Không chỉ người ở mặt đất mà cả các phi hành gia sống bên ngoài vũ trụ cũng có thể tham gia bỏ phiếu.
Cứ bốn năm một lần, hàng triệu cử tri Mỹ lại tiến hành bỏ phiếu bầu cử nhằm chọn ra vị Tổng thống kế nhiệm.
Tất nhiên, ở khoảng cách 250 dặm, thể thức bầu cử dành cho các phi hành gia cũng rất khác người.
Các phi hành gia sẽ tham gia bầu cử như thế nào?
Video đang HOT
Như phi hành gia Shane Kimbrough là một ví dụ. Năm nay, anh này được tham gia bỏ phiếu nhờ một dự luật ra đời năm 1997, đã được bang Texas (nơi đặt trụ sở NASA) thông qua.
Quá trình bỏ phiếu của phi hành gia sẽ bắt đầu cách đây 1 năm, khi tàu vũ trụ đưa anh tới Trạm quốc tế ISS. Khi đó, Shane sẽ phải đưa ra quyết định có tham gia bỏ phiếu hay không.
Nếu câu trả lời là có, 6 tháng trước khi thời điểm bầu cử 8/11 đến, phi hành gia này sẽ nhận được một lá đơn “Ghi danh cử tri và yêu cầu bỏ phiếu vắng mặt”.
Phi hành gia Shane Kimbrough
Tới trước thời điểm bầu cử vài ngày, phi hành gia Shane Kimbrough sẽ nhận được lá phiếu điện tử của mình. Sau khi đã lựa chọn xong, lá phiếu điện tử sẽ được gửi trở lại mặt đất.
Tất nhiên, mọi đơn từ, phiếu bầu cử liên lạc giữa Trái Đất và Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) đều được thực hiện bằng phương thức email điện tử có độ bảo mật cao.
Trước Shane Kimbrough, vào năm 1997, David Wolf là phi hành gia đầu tiên của NASA tham gia bỏ phiếu từ vũ trụ khi đang công tác tại trạm vũ trụ Mir của Nga.
Không chỉ các phi hành gia, cả lính Mỹ đóng quân tại nước ngoài, nhất là các vùng có điều kiện khắc nghiệt cũng có thể tham gia bầu cử theo hình thức này.
Theo CafeBiz
Trung Quốc phóng trạm vũ trụ thứ hai vào quỹ đạo Trái Đất
Trạm vũ trụ Thiên Cung 2 của Trung Quốc bay vào quỹ đạo Trái Đất và chuẩn bị thực hiện những thí nghiệm quan trọng về sự sống.
Trạm vũ trụ Thiên Cung 2 rời khỏi bệ phóng. Ảnh: BBC.
Trạm Thiên Cung 2 khởi hành từ sa mạc Gobi ở Mông Cổ vào khoảng 22 giờ hôm qua theo giờ địa phương. Trong tháng tới, hai phi hành gia sẽ bay lên trạm để nghiên cứu trong 30 ngày, theo BBC.
Đây là sứ mệnh nối tiếp dự án trạm vũ trụ Thiên Cung 1 bay vào quỹ đạo Trái Đất năm 2011. Thiên Cung 2 sẽ đóng vai trò như một phòng thí nghiệm trong không gian, nhằm chuẩn bị cho trạm vũ trụ thường trực có người ở mà Trung Quốc dự kiến đưa vào hoạt động năm 2020. Thiên Cung 2 dài 15 m và có thể ghép nối với các tàu khác.
Xem trạm vũ trụ Thiên Cung 2 bay vào không gian
Sau khi lên trạm vào tháng tới, hai phi hành gia sẽ thực hiện các dự án nghiên cứu về liên lạc lượng tử, bức xạ tia gamma, thủy động lực học và sự phát triển của thực vật trong không gian.
Trung Quốc xếp khám phá vũ trụ vào ưu tiên hàng đầu của quốc gia, trở thành nước thứ ba trên thế giới đưa người vào không gian sau Liên Xô và Mỹ. Kế hoạch dài hạn của Trung Quốc là đưa người lên Mặt Trăng vào năm 2024 và lên sao Hỏa năm 2050.
Theo VnExpress
Trạm vũ trụ TQ có thể rơi xuống Trái đất không kiểm soát Một số chuyên gia lo ngại trạm không gian của Trung Quốc có thể rơi xuống Trái đất bất cứ lúc nào. Thiên Cung 1 đã trở thành trạm không gian đầu tiên của Trung Quốc sau khi nó được đưa lên quỹ đạo Trái đất vào năm 2013. Cho đến nay, nó đã nhiều lần ghép nối thành công với tàu vũ...
