Cách Ukraine có thể vô hiệu hóa phòng tuyến “răng rồng” của Nga
Ukraine hiện có một số phương án có thể áp dụng để chọc thủng hàng phòng thủ răng rồng chống tăng mà Nga đã chuẩn bị kỹ càng.
Ảnh vệ tinh cho thấy phòng tuyến răng rồng và các hào của Nga lập ra ở Crimea hồi tháng 3 (Ảnh: Maxar).
Một trong những thách thức chính đối với cuộc phản công của Ukraine ở mặt trận phía nam là hệ thống phòng thủ được bố trí kỹ lưỡng của Nga, bao gồm cả hàng rào “răng rồng” mà Nga đã xây dựng kể từ mùa thu năm ngoái.
Phòng tuyến răng rồng là những khối bê tông dùng để chặn bước tiến của xe tăng và ngăn chặn bộ binh cơ giới tiến sâu vào lãnh thổ. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thừa nhận việc Kiev phản công muộn hơn dự định đã giúp Nga có thời gian chuẩn bị, bao gồm cả việc xây dựng tuyến phòng thủ tĩnh và đào hào sâu.
Tuy nhiên, chỉ huy lực lượng Tavria của Ukraine, Chuẩn tướng Oleksandr Tarnavskiy, nói với The Observer cuối tuần trước rằng họ đã tiến vào giữa phòng tuyến thứ nhất và thứ hai ở Zaporizhia, miền Nam nước này sau nhiều tháng tiến công chậm chạp. Ukraine hiện tập trung vào tiền tuyến phía nam thành phố Orikhiv với hy vọng đẩy lùi lực lượng Nga về phía Melitopol.
Mặc dù mìn bị coi là một trong những trở ngại quan trọng nhất trên đường tiến công của Ukraine tới Biển Azov, song các tuyến phòng thủ tiếp theo của Nga cũng sẽ trở thành trở ngại đáng kể khi họ tiến về thành phố Tokmak do Nga kiểm soát.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) có trụ sở tại Mỹ cho biết sau khi vượt qua tuyến phòng thủ ban đầu ở Zaporizhia, Kiev có thể phải đối mặt với tuyến phòng thủ tiếp theo bao gồm hào chống tăng, răng rồng và các bãi mìn bổ sung.
Theo Marina Miron, một nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Khoa Nghiên cứu Chiến tranh tại King’s College, London, Ukraine có thể “làm nổ tung” hệ thống phòng thủ răng rồng sắp tới bằng đạn chống tăng có sức nổ cao hoặc huy động các kỹ sư chiến đấu loại bỏ chướng ngại vật bằng thuốc nổ dẻo theo cách thủ công.
Video đang HOT
Tuy nhiên, không rõ hệ thống phòng thủ răng rồng của Nga mạnh đến mức nào và liệu quân đội Ukraine có thể vượt qua chúng bằng các phương tiện nhỏ hơn thay vì sử dụng xe tăng hay không, bà Miron lưu ý.
Bà cho rằng mục tiêu của việc đặt hệ thống răng rồng ở đây là khiến lực lượng của Ukraine sa lầy và lý tưởng nhất là tập trung quân vào khu vực đó.
“Điều này có nghĩa là người Nga có thể sử dụng pháo binh và máy bay không người lái để nhắm mục tiêu vào quân đội và trang thiết bị của Kiev. Răng rồng không phải là không thể vượt qua được, nhưng chúng có tác dụng đánh lạc hướng rất tốt”, bà Miron nói.
Trong khi đó, ông Tarnavskiy nhận định với Observer: “Có sự khác biệt rất lớn giữa tuyến phòng thủ thứ nhất và thứ hai”. Theo ấn phẩm này, mật độ của phòng tuyến thứ hai không dày đặc, có nghĩa là Ukraine có thể sử dụng nhiều phương tiện quân sự mà cho đến nay họ vẫn hạn chế dùng.
Bộ Quốc phòng Anh cho biết đầu tháng 11/2022 cho biết, Moscow đã bắt đầu triển khai răng rồng xung quanh thành phố Mariupol thuộc khu vực Donetsk, cũng như trên khắp các vùng Zaporizhia và Kherson mà họ đang kiểm soát.
