Cách xử lí lỗi vô-lăng bị lệch tại nhà
Vô-lăng lệch thường do rất nhiều nguyên nhân và nó thường đi kèm với hiện tượng xỉa lái. Dưới đây là cách giải quyết cả 2 trường hợp vô-lăng bị lệch cụ thể theo từng trường hợp.
Nhiều xe ô tô chạy lâu ngày đột nhiên phát hiện hiện tượng vô-lăng bị lệch. Vô-lăng lệch tức là kể cả khi tài xế không tác động, vô-lăng vẫn tự xoay nhẹ sang 1 bên và xe sẽ chạy theo đường cong thay vì đường thẳng. Trong trường hợp muốn chạy thẳng, tài xế cũng phải ghì lấy vô-lăng, giữ khó chịu.
Cách xử lí lỗi vô-lăng bị lệch tại nhà
Nếu thấy vô-lăng bị lệch thì có thể xe của do một số lí do sau:
- Do va chạm: Khi đi xe gặp va chạm, có thể khiến cho rô-tuyn của xe bị lệch, do đó vô-lăng xe cũng bị lệch theo.
- Do lốp xe không cân đều: Việc vô-lăng lệch có thể là do một trong những lốp xe hoặc 2 bên lốp bị mòn, khiến cho chiều cao
2 phía của xe không đồng đều.
Thông thường, hiện tượng vô-lăng lệch hầu hết là do lốp. Ví dụ như áp suất lốp xe không bằng nhau hoặc độ chụm bánh xe bị lệch. Hiện tượng này thường xảy ra nếu như bạn chạy xe trên đường xấu quá nhiều hoặc thường xuyên đỗ xe với 2 bánh vắt trên vỉa nè.
- Do thước lái, trụ lái gặp vấn đề: Trong trường hợp vô-lăng lệch do các vấn đề thước, trụ lái thì cần phải đem đến các xưởng chuyên sửa chữa ô tô để kiểm tra. Để biết xe có phải bị lệch trục lái hay không, bạn có thể thử bơm đều các lốp xe và quan sát.
2. Xỉa lái thường đi kèm với lệch vô-lăng?
Video đang HOT
Thông thường, nhiều người cho rằng cứ lệch vô-lăng thì xe cũng sẽ bị xỉa lái. Tuy nhiên, 2 hiện tượng này không có chung tính chất, dù thường song hành với nhau. Trong đó:
- Xia lai (hay còn gọi là nhao lái) là khi xe chạy thẳng trên đường bằng, dù buông tay khỏi vô-lăng nhưng xe vẫn di chuyển lệch về 1 phía.
- Lệch vô-lăng là trường hợp xe chạy thẳng mà vô-lăng xe tự lệch sang 1 phía, kéo theo xe cũng chạy theo hướng đó giống như khi xe vừa va chạm mạnh với xe khác.
3. Quy trình xử lí hiện tượng xỉa lái
Thông thường, có tới 80% trường hợp vô-lăng bị lệch là hệ quả của việc bị xỉa lái. Vậy nên Oto.com.vn sẽ hướng dẫn bạn các xử lí vấn đề xỉa lái như sau:
- Đầu tiên, bạn cần biết vị trí của lốp bị mòn hoặc lốp nào không đều. Để làm được điều này hãy thử đảo vị trí của các lốp và quan sát hướng xe bị lệch mới, từ đó suy ra lốp gặp vấn đề.
- Tiếp đó, hãy đưa xe vào cầu nâng, đưa cần số về P và kéo phanh tay.
- Tiến hành chèn bánh, kích nổ bánh và hạ vào hãm an toàn.
- Kiểm tra bánh sơ qua, quan sát xem bánh xe này có có đúng loại không. Cỡ lốp, mã lốp có phù hợp hay không, hoặc lốp có bị hỏng hay có điểm gì lạ không.
- Tiếp đó tiến hành chỉnh lại áp suất lốp để tìm ra vấn đề của lốp. Chú ý đánh dấu vị trí các lốp để tiện cho việc thử nghiệm.
- Sau đó, hãy tháo 2 lốp trước và đảo vị trí 2 lốp trước với nhau và tiến hành chạy thử.
- Quan sát xem hướng nhao lái thay đổi như thế nào, từ đó suy ra lực kéo cần thiết trên 1 hoặc 2 lốp. Nếu cần giảm lực nhao lái hãy chuyển 1 hoặc 2 bánh xuống trục sau và lật má lốp.
- Trong quá trình kiểm tra cũng cần tuân thủ các quy trình an toàn. Nếu phát hiện lốp có gai 1 chiều hoặc lốp có kích thước khác với các lốp khác thì không thể đảo lốp được mà phải thay lốp mới và chạy thử. Cần chú ý là bạn phải chắc chắn rằng nếu cần thay thế lốp thì cần chọn lốp phù hợp với các hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Kết thúc quá trình khám xe, bạn có thể xiết ốc lốp chắc chắn và tiến hành một số thao tác trước khi chạy thử lần cuối.
4. Quy trình xử lí hiện tượng vô-lăng bị lệch
Trong một số trường hợp bạn không có dụng cụ và đang trong điều kiện cần phải giải quyết vấn đề lệch vô lăng ngay lập tức thì có thể áp dụng cách sau. Tuy nhiên, cần chú ý là để thực sự cách dưới đây cũng cần kĩ thuật cá nhân và có hiểu biết nhất định để không “chữa lợn lành thành lợn què”, bởi phương pháp dưới đây có liên quan đến trục lái – nơi chứa cáp túi khí rất dễ đứt nếu đặt lệch góc lái.
Cụ thể, quy trình xử lí lỗi vô-lăng bị lệch tạm thời như sau:
- Đầu tiên, bạn đánh lái sao cho bánh xe đều đứng thẳng. Sau đó tắt máy xe, dùng tua vít 6 khía luồn vào 2 lỗ dưới tay lái để tháo túi khí tay lái (cần chú ý chỉ tháo vít nhưng không rút dây air bag để không phải đưa xe ra hãng chỉnh lại).
- Tiếp đó, hãy dùng ống điếu để vặn ốc dưới airbag và tháo vô-lăng ra. Quan sát cẩn thận rồi rút vô-lăng khỏi trục (trục gắn vô-lăng thường có hình trụ với nhiều cạnh để ráp với vô-lăng).
- Sau đó hãy lắp vô-lăng trở lại, cần chắc chắn chọn khía đúng để cân bằng vô-lăng. Việc lắp khía lệch sẽ khiến vô-lăng lệch từ 3-5 độ. Kinh nghiệm là nếu đánh lái để bánh thẳng với xe thì để vô-lăng nằm ngang. Một số dòng xe có tính năng đo góc lái như Mercedes-Benz thì bạn có thể căn cứ vào góc hiển thị trên màn hình về 0 thì lắp vào là vừa.
- Sau đó bạn hãy chạy thử xe và xem cảm thấy hài lòng chưa. Nếu chưa thì có thể tháo ra chỉnh tiếp cho đến khi vừa ý.
Theo Mcar.w3w.vn
Nếu không muốn mất tiền thì bỏ ngay cách đỗ ô tô kiểu này
Hiện nay, kiểu đổ xe "gác nửa chân" không hề hiếm gặp đối với các tài xế Việt có thể gây phù và nhanh hỏng lốp nếu lặp lại nhiều lần
Hiện nay, kiểu đổ xe "gác nửa chân" là cách đỗ xe không hiếm gặp đối với các tài xế Việt ở khu vực đường hẹp, đặc biệt là đỗ xe lên vỉa hè trong thành phố. Người ta thường chỉ để ý đến lợi ích dọn được ít chỗ của nó, nhưng ít ai lại biết đến tác hại do nó gây ra. Trong bài viết này, Oto.com.vn sẽ nói đến tác hại mà nó gây ra để mọi người cùng tránh và bỏ túi cho mình thêm một kinh nghiệm lái xe.
Kiểu đỗ xe "gác nửa chân" này sẽ khiến bị phù và nhanh hỏng lốp
Khi đỗ xe bên vỉa hè trong thành phố hoặc khu vực có lối đi lại chật hẹp, lái xe thường canh quá sát vào vỉa hè, dẫn tới trường hợp nửa bánh đã lên trên vỉa hè, còn một nửa bánh vẫn còn chênh bên dưới lòng đường. Khi đỗ xe kiểu này, áp lực dồn nén xuống lốp xe không cân bằng, phần thành lốp ở phía trên sẽ phải chịu áp lực lớn hơn phía lốp nghiêng bên dưới. Điều này cũng giống với việc hai người khênh đồ nặng leo cầu thang, người đi sau sẽ bị áp lực nặng hơn người đi trước.
Nếu chỉ đỗ xe kiểu này với số lần ít ỏi trong thời gian ngắn có thể không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu hành động này diễn ra thường xuyên sẽ khiến cho lốp xe của bạn không thể đàn hồi trở lại hình dạng ban đầu.
Cụ thể, chỗ bị phù trên lốp sẽ giảm khả năng đàn hồi, giãn mỏng hơn ban đầu, có thể thoái hóa cao su từ từ, vì thế dễ bị nổ, bị cắt bởi đá nhọn, lề đường.
Không đỗ xe kiểu gác nửa chân để bảo vệ lốp xe
Chính vì vậy, các tài xế tuyệt đối cần lưu ý không nên đỗ xe theo cách "liều lĩnh" như thế này. Nếu trong hoàn cảnh đường đi quá chật hẹp, bắt buộc phải đỗ "bánh trên bánh dưới" thì tài xế hãy đưa cả bánh xe lên vỉa hè. Chú ý cách đỗ xe làm sao để bánh xe tiếp xúc với mặt đất để áp lực có thể tác động lên mọi điển trên bề mặt lốp, tránh tình trạng chênh lệch, dồn nén như vậy thì lốp xe sẽ không bị phù.
Theo Vnexpress
Lưu ý với các bộ phận trên xe ô tô mà xế mới cần biết Khi mới tập lái ô tô, bất ký ai cũng sẽ rất bỡ ngỡ với các bộ phận và các chức năng của xe. Việc đầu tiên trước khi trở thành một tài xế giỏi là phải biết về các bộ phận và chức năng của chiếc ô tô. Mỗi một bộ phận trên ô tô lại có một chức năng riêng. Với...