Cách tự thay mới túi khí trên ô tô an toàn
Túi khí là một bộ phận rất quan trọng giúp ngăn ngừa các chấn thương nghiêm trọng trong khi vận hành. Do vậy, trang bị kiến thức để tự thay thế túi khí cho xế cưng là điều mà lái xe nào cũng nên làm.
Bước 1: Đọc sổ tay sử dụng ô tô đi kèm
Đây là một việc làm mà không bao giờ thừa cho việc chuẩn bị thay túi khí ô tô, theo các chuyên gia sửa chữa xe ô tô cho biết chắc chắn trong quyển sổ tay này hầu hết sẽ có phần cung cấp thông tin về việc chăm sóc và thay mới túi khí. Trường hợp lỡ đánh mất sổ tay sử dụng xe hơi này, chủ xe có thể trực tiếp liên hệ với nơi bán để nhận bản sao thay thế.
Bước 2: Một số thao tác an toàn cần thực hiện trước khi thay túi khí
Để đảm bảo an toàn an toàn trong suốt quá trình thay túi khí trên xe ô tô, chủ xe cần lưu ý những điều sau đây xem đã thực hiện hay chưa. Gồm:
Tắt động cơ xe và chấm dứt toàn bộ kết nối với các dây cáp âm trước khi thay thế túi khí ô tô mới
Cần kiểm tra và tắt động cơ trước khi thay túi khí
Chờ khoảng 15 phút để bộ phận tụ điện trong mô-đun kiểm soát túi khí hoàn toàn ngắt hẳn. Vì tụ điện này sẽ kích hoạt hệ thống túi khí nếu xe ô tô gặp va chạm khi tai nạn hoặc bất cứ va chạm nào khác.
Ngắt cầu chì để đảm bảo an toàn, tránh tình trạng bị giật hoặc túi khí đột ngột hoạt động. Nếu gặp khó khăn chủ xe có thể tìm hiểu nhiều thông tin hơn về cầu chì trong cuốn sổ tay hướng dẫn sử dụng của mình.
Vùng kim loại của bộ phận kết nối túi khí bạn tuyệt đối không được chạm vào vì có thể gây giật.
Video đang HOT
Bước 3: Kiểm tra cuộn dây túi khí lắp trên vô lăng và trục tay lái xe
Để tìm ra trục tay lái xe ô tô, tốt hơn hết bạn nên tham khảo sổ tay hướng dẫn. Nếu phát hiện trục tay lái xe bị hỏng chủ xe phải thay mới vì đây là một bộ phận quan trọng.
Cuộn dây túi trên vô lăng là bộ phận kết nối túi khí nên cũng cần được kiểm tra kỹ lưỡng. Thay thế mới nếu phát hiện chúng bị chảy hoặc hỏng hóc.
Thay thế túi khí mới trên xe ô tô
Bước 4: Thay thế túi khí mới trên xe ô tô
Tháo các ốc vít ra
Kéo các túi khí cũ ra ngoài
Tháo đầu dây điện ra
Lắp túi khí mới và đặt vào vị trí cũ
Vặn lại các ốc vít
Lưu ý, không nên kéo quá mạnh tay, khi nhìn thấy các đoạn dây điện bạn hãy khéo léo tháo túi ra khỏi chúng rồi đặt cột vô lăng về đúng vị trí cũ.
Bước 5: Hoàn tất việc thay thế túi khí trên xe ô tô
Hoàn thành việc thay thế túi khí bằng cách mối dây cáp âm của xe vào vị trí ban đầu và kích hoạt lại cầu chì hoạt động trở lại như cũ.
Những điều bạn có thể chưa biết về túi khí trên ô tô
Túi khí là một trong những trang bị an toàn hữu ích nhất từng được phát minh trong lịch sử ngành công nghiệp ô tô.
Túi khí trên ô tô là một bộ phận an toàn quan trọng như dây đai an toàn. Đây là bộ phận được thiết kế để giảm bớt và hạn chế những chấn thương ở phía trước của hành khách hoặc 2 bên hông tùy từng thiết kế xe.
Túi khí trên xe hơi là một trang bị an toàn quan trọng
Túi khí trên ô tô quan trọng ra sao?