Thời điểm đó, Anh dự đoán: “Hoạt động này cho thấy Nga đang cố gắng chuẩn bị phòng thủ ở sâu phía sau chiến tuyến hiện tại, nhằm ngăn chặn Ukraine tiến công nhanh trong trường hợp có đột phá”.
Chiến trường ở Ukraine chuyển dịch ra sao sau bước ngoặt Kherson
Sau khi Nga buộc phải rút lui khỏi thành phố Kherson ở miền nam Ukraine, cả hai bên đang tính toán các bước đi tiếp theo.
Giới phân tích quân sự dự đoán giao tranh sẽ gay gắt hơn ở miền đông và hướng tới các thành phố bên biển Azov ở phía nam. Ảnh: Financial Times
Theo tờ Financial Times, các nhà phân tích nhận định Nga sẽ tập trung vào phía đông trong khi người Ukraine có thể sẽ ưu tiên cho mặt trận phía nam.
Các điểm nóng tiếp theo dự kiến sẽ ở gần Vùng Donetsk ở khu vực Donbas, đặc biệt là gần các thành phố Bakhmut và Avdiivka - nơi các binh sĩ đã sa lầy trong các trận chiến ác liệt được ghi dấu bởi các trận địa pháo dữ dội và giao tranh cận chiến - cũng như ở phía nam, trên đường đến các thành phố chiến lược Melitopol và Mariupol.
Tuy nhiên một quan chức phương Tây cảnh báo rằng bất chấp động lực của Ukraine, "khi bước sang năm 2023, chúng tôi vẫn dự đoán phần lớn sẽ là không có đột phá, không bên nào đặc biệt thắng hay thua".
Các nhà phân tích cho rằng Nga có thể sẽ tập trung trở lại vào phía đông sau khi rút lui ở phía nam. Sự thay đổi này sẽ lặp lại chiến lược của Điện Kremlin sau khi các lực lượng của họ rút khỏi Kiev hồi mùa xuân, với việc Moskva tuyên bố một giai đoạn mới của cuộc chiến nhằm "giải phóng hoàn toàn" khu vực Donbas.
Chuyên gia Konrad Muzyka, tại Rochan Consulting - một nhóm theo dõi xung đột Nga- Ukraine có trụ sở tại Ba Lan, cho biết bên cạnh việc huy động khoảng 300.000 quân gần đây, việc Nga rút lực lượng khỏi Kherson có thể mang lại lợi thế cho Điện Kremlin, cho phép họ di chuyển các nguồn lực ra khỏi miền nam và tăng cường sức mạnh lực lượng dọc theo chiến tuyến phía đông.
"Vào tháng 2, Nga tiến vào Ukraine với mật độ lực lượng thấp và mở ra quá nhiều hướng tác chiến, có thể vì cho rằng các cuộc tấn công từ phía bắc, nam và đông sẽ buộc Kiev phải khuất phục. Nhưng khi kế hoạch này không thành hiện thực, lực lượng Nga rất nhanh trở nên quá mỏng", ông Muzyka nói.
Binh sĩ Ukraine nã súng cối vào các vị trí của Nga ở Bakhmut thuộc Vùng Donetsk của Ukraine. Ảnh: AP
Tuy nhiên, ông cho biết thêm: "Với ít vùng lãnh thổ được kiểm soát hơn, mật độ lực lượng của Nga sẽ tăng lên và Moskva sẽ có nhiều binh sĩ trên mỗi km vuông hơn từ đầu tháng 3/2023."
Một quan chức phương Tây cho biết, có tới 50% lực lượng Nga rút khỏi Kherson có thể được chuyển đến các mặt trận khác, chủ yếu ở Donbas, nơi Moskva đã xây dựng các vị trí phòng thủ mới quan trọng.
Kiev cũng có thể buộc phải chuyển hướng quân đội từ phía nam. Oleksiy Melnyk, cựu trung tá lực lượng không quân Ukraine và hiện là đồng giám đốc của nhóm chuyên gia cố vấn Trung tâm Razumkov ở Kiev, nhận xdét: "Theo logic, Ukraine phải tái bố trí thêm quân đến [tỉnh Donetsk] nhằm ngăn người Nga thành công".