Tin mới nhất
Tiền thưởng hào phóng thúc đẩy tỷ lệ sinh tại một thành phố ở Trung Quốc
18:18:19 15/01/2025
Các khoản tiền thưởng hấp dẫn nhằm khuyến khích sinh đẻ đang cho thấy hiệu quả đáng ngạc nhiên tại một thành phố Trung Quốc, nơi số lượng trẻ sơ sinh tăng 17% vào năm 2024, đảo ngược xu hướng giảm liên tục từ năm 2016.
Ông Trump sẽ làm gì đầu tiên khi nhậm chức tổng thống Mỹ?
18:03:26 15/01/2025
Ngoài ra, ông Trump cũng muốn thắt chặt quy trình nhập cư hợp pháp bằng cách tăng độ khó và chi phí để có được giấy phép lao động, thẻ xanh và thị thực. Điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến lao động có tay nghề và sinh viên quốc tế.
Cháy rừng Los Angeles thiêu rụi loạt biệt thự đắt đỏ, thiệt hại trăm tỷ USD
17:35:07 15/01/2025
Các tổ chức dự báo những vụ cháy rừng thảm khốc tại Los Angeles có thể gây thiệt hại kinh tế lên đến 150 tỷ USD và quá trình khắc phục hậu quả có thể kéo dài một thập kỷ.
Cuba hoan nghênh kế hoạch của Mỹ đưa nước này ra khỏi danh sách tài trợ khủng bố
17:03:22 15/01/2025
Bên cạnh việc hoan nghênh động thái từ Washington, ông Diaz-Canel cũng nhấn mạnh rằng các biện pháp trừng phạt kinh tế và lệnh cấm vận thương mại vẫn đang được duy trì, cho thấy quan hệ song phương chưa có sự thay đổi đáng kể.
Indonesia 'xoa dịu' ông Trump bằng chính sách thuế quan hấp dẫn
16:34:00 15/01/2025
Trong khi đó, Indonesia chính thức gia nhập BRICS chưa đầy 2 tuần trước lễ nhậm chức của Trump. Điều này làm dấy lên lo ngại về tác động tiềm tàng đối với quan hệ thương mại Indonesia - Mỹ.
Báo Thái Lan ấn tượng với tăng trưởng xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam
16:31:28 15/01/2025
Sầu riêng đã trở thành mặt hàng thịnh hành trong tầng lớp trung lưu của Trung Quốc. Một loạt các sản phẩm được người dân nước này sáng tạo ra từ loại "vua hoa quả" này như: lẩu sầu riêng, bánh mì sầu riêng và tiệc buffet sầu riêng theo ...
Ông Yoon đi vào lịch sử, thành tổng thống đương nhiệm Hàn Quốc đầu tiên bị bắt giữ
16:27:26 15/01/2025
Theo Văn phòng Điều tra tham nhũng đối với quan chức cấp cao (CIO), lệnh bắt giữ ông Yoon được thực thi vào lúc 10:33 sáng (theo giờ địa phương). Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Hàn Quốc một tổng thống đương nhiệm bị bắt giữ.
Singapore phát tiền hỗ trợ 850.000 người cao tuổi thu nhập thấp
16:23:52 15/01/2025
Những người cao tuổi đủ điều kiện có thể nhận khoản thanh toán từ ngày 5/2 tới thông qua ứng dụng PayNow-NRIC (tương tự như ứng dụng VNeID của Việt Nam. Để nhận tiền, họ cần liên kết NRIC với PayNow thông qua tài khoản ngân hàng.
Tác động của thảm họa cháy rừng đối với nền kinh tế Mỹ
15:39:50 15/01/2025
Nhà kinh tế học Abiel Reinhart tại J.P. Morgan nhận định: Các vụ cháy rừng ở Los Angeles đang trở thành thảm họa khí hậu tốn kém nhất trong lịch sử Mỹ, do quy mô vụ cháy lớn và bất động sản bị tàn phá có giá trị cao .
Tổng thống đắc cử Mỹ sẽ thành lập Sở Thuế vụ Nước ngoài để thu thuế nhập khẩu
15:02:07 15/01/2025
Nhà kinh tế học EJ Antoni của Heritage Foundation nói với The New York Post rằng ERS có thể sẽ xuất hiện thông qua sự chuyển đổi một cơ quan hiện tại thành một cơ quan phục vụ tốt hơn cho người dân Mỹ.
Cộng hòa Séc chấm dứt phụ thuộc năng lượng Nga
14:53:26 15/01/2025
Thủ tướng Petr Fiala cho biết việc nhập khẩu dầu Nga không còn cần thiết nữa vì đất nước này có thể nhận được tất cả nguồn cung cấp dầu từ phương Tây.
Thâm hụt ngân sách Mỹ tăng lên mức kỷ lục
14:37:28 15/01/2025
Báo cáo ngân sách mới nhất được công bố trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Donald Trump, dự kiến nhậm chức vào ngày 19/1 tới, cam kết cắt giảm chi tiêu của liên bang.