Cách uống chè xanh chữa bệnh
Y học cổ truyền và y học hiện đại đều đã công nhận trà là một dược liệu tốt cho sức khỏe.
Ngoài công dụng là nước giải khát, giải nhiệt trong những ngày hè nóng nực, chúng còn là những vị thuốc hay giúp phòng và trị nhiều bệnh hiệu quả, được nhiều người ưa chuộng.
Từ xa xưa nhân dân ta đã coi chè xanh như một vị thuốc để tăng cường sức khỏe. Mỗi buổi sáng uống chén chè xanh, ta thấy tinh thần sảng khoái. Đó là do trong chè có chất cafein kích thích thần kinh trung ương.
Chè xanh tươi, vò nát, lấy dịch, để tủ lạnh, dùng mỗi buổi sáng, rất tốt cho người bị đái tháo đường.
Búp chè xanh (hoặc chè mạn) hãm đặc, uống trị tiêu chảy rất tốt. Thêm ít búp ổi cùng hãm trị bệnh lỵ.
- Ngoài ra dùng chè xanh còn giúp lợi tiểu, tiêu phù thũng; dùng ngoài sắc rửa vết thương, mụn nhọt, ngứa lở…
Video đang HOT
Chú ý: Không nên uống trà vào buổi tối, sẽ trằn trọc, khó ngủ, không nên uống trà vào ban trưa, lúc bụng đang đói, có thể bị nôn nao, chóng mặt, đau đầu, đôi khi còn bị nôn mửa, nhất là lại cho thêm đường vào chè.
Vì trong chè xanh, ngoài caffein còn có hợp chất tanin, vị chát se. Tanin nạo ruột khi đói làm cho ta có những cảm giác khó chịu đó, đồng thời lại cản trở hấp thụ protid trong thức ăn. Do vậy, sau khi ăn những loại thịt có nhiều đạm như thịt dê, thịt chó… mà uống chè xanh sẽ rất khó tiêu.
Theo GS.TS Phạm Xuân Sinh/Báo Sức Khỏe Đời Sống
Cỏ mần trầu đẹp da, bổ máu
Mang tiếng là loài cỏ dại, mọc hoang ven sông và "cứng đầu" vì kháng thuốc diệt cỏ, nhưng cỏ mần trầu lại là cây dược liệu quý của nhiều nước Á Châu.
Ảnh minh họa: Internet
Mịn da mượt tóc
"Đã 10 năm đi qua, tôi vẫn có nhớ y nguyên cái ngày thầy giáo chủ nhiệm gọi tôi ra và mách cho cách dùng cỏ mần trầu uống, rửa mặt để trị trứng cá. Lúc ấy tôi còn là cô học sinh lớp 11, hễ ra ngoài là lấy khăn che, ngồi học cũng lấy tay giữ má vì trên mặt mọc đầy trứng cá. Thầy giáo tôi còn mách dùng nước mần trầu gội đầu làm đen và mượt tóc. Nghe thầy mách thì vừa vui vừa xấu hổ. Nhưng đúng là hiệu nghiệm, mặt tôi nhẵn nhụi dần". Đó là lời kể của chị Trúc Giang, nhân viên hải quan cảng Chùa Vẽ (Hải Phòng).
Sự thực thì cỏ mần trầu không chỉ là bài thuốc truyền miệng mà nó có tên trong sách dược liệu của nhiều quốc gia. Cỏ mần trầu còn gọi là cỏ vườn trầu, thanh tâm thảo, ngưu cân thảo... tên khoa học là Eleusine indica, thuộc họ lúa.
Cuốn sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS. Đỗ Tất Lợi đã viết: cỏ mần trầu là vị thuốc mát, có tác dụng ra mồ hôi, chữa sốt rát, làm mát gan. Nhờ vậy, chúng được dùng để trị mụn nhọt, rôm sảy, thanh nhiệt mùa hè, thoát mồ hôi làm sạch da, trị trứng cá, sốt cao, co giật...
Vì vậy để giải nhiệt, chữa hôn mê, có thể nấu cỏ mần trầu tươi hoặc khô, kết hợp với nhân trần làm nước uống hoặc kết hợp với rễ cây cỏ tranh. Trong trường hợp mẩn ngứa, nổi mụn nên giã cỏ tươi, vắt nước cốt để uống. Còn người dân quê dùng mần trầu nấu chung với hương nhu, bồ kết gội đầu để bóng mượt, ngăn rụng tóc.
Trị cao huyết áp
Dù một số nước châu Mỹ đang phàn nàn vì cỏ mần trầu có khả năng kháng thuốc diệt cỏ, gây phiền nhiễu trong các trang trại trồng lạc thì chúng vẫn được các nhà thuốc Đông y ưa dùng. Trong các bài thuốc Đông y hiện nay, mần trầu được nhắc chủ trị chính là cao huyết áp, ho lao, thai phụ hỏa nhiệt, động thai, trẻ rôm sảy, thống phong, viêm não truyền nhiễm.
Theo GS.Đỗ Tất Lợi, muốn trị cao huyết áp thì dùng 500g rửa sạch giã nát thêm chừng một bát nước đun sôi để nguội, sau đó chắt lấy nước cốt, lọc qua vải mỏng. Uống ngày hai lần vào sáng và chiều, dùng trong một thời gian dài. Để tránh viêm não truyền nhiễm thì pha cỏ mần trầu làm trà uống liên tục 3 ngày, nghỉ 10 ngày, rồi lặp lại như vậy. Ngoài ra thân mần trầu còn có tác dụng cầm máu nên chúng được giã nát dùng ngoài để cầm máu vết thương.
Người nước ngoài dùng ưa chuộng
Không chỉ người Việt Nam thích dùng các bài thuốc dân gian từ cỏ mần trầu mà nhiều nước khác ở khu vực Á châu và Nam Mỹ cũng dùng loại cây này trị bệnh.
Ở Malaysia, nước ép cỏ mần trầu được dùng cho phụ nữ sau khi sinh để mau hết sản dịch và dùng cho bệnh nhân hen suyễn.
Người Philippin thì dùng làm thuốc lợi tiểu, chữa kiết lỵ, nước sắc dùng gội đầu sạch gàu, chống rụng tóc.
Người dân Bangladesh thì dùng rễ mần trầu kết hợp với một số loại cây khác để điều trị sa tử cung.
Người dân Sri Lanka lại dùng cỏ mần trầu rã nhỏ đắp lên da để trị bong gân.
Còn dân Venezuela thì nấu nước tắm cho trẻ sơ sinh nhằm trị vàng da...
Theo SKGD
Lá tre chữa tràn dịch màng phổi Lá tre (tên thuốc trong y học cổ truyền: trúc diệp) - một dược liệu được dùng phổ biến từ lâu đời. Ảnh minh họa: Internet Dược liệu được dùng tươi, có vị ngọt nhạt, hơi cay, tính lành, vào các kinh: tâm phế, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giảm sốt. Dưới đây là những bài thuốc chữa bệnh có dùng...