Ukraine hiện đang nỗ lực đẩy lùi lực lượng Nga ở Donetsk. Đã xảy ra giao tranh ác liệt gần Avdiivka, nơi có nhà máy than cốc lớn, và thành phố Bakhmut, một trung tâm quân sự quan trọng, là cửa ngõ dẫn đến các thành phố lớn hơn do Kiev nắm giữ.
Một người lính chiến đấu trong đơn vị lực lượng đặc biệt Ukraine gần Bakhmut mô tả trận chiến ở đây như "địa ngục" với thương vong gia tăng hàng ngày. "Nó giống như một thứ gì đó từ Thế chiến thứ hai, giống như một bãi tập kết cho D-Day", người lính này nói, mô tả chiến trường là một mớ hỗn độn các chiến hào, boongke, bẫy xe tăng, dây thép gai và hố pháo.
Chuyên gia Melnyk cho biết, mặt trận phía nam có thể sẽ là trọng tâm chính của Kiev. "Đối với phía Ukraine, mặt trận phía đông rất quan trọngnhưng mặt trận phía nam hướng tới Mariupol và Melitopol quan trọng hơn về mặt hoạt động vì đây là nơi Ukrainecó thể cắt nguồn tiếp tế của Nga cho [quân đội] và cắt đứt bán đảo Crimea", ông Melnyk nói.
Các nhà phân tích phương Tây dự đoán, các lực lượng Ukraine khó có thể tìm cách vượt qua sông Dnipro với số lượng đáng kể trong tương lai gần do sức mạnh phòng thủ của Nga ở bờ phía đông. Nhưng Nga dự kiến sẽ di chuyển các tuyến tiếp tế sâu hơn vào tỉnh Kherson ở phía bên kia sông vì tên lửa HIMARS của Ukraine có thể vươn xa vào những vùng lãnh thổ do Nga kiểm soát.
Ukraine được dự đoán sẽ ưu tiên mặt trận phía nam hơn. Chiếm lại Mariupol và các thành phố khác ở phía nam có thể giúp Ukraine thiết lập một cách tiếp cận với bán đảo Crimea. Ảnh: Reuters
Các nhà phân tích cho biết, Ukraine dự kiến sẽ cố gắng bố trí lực lượng của mình cho một cuộc tấn công trên bộ mới có thể xảy ra giữa mặt trận phía đông và phía nam. Việc giành lại các thành phố phía nam như Melitopol, Berdyansk và Mariupol có thể giúp thiết lập một cách tiếp cận với bán đảo Crimea, mặc dù các nhà phân tích cũng như các quan chức Ukraine và phương Tây vẫn còn chia rẽ về việc một động thái như vậy liệu có khả thi hay không.
Các nhà phân tích Ukraine cho biết khả năng hành động với yếu tố bất ngờ của lực lượng Ukraine là rất quan trọng. "Đây là một chiến thuật rất thông minh", ông Yuriy Sak, cố vấn của Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine, cho biết.
Trong khi đó, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine, Andriy Zagorodnyuk cho rằng Nga có khả năng sẽ tăng cường tấn công tên lửa vào cơ sở hạ tầng năng lượng của nước này. "Hỏng hóc cơ sở hạ tầng quan trọng trong thời tiết băng giá gây khó khăn hơn nhiều so với khi thời tiết ấm áp như bây giờ".
Mặc dù các nhà phân tích và quan chức dự đoán về một thế bế tắc tương đối trong những tháng tới, nhưng một số người lo ngại rằng Nga có thể leo thang tấn công nếu Ukraine đạt được nhiều lợi ích hơn dự kiến.
Thế lưỡng nan mới của Ukraine? Theo các quan chức quốc phòng phương Tây, chiến dịch phản công của Ukraine đang gặp khó khăn vì chưa thể xuyên thủng hệ thống phòng thủ của Nga, một phần là do việc bố trí nhân lực ở sai vị trí. Mục tiêu chính của cuộc phản công là phá các tuyến tiếp tế của Moscow ở miền nam Ukraine, bằng cách...