Cách xe máy an toàn trời mưa bão
Kiểm soát tốc độ và hệ thống phanh phù hợp để tránh trơn trượt khi đi xe máy trong điều kiện trời mưa bão.
Không ai có thể biết trước chính xác thời tiết diễn biến như thế nào mặc dù đã có những hệ thống dự báo chuyên nghiệp, vì thế cần chuẩn bị cho mình những kỹ năng và kiến thức đầy đủ để tạo sự an toàn cho bản thân cũng như người tham gia giao thông.
Tùy thuộc vào kinh nghiệm, kỹ năng của mỗi người mà có cách xử lý thích hợp trong mỗi tình huống gặp trời mưa bão. Những điểm đáng chú ý nhất ở điều kiện thời tiết này là mặt đường trơn, hệ thống vận hành xe dễ mất kiểm soát và tầm nhìn bị ảnh hưởng.
Trời mưa dễ khiến giao thông lộn xộn. Ảnh: Phương Sơn.
Ghi nhớ đầu tiên đó chính là bảo vệ cơ thể bởi những vật dụng bảo hộ mũ bảo hiểm, giày, quần áo, găng tay. Thực tế di chuyển trong thành phố, với công việc hàng ngày thì quần áo và găng tay bảo hộ có vẻ không phù hợp, nhưng lại cực kỳ cần thiết nếu đó là một chuyến đi xa, trên những hành trình dài qua nhiều loại địa hình, thời tiết. Không chỉ bảo vệ cơ thể khi bị ngã, khi trời mưa, chúng còn tránh tác động trực tiếp của nước mưa tới cơ thể, đặc biệt là đôi mắt.
Video đang HOT
Trời mưa, gió thường đi liền với tầm nhìn giảm, cũng không loại trừ trường hợp mặt đường trơn ướt do thời tiết sương mù dày đặc. Lúc này, để quan sát tốt ngoài việc sử dụng đèn, người điều khiển nên hạ thấp đầu để đôi mắt nằm trên đường thẳng do vạch sáng đèn tạo ra, khi đó khả năng quan sát sẽ tốt hơn. Ngoài ra, theo các chuyên gia, nên sử dụng kính màu có màu vàng hoặc đỏ sẽ tăng thị lực của mắt khi đi trời mưa, vào ban ngày.
Những tai nạn thường gặp nhất do trời mưa chính là trơn trượt do mất kiểm soát, hệ thống phanh bị bó cứng. Khi trời mưa tuyệt đối không chạy tốc độ cao, vì khi gặp vật cản phải phanh gấp, lốp không bám đường, hệ thống phanh do nước mưa nên bó cứng sẽ gây hiện tượng mất lái dẫn đến tai nận. Ngoài ra, khi trời mới bắt đầu mưa, không nên vội vàng tăng tốc để tránh mưa, vì khi đó bụi đường kết hợp với nước mưa tạo thành một lớp ngăn cách bánh xe tiếp xúc với mặt đường, rất dễ trượt ngã.
Người đi xe máy bị ngã liên tiếp trong hầm Kim Liên khi trời mới mưa. Ảnh: Xuân Tùng.
Để kiểm soát tốt tốc độ, theo các chuyên gia kỹ thuật nên điều khiển xe ở số thấp, trả về 1, 2 số so với khi đi trời khô ráo tùy vào mặt đường, kết hợp với tốc độ vừa phải, vì khi đó sức kéo của động cơ sẽ tạo ra một lực phanh giữ xe không chạy theo quán tình quá nhiều. Đây cũng là cách di chuyển qua những đoạn đường ngập nước mà không bị chết máy. Khi phanh kết hợp cả phanh sau và phanh trước để xe về trạng thái cân bằng, tránh dúi đầu về trước hoặc “vẫy đuôi cá” phía sau. Nếu đường ngập sâu không nên thả hết ga, vẫn giữ ga hờ trong khi phanh đảm bảo xe không khựng lại bất ngờ.