Về bản chất, túi khí là một túi vải co giãn hoặc một vật liệu tương tự có khả năng thu gọn được đặt tại các vị trí cần thiết trên xe và được bung ra khi xảy ra sự cố. Khi xảy ra sự cố tai nạn hoặc va chạm mạnh, túi khí sẽ được bơm căng phồng ngay lập tức với thời gian chỉ tính bằn mili giây để bảo vệ các vị trí quan trọng trên cơ thể.
Chiếc túi khí đầu tiên được thiết kế bởi một nhà phát minh người Mỹ mang tên John W.Hetrick vào năm 1951 và được đăng ý bằng sáng chế vào tháng 8/1953. Tuy nhiên, một kỹ sư người Đức là Walter Linderer cũng đã nhận được bằng sáng chế tại Đức vào tháng 11/1953, 3 tháng sau khi John Hetrick đăng ký tại Mỹ.
Túi khí được phát minh đầu tiên vào năm 1951 bởi một kỹ sư người Mỹ
Cả 2 chiếc túi khí đầu tiên này đều dựa trên hệ thống khí nén hoặc được kích hoạt bằng lò xo khi đầu xe có va chạm hoặc do lái xe tự kích hoạt. Những nghiên cứu sau này vào thập niên 60 cho thấy khí nén không thể thổi phồng các túi khí cơ học đủ nhanh để đảm bảo an toàn tối đa. Điều này góp phần tạo ra những túi khí được kích hoạt bằng phản ứng hóa học hoặc điện như bây giờ.
Lịch sử của túi khí trên ô tô
Năm 1967, kỹ sư Allen K. Breed đã phát minh ra cảm biến va chạm túi khí mới với thành phần gồm một cảm biến điện cực nhạy có gắn một ống chứa hóa học tạo ra một vụ nổ giúp thổi phồng túi khí chỉ dưới 30 mili giây. Đây cũng là phát minh giúp thay đổi hoàn toàn ngành công nghệ an toàn trên ô tô với tính ứng dụng cao.
Một thử nghiệm túi khí trên xe hơi
Đầu những năm 1970, Ford và General Motors bắt đầu cung cấp những mẫu ô tô được trang bị túi khí, ban đầu là dành cho đội xe của Chính phủ Mỹ với những mẫu Chevrolet. Tuy nhiên, các hãng đã dừng trang bị túi khí trong năm 1977 do những vấn đề về đột tử trên xe có túi khí và do người tiêu dùng không quan tâm tới an toàn. Mặc dù lực tạo ra do túi khí nổ không lớn nhưng có thể do nạn nhân bị đau tim.
Ford và GM sau đó đã dành nhiều năm vận động hành lang với Chính phủ Mỹ để giải thích về tính năng của túi khí và tầm quan trọng của túi khí trong khi tham gia giao thông. Sau đó, Cục quản lý ATGT đường bộ Hoa Kỳ NHTSA đề xuất lắp đặt túi khí trên tất cả các xe hơi. Tới năm 1993, túi khí là trang bị tiêu chuẩn trên tất cả các mẫu xe hơi.
Ngày nay, hệ thống túi khí đã được lắp kín xe để bảo đảm an toàn cho tất cả hành khách
Hiện nay, hệ thống túi khí được ứng dụng rộng rãi trên xe hơi và là thiết bị an toàn bắt buộc trên xe, tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến trái ngược nhau về tính hiệu quả và an toàn. Nguyên nhân vì túi khí thiết kế chỉ để bảo vệ phần ngực người lái nên khả năng khi túi khí bung ra sẽ gây ra va chạm mạnh với phần đầu và mặt của trẻ nhỏ.
Hyundai Santa Fe 2021 thứ 2 gặp nạn: Rụng bánh trước, túi khí rèm đã bung Chiếc Hyundai Santa Fe 2021 chưa sở hữu biển số và gặp nạn khi đang di chuyển về Hà Nội. Mới đây, hình ảnh chiếc Hyundai Santa Fe 2021 gặp tai nạn nghiêm trọng trở thành là chủ đề quan tâm trên rất nhiều diễn đàn mê xe. Được biết, chiếc Santa Fe chưa sở hữu biển số và đang trên đường về...