Cách tự làm chanh đào thành thuốc chữa viêm họng hiệu nghiệm
Miền Bắc đang mùa chanh đào, tại các chợ, các bà nội trợ nô nức mua chanh đào về ngâm cho mùa đông sắp tới. Theo BS. chuyên khoa I Bùi Văn Phao, chanh đào hay chanh thường đều có thể dùng để ngâm với mật ong có tác dụng chữa trị ho, viêm họng.
BS.Chuyên khoa I Bùi Văn Phao – Nguyên Giám đốc BV Y học Cổ truyền Nam Định cho biết: Việt Nam có khoảng 20 loài chanh khác nhau, trong đó giống chanh đào là một “thần dược” rất được ưa chuộng. Chanh đào thường có từ tháng 8, 9 trong năm. Mật ong cùng với chanh đào từ lâu đã là bài thuốc quý được lưu truyền trong dân gian do tính hiệu quả của nó đối với các bệnh về hô hấp.
Theo BS. Bùi Văn Phao, chanh đào hay chanh thường đều có thể làm thuốc trị nhiều bệnh.
Vỏ và lá chanh chứa nhiều tinh dầu, được dùng để trị ho, cảm cúm, hạ sốt… nên thường có trong thành phần của nồi nước lá xông.
Ruột quả chanh chứa nhiều vitamin A, B1, B2, đặc biệt là vitamin C, có tác dụng giải nhiệt, lợi tiểu, kháng viêm, tiêu độc… Ngoài ra, ruột quả chanh chứa hàm lượng đáng kể acid xi-tric (khoảng 8% khối lượng khô) nên rất có tác dụng phòng trị ho, khàn tiếng.
Tuy nhiên, BS Bùi Văn Phao khuyến cáo: đối với những người đã bị ho nặng, ho do nhiễm vi trùng, vi khuẩn dùng riêng chanh cũng không hiệu quả mà cần điều trị theo phác đồ có kháng sinh. Đặc biệt khi sử dụng chanh, bạn nên lưu ý khi bị đi ngoài, trướng bụng tránh dùng. Chanh kích thích tiết tân dịch nên có thể khiến tình trạng đau bụng, tiêu chảy nặng hơn. Việc lạm dụng chanh ngâm mật ong để trị ho cũng gây tác hại cho đường tiêu hóa.
Quả chanh đào
Cách chọn chanh đào ngon:
BS Bùi Văn Phao cho biết, chúng ta nên mua chanh đào tốt nhất vào tháng 9 và tháng 10, khi chanh đào đã vào chính vụ, giá cả không chỉ rẻ hơn mà chất lượng quả cũng cao hơn, quả chanh to và đẹp hơn rất nhiều so với đầu mùa. Không nên mua chanh vào cuối vụ, khi đó giá chanh sẽ đắt hơn, chất lượng cũng kém hơn.
Khi chọn, nên chọn những quả chanh đào chín, vỏ mỏng, có màu vàng hanh và nhất định phải thật tươi mới có chứa nhiều tinh dầu ở vỏ. Thông thường, ruột chanh đào phải có màu hồng đào, nhưng cũng có một số quả ruột lại mang màu vàng nghệ. Chúng ta nên chọn chanh đào tùy vào mục đích sử dụng.
Nếu chọn mua chanh đào để ngâm mật ong, ngâm muối (ngâm cả quả) làm thuốc chữa các bệnh về hô hấp nên chọn những quả chanh tươi, già, vỏ căng mịn, khi cắt ra thấy ruột đỏ hồng đào, kích cỡ tầm 20 quả/kg. Chú ý, không nên chọn những quả chanh quá to, vì chanh thường quý nhất ở tinh dầu trong vỏ và hạt chanh để chữa các bệnh về hô hấp.
Nguyên liệu để ngâm chanh đào với mật ong:
- 1kg chanh đào, chọn quả hơi già, vỏ chanh bóng, ruột hồng, lựa những quả tươi, chín vàng, mỏng vỏ
- 1 lít mật ong rừng
- 0,8kg đường phèn
- Bình thủy tinh
- Vỉ nén bằng nan tre
Đường phèn đập nhỏ, đổ một lớp đường vào lọ, đến một lớp chanh, 1 lớp đường, 1 lớp chanh.
Cách ngâm chanh đào mật ong:
Bước 1: Chanh rửa sạch, pha một ít muối với nước sôi để nguội, ngâm 30 phút rồi vớt chanh ra để thật khô. Nếu chưa đủ độ khô, lấy 1 cái khăn sạch và khô, lau kỹ từng quả chanh. Lưu ý là lúc làm, tay, thớt, dao phải thật khô không dính nước lã. Cắt chanh thành những miếng mỏng, ngâm cả hạt mới tốt.
Bước 2: Đường phèn đập nhỏ, đổ một lớp đường vào lọ, đến một lớp chanh, 1 lớp đường, 1 lớp chanh. Cứ thế cho đến khi hết chanh. Trừ những cục đường to để cho lên trên cùng.
Bước 3: Cuối cùng đổ mật ong vào, lấy vỉ nan nén chanh xuống, đậy kín nắp, để khoảng 3 tháng sẽ dùng được.
Lưu ý: Thời gian đầu mới ngâm nên kiểm tra bình thường xuyên, nếu sau vài ngày thấy sủi bọt thì hớt đi. Không để chanh nổi lên khỏi vỉ vì sẽ dễ bị mốc, nổi váng. Nên ngâm chanh càng lâu càng tốt, mới đầu chanh còn tươi thì ăn hơi đắng, nhưng sau một thời gian dài chanh đào ăn như ô mai, vừa tốt cho họng, vừa tăng cường sức khỏe.
Video đang HOT
Đổ mật ong vào chanh đào
Yêu cầu thành phẩm:
- Chanh đào mật ong có vị thơm của gừng, mật ong, vị chua vừa phải chứ không gắt, không bị đắng.
- Dung dịch chỉ sánh nhẹ, có màu vàng trong, không nổi bọt
- Sau khi ngâm để ở nhiệt độ bình thường, đến lúc đường tan hết, miếng chanh chìm hẳn không nổi nữa chúng ta có thể cất ở tủ lạnh, dùng dần.
Chanh đào mật ong có vị thơm của gừng, mật ong, vị chua vừa phải chứ không gắt, không bị đắng.
Cách sử dụng:
- Sau khi chanh đã ngấm mật ong, đường phèn tan hết, có thể giữ nguyên lọ để dùng cho người lớn. Nếu muốn dùng cho trẻ nhỏ, bạn có thể vớt chanh ra, ép lọc hạt qua rây, sau đó cho vào máy xay nghiền nhuyễn phần chanh, rồi trộn đều với phần dung dịch đã thu được thành một hỗn hợp sánh.
- Chanh đào mật ong có thể sử dụng cho trẻ từ trên 1 tuổi để phòng hoặc chữa ho do nhiễm lạnh. Nếu để phòng, bạn có thể cho trẻ dùng mỗi sớm 1-2 thìa cà phê đã hâm ấm. Khi trẻ bị ho do nhiễm lạnh, có thể dùng 3-4 lần mỗi ngày, mỗi lần 1-2 thìa ấm.
- Người lớn cũng có thể dùng hàng ngày hoặc khi bị ho với liều lượng khoảng 3-4 thìa cà phê mỗi lần./.
Thanh Loan (ghi)
Theo SK&ĐS
Những bài thuốc dân gian trị ho hiệu quả
Bên cạnh sử dụng thuốc tay, việc bỏ túi những bài thuốc dân gian giúp chúng ta dễ dàng điều