Bên cạnh việc di chuyển với tốc độ chậm, cũng cần lưu ý tạo khoảng cách với các xe đi trước và đi sau. Khi đường trơn ướt nếu đi quá gần nhau sẽ rất khó xử lý khi một xe có vấn đề, dễ dẫn đến tai nạn liên hoàn. Vì thế phải thường xuyên quan sát rộng về phía trước và cả gương chiếu hậu để thiết lập khoảng cách an toàn với những bạn đồng hành.
Đức Huy
Theo VNE
Nhiệt độ - kẻ thù của hệ thống phanh
Không những ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng làm việc của cơ cấu phanh, nhiệt độ cao làm "sôi" dầu lẫn nước, làm mềm gioăng phớt tạo điều kiện để dầu áp suất cao thoát ra ngoài.
Ma sát tạo lực cản giúp dừng xe nhưng cũng tạo ra kẻ thù số một của hệ thống phanh - nhiệt độ. Phát sinh tại bề mặt tiếp xúc giữa má - đĩa phanh (cơ cấu phanh đĩa) hoặc guốc - trang trống (cơ cấu phanh tang trống), một phần nhiệt năng thoát ra ngoài theo má - đĩa phanh hoặc guốc phanh - tang trống, một phần qua pít-tông truyền làm nóng dầu phanh.
Trạng thái phanh gấp ở vận tốc cao, tốc độ tản nhiệt thấp hơn nhiều so với tốc độ sinh nhiệt, vùng tiếp xúc của 2 chi tiết có chuyển động tương đối nóng đỏ cục bộ gọi là hiện tượng cháy phanh. Khói xuất hiện kèm mùi khét, lực ma sát giảm. Bề mặt má chai cứng, trên mặt đĩa phanh hoặc tang trống xuất hiện các khu vực xám đen - dấu hiệu của hiện tượng quá nhiệt.
Rà phanh liên tục dễ dần đến hiện tượng mất phanh
Xe đổ đèo, vận tốc xe tăng tự nhiên ngoài ý muốn, phản xạ của tài xế thường là rà phanh giảm tốc độ. Động năng chuyển thành nhiệt, cơ cấu phanh nóng lên. Nhiệt năng liên tục truyền vào dầu phanh trong khi khả năng tản nhiệt của đường ống kém. Như một tất yếu, dầu phanh nóng nên.
Có đặc tính hút nước mạnh, dầu phanh sử dụng lâu lẫn nước thấm thấu qua đường ống cao su. Nhiệt độ cao vượt quá điểm sôi, nước hóa hơi bên trong đường ống tạo bọt khí. Bị chiếm thể tích, một phần dầu hồi về bình chứa. Từ đặc tính không thay đổi thể tích khi bị nén, dầu thủy lực lẫn hơi nước bị nén triệt tiêu lực đạp phanh.
Ngay cả với tình huống dầu phanh không lẫn nước, nhiệt độ tăng cao quá mức làm nóng và mềm gioăng kín tại xi-lanh công tác của cơ cấu phanh, thậm chí áp lực dầu nóng còn phá hủy gioăng lão hóa. Dầu thoát ra ngoài khi tài xế đạp phanh. Không còn lực tỳ, má mất ma sát với đĩa phanh. Cả hai tình huống dầu "sôi" và hở gioăng, cơ cấu phanh đều mất khả năng làm việc, lực đạp chân phanh nhẹ hơn bình thường.
Thế Hoàng
Theo VNE
10 kỹ năng người đi xe máy cần có Dù là một chiếc xe máy phổ thông hay môtô phân khối lớn, nắm vững 10 kỹ năng sau đây để đảm bảo an toàn cho bản thân bạn và những người tham gia giao thông. Sở hữu bằng lái A1, A2 trong tay nhưng nhiều người vẫn chạy xe máy theo bản năng nhiều hơn là nắm vững những kỹ năng cần...