Cách xử lý bệnh đau mắt đỏ trong thời điểm giao mùa
Thời điểm giao mùa thường là lúc bệnh đau mắt đỏ hoành hành. Tuy ít khi để lại di chứng nhưng căn bệnh này thường kéo dài gây mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng rất lớn đến công việc, học tập của người bệnh.
Bệnh đau mắt đỏ là gì?
Viêm kết mạc (hay còn gọi là đau mắt đỏ) là tình trạng nhiễm trùng mắt thường gặp do vi khuẩn, virus gây ra hoặc do dị ứng thời tiết. Biểu hiện đặc trưng là đỏ mắt, gây cảm giác khó chịu cho chúng ta khi mắc phải. Bệnh thường khởi phát đột ngột, dễ lây lan trong cộng đồng nên cần có phương pháp chữa trị kịp thời và hiệu quả.
Nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ
Nguyên nhân chủ yếu của bệnh đau mắt đỏ 80% là do virus Adenovirus, hoặc do vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu gây ra. Bệnh thường xảy ra vào đầu mùa hè và cuối mùa thu, khi tiết trời giao mùa nắng nóng chuyển sang mưa, độ ẩm không khí cao, nhiều khói bụi là những tác nhân khiến cơ thể chúng ta suy yếu, mệt mỏi và hệ miễn dịch suy giảm nên rất dễ mắc bệnh.
Triệu chứng bệnh
Triệu chứng ban đầu là mắt xuất hiện mạch máu màu đỏ sáng nhạt, đốm đỏ hay đỏ toàn bộ tròng trắng mắt, dịch rỉ màu vàng hoặc nước trong (hay còn gọi là ghèn). Thông thường sẽ đỏ một mắt trước, sau đó sẽ lây lan sang bên mắt còn lại và gây cảm giác cực kì khó chịu. Khi chúng ta ngủ dậy, hai mí mắt dính chặt, cảm giác cộm như có cát trong mắt. Chính thời điểm này, các bạn sẽ có thói quen dụi mắt nên vô tình gây tổn thương và nhiễm trùng giác mạc nặng nề hơn, khiến mí mắt sưng phù nề do cương tụ mạch máu gây đau rát. Đau mắt đỏ còn khiến cơ thể chúng ta có cảm giác mệt mỏi, sốt, viêm họng và đau hạch sau tai.
Nếu mắc phải căn bệnh đau mắt đỏ, bạn sẽ phải chịu những cơn đau âm ỉ kéo dài từ 7 – 15 ngày gây cản trở học tập, sinh hoạt, lao động. Theo các bác sĩ Bệnh Viện Mắt Sài Gòn, đây là căn bệnh lành tính và hầu như không ảnh hưởng nặng nề đến thị lực nếu phát hiện và chữa trị kịp thời. Tuy nhiên, đau mắt đỏ rất dễ lây lan trong cộng đồng thông qua các giao tiếp thông thường. Vì thế, cùng tìm hiểu những biện pháp cơ bản để chăm sóc đôi mắt tránh nhiễm bệnh cho bản thân và người nhà bạn nhé.
Cách phòng bệnh đau mắt đỏ
Đau mắt đỏ tuy là bệnh cấp tính, triệu chứng rầm rộ, dễ lây nhưng thường lành tính, ít để lại di chứng. Tuy nhiên bệnh thường gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, học tập và lao động, và có không ít trường hợp bệnh kéo dài, gây biến chứng ảnh hưởng đến thị lực sau này nên mọi người cần có ý thức phòng bệnh tốt và cần được xử trí kịp thời khi mắc bệnh. Mầm bệnh có khả năng sống ở môi trường bình thường trong vài ngày và người bệnh vẫn có thể là nguồn lây sau khi đã khỏi bệnh một tuần. Vì vậy, cách phòng bệnh tốt nhất là thực hiện triệt để các biện pháp vệ sinh và cách ly với người bệnh.
Cụ thể như sau:
Khi không có dịch:
- Luôn đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch.
- Dùng riêng khăn, gối, chậu rửa mặt.
- Giặt sạch khăn mặt bằng xà phòng và nước sạch, phơi khăn ngoài nắng hàng ngày
. – Không dùng tay dụi mắt.
Video đang HOT
Khi đang có dịch đau mắt đỏ:
Ngoài việc luôn thực hiện các biện pháp trên, cần lưu ý thêm biện pháp sau:
- Rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
- Rửa mắt hàng ngày bằng nước muối sinh lý (nước muối 0,9%), ngày ít nhất 3 lần vào các buổi sáng, trưa, tối.
