu Âu do đại dịch, với số người chết vì COVID-19 vượt mốc 50.000 vào ngày 28/12. Gần 1,9 triệu người mắc bệnh.
Chính phủ dự kiến sẽ có từ 15 triệu đến 20 triệu người trong tổng số 47 triệu dân được tiêm chủng tính đến tháng 6/2021.
Bộ trưởng Illa nhấn mạnh: “Cách để đánh bại virus SARS-CoV-2 là tiêm vaccine cho tất cả mọi người hoặc tiêm chủng càng nhiều càng tốt”.
Ngày 28/12, Tây Ban Nha cùng với các quốc gia châu Âu đã khởi động chiến dịch tiêm chủng biên giới với quy mô lớn chưa từng có với hy vọng dập tắt đại dịch. Lô hàng vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên do hãng dược phẩm Pfizer/BioNTech phát triển đã được phân phối tới những nhóm đối tượng có nguy cơ cao: những người cao tuổi sống trong nhà và các viện dưỡng lão.
Lô vaccine đầu tiên với khoảng 9.750 liều đã được đưa tới các vùng nguy cơ cao tại Tây Ban Nha từ ngày 28/12. Trong 12 tuần tới, tổng số 4,6 triệu liều sẽ được phân phối, phục vụ việc tiêm chủng cho gần 2,3 triệu người.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Y tế Illa kêu gọi người Tây Ban Nha không nên “mất cảnh giác”. Virus SARS-CoC-2 đang tiếp tục lây lan và một làn sóng dịch bệnh thứ ba đe dọa sẽ dập tắt các dịp nghỉ lễ cuối năm.
Chính phủ sẽ phân phối 350.000 liều vaccine/tuần đến từng khu vực. Vaccine Pfizer, được cho là có mức độ hiệu quả lên tới 95%, cần thực hiện hai liều tiêm, mỗi liều cách nhau 21 ngày. Người được tiêm sẽ sản sinh kháng thể ít nhất 28 ngày sau khi tiêm mũi đầu tiên. Chương trình chủng ngừa tại Tây Ban Nha là hoàn toàn miễn phí và thực hiện trên tinh thần tự nguyện.
Trong khi vẫn phải mất một thời gian, toàn dân Tây Ban Nha mới được tiêm vaccine, các giới chức y tế khuyến cáo người dân vẫn nên đeo khẩu trang và giữ khoảng cách xã hội để ngăn dịch bệnh lây lan.
Virus corona đẩy nhanh "kỷ nguyên Trung Quốc" trong kinh tế toàn cầu
Virus corona đã thúc đẩy quá trình thay đổi "kỷ nguyên kinh tế" thế giới, và "kỷ nguyên Trung Quốc" đã đến gần, ông Pavel Teplukhin, đối tác của Matrix Capital, cho biết.
"Hậu quả chính của loại virus này trong năm 2020 là sự thay đổi kỷ nguyên kinh tế. Xét trên tất cả các chỉ số, chúng ta đang bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên Trung Quốc. Loại virus này, tất nhiên là đẩy nhanh quá trình này và Trung Quốc đã tự tin vượt Mỹ trên bảng xếp hạng kinh tế thế giới. Một số chuyên gia vẫn tranh luận rằng hiện nay Trung Quốc đang trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. 24 nghìn tỷ USD theo ưu tiên sức mua sẽ được sản xuất trong năm 2020, vượt hơn gần 20% so với Mỹ", chuyên gia nói trong cuộc họp trực tuyến" Đối thoại với các nhà quản lý tài sản".
Ông Teplukhin cũng lưu ý rằng trong hơn 400 năm qua, các thời đại, kỷ nguyên các quốc gia, đế chế, nền kinh tế riêng lẻ đã dần thay đổi. Tây Ban Nha thống trị thế giới trong thế kỷ 18, sau đó là Anh trong thế kỷ 19, thế kỷ 20 theo truyền thống gắn liền với kỷ nguyên của Mỹ. Và giờ đây, sự thống trị của Mỹ trên thị trường thế giới đang kết thúc và kỷ nguyên Trung Quốc đang đến, ông Teplukhin nói.
"Sự thay đổi thời đại hiện nay đang thay đổi toàn bộ bức tranh và tâm lý thế giới. Nga sẽ trở thành nước hưởng lợi chính từ sự thay đổi này. Nga là nhà cung cấp nguyên liệu chính cho Trung Quốc, đất nước sẽ tiếp tục gia tăng sức mạnh kinh tế của mình", ông Teplukhin nói thêm.
Về vấn đề này, chuyên gia kỳ vọng rằng sau khi dỡ bỏ các hạn chế do virus corona, kinh tế sẽ bắt đầu hồi sinh và chu kỳ kinh tế sẽ chuyển sang giai đoạn tăng trưởng sau suy thoái và trì trệ tồn tại cho đến năm 2020.
"Điều này có nghĩa là nhu cầu về nguyên liệu thô sẽ phục hồi. Nga sẽ trở thành nước hưởng lợi quan trọng từ xu hướng này", ông Teplukhin kết luận.
Lần đầu tiên Nam Cực xuất hiện ca nhiễm nCoV Nam Cực trở thành châu lục cuối cùng trên thế giới bị Covid-19 tấn công sau khi ghi nhận 36 người Chile dương tính nCoV. Ngày 21/12, phương tiện truyền thông tiếng Tây Ban Nha đưa tin 36 người liên quan đến căn cứ quân sự Chile Bernardo O'Higgins Riquelme xét nghiệm dương tính virus. Đây là một trong 13 căn cứ của...