- Không dùng chung thuốc nhỏ mắt, không dùng chung đồ đạc với người đau mắt.
- Hạn chế tiếp xúc với người bị đau mắt. -
Hạn chế đến những nơi đông người đặc biệt là những nơi có nhiều mầm bệnh như bệnh viện… -
Hạn chế sử dụng các nguồn nước bị ô nhiễm, hạn chế đi bơi.
Xử trí khi có người bị bệnh hoặc nghi bị bệnh đau mắt đỏ
- Lau rửa ghèn, dử mắt ít nhất 2 lần một ngày bằng khăn giấy ẩm hoặc bông, lau xong vứt bỏ khăn, không sử dụng lại.
- Không tra vào mắt lành thuốc nhỏ của mắt đang bị nhiễm khuẩn.
- Tránh khói bụi, đeo kính mát cho mắt.
- Những trẻ em bị bệnh nên nghỉ học, không đưa trẻ đến trường hoặc những nơi đông người trong thời gian bị bệnh.
- Khi trẻ bị đau mắt, thông thường sẽ bị một bên mắt trước, bố mẹ và người nhà cần chăm sóc trẻ thật cẩn thận, để tránh nhiễm bệnh cho mắt còn lại. Cho trẻ nằm nghiêng một bên, nhỏ mắt rồi dùng gạc y tế lau ngay ghèn, dử và nước mắt chảy ra (làm tương tự đối với người lớn).
- Tránh ôm ấp khi trẻ em bị bệnh, ngủ riêng.
- Trước và sau khi vệ sinh mắt, nhỏ mắt, cần rửa tay thật sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn
– Người bệnh cần được nghỉ ngơi, cách ly, dùng thuốc theo đơn của thầy thuốc. Không tự ý mua thuốc nhỏ mắt. Không dùng thuốc nhỏ mắt của người khác.
- Không đắp các loại lá vào mắt như là trầu, lá dâu…
- Nếu bệnh không thuyên giảm sau vài ngày phải đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị.
Theo www.phunutoday.vn
Các phương pháp tự nhiên chữa bệnh hiệu quả hơn cả thuốc kháng sinh
Chỉ với nguyên liệu tự nhiên, ai cũng có thể tự mình khắc phục các triệu chứng khó chịu do bệnh nhiễm trùng ngay tại nhà mà không phải tốn quá nhiều thời gian, tiền bạc và cả công sức.
1. Viêm họng
Đau họng là một triệu chứng nhiễm khuẩn thông thường do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Để nhanh chóng thoát khỏi tình trạng khó chịu này mà không cần dùng đến thuốc, bạn có thể tự chữa bằng cách lưu ý những điều sau:
- Hít thở không khí ẩm sẽ giúp xoa dịu cơn đau họng vì thế bạn hãy đi tắm hoặc xông mặt bằng nước ấm. Một vài giọt tinh dầu bạc hà cho vào trong nước cũng sẽ làm dịu đi cơn đau của bạn.
- Hút thuốc sẽ kích thích cổ họng và gây ho khan, vì vậy bạn nên bỏ thuốc lá ít nhất trong giai đoạn này.
- Để tự làm thuốc giảm đau cho cổ họng, bạn nên đun sôi nước rễ gừng. Khi nước nguội, thêm một chút chanh và mật ong (không thêm vào khi nước quá nóng vì sẽ làm mất tác dụng của chúng). Uống nhiều lần trong ngày khi còn ấm.
- Để giảm bớt các triệu chứng khó chịu do viêm họng mang lại, bạn có thể trộn nước ép cà chua với nước nóng theo tỉ lệ 1:1, sau đó thêm vài giọt nước sốt tiêu cay và súc miệng với hỗn hợp này. Chất lycopene từ cà chua và capsaicin từ hạt tiêu là những chất giúp chữa trị đau cổ họng rất tốt.
2. Viêm xoang
Viêm xoang do các bệnh nhiễm trùng gây nên, dẫn đến các triệu chứng như đau mặt, nhức đầu, cảm giác nghẹt mũi và sốt. Để giúp giảm bớt các triệu chứng viêm xoang tại nhà, bạn có thể áp dụng các phương pháp sau:
- Nhúng một chiếc khăn vào nước ấm và đắp lên mặt trong khoảng 5 - 10 phút, bạn sẽ thấy tác dụng rất lớn của nó là làm giảm tắc nghẽn các lỗ thông xoang.
- Bạn cũng có thể dùng nước muối để giữ cho mũi luôn sạch sẽ và tiêu diệt vi khuẩn. Để tự làm đúng cách, bạn hãy dùng nửa muỗng cà phê muối và một cốc nước nóng đun sôi để nguội và nhỏ mũi hàng ngày với nó.
- Các loại gia vị nóng cũng rất hữu ích cho những người viêm xoang, thế nên ăn các loại thức ăn nóng và cay để lỗ xoang thông thoáng hơn. Đặc biệt chúng rất hữu ích cho bạn trong giai đoạn này.
- Bạn cũng có thể bấm vào các điểm đặc biệt trên khuôn mặt để giúp chống lại các triệu chứng viêm xoang. Ấn vào điểm giữa đôi lông mày trong 1 phút và các điểm ở hai bên mũi sẽ có tác dụng giúp giảm đau và giảm tắc nghẽn.
3. Nhiễm trùng da
Có 4 loại nhiễm trùng da thông thường do vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng. Mỗi loại cần có cách điều trị riêng biệt, tuy nhiên, bạn vẫn có thể tự mình chăm sóc tại nhà để giúp giảm các triệu chứng nhiễm trùng da hiệu quả như sau:
- Bạn có thể dùng khăn lạnh để chườm lên vùng da bị nhiễm trùng nhiều lần trong ngày. Để hiệu quả mang lại tốt hơn, bạn có thể làm với giấm táo bằng cách pha loãng giấm táo với nước theo tỉ lệ 1:1 rồi dùng một miếng vải sạch và mỏng nhúng vào dung dịch này rồi đắp lên vùng da bị bệnh. Giấm táo có đặc tính kháng khuẩn tốt và giúp diệt khuẩn.
- Thực hiện một số thay đổi đối với chế độ ăn uống của bạn. Ăn nhiều thực phẩm và gia vị có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm như tỏi, gừng, mật ong và nghệ. Ăn sữa chua mỗi ngày vì probiotics có chứa giúp chống lại vi khuẩn xấu. Bạn cũng có thể áp dụng bất kỳ của chúng vào da của bạn trực tiếp cho một hiệu quả tốt hơn.
- Dầu dừa có tính chống nấm và làm dịu da nên cũng là nguyên liệu trị nhiễm trùng da rất tốt. Thoa dầu dừa nguyên chất vào vùng da bị ảnh hưởng vài lần trong ngày, bạn sẽ sớm thấy hiệu quả của nó.
4. Nhiễm trùng mắt
Khi vi khuẩn, nấm hoặc virus xâm nhập vào nhãn cầu hoặc vùng xung quanh mắt sẽ gây nhiễm trùng mắt. Bệnh nhiễm trùng mắt gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như ngứa, mắt sưng, chảy nước mắt, mắt đỏ...
Bạn có thể áp dụng các bài tập cho mắt như sau:
- Xoay mắt theo chiều kim đồng hồ và chiều ngược lại. Di chuyển lên và xuống, sang trái và phải trong 10 - 15 phút. Việc làm này nhằm giúp tăng lưu lượng máu và giúp chống lại nhiễm trùng.
- Trà túi lọc cũng là một nguyên liệu tốt cho mắt khi bị nhiễm bệnh, giảm bớt sự kích ứng và viêm. Chỉ cần đắp túi trà ấm đã qua sử dụng trên mắt trong 10 - 15 phút.
- Bạn cũng có thể rửa mắt bằng dầu gội trẻ em để giảm bớt các triệu chứng khó chịu cho mắt, bởi nó sẽ giúp rửa sạch bụi bẩn và hiệu quả hơn so với nước bình thường mà lại không gây kích ứng mắt.
- Cuối cùng, bạn nên sử dụng thuốc nhỏ mắt nhiều lần trong ngày để giúp giảm bớt sự khó chịu, cân bằng mức độ pH trong mắt và loại bỏ vi khuẩn.
Theo Danviet
4 dấu hiệu bất thường ở mắt báo động sức khỏe bất ổn Những dấu hiệu bất thường xuất hiện ở mắt không chỉ cảnh báo sức khỏe mắt đang có vấn đề mà còn là biểu hiện bất ổn ở những nơi khác trong cơ thể. Mắt có màu đỏ hoặc hồng là triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm kết mạc. SHUTTERSTOCK Nhìn mờ Nếu thị lực của một người dần dần mờ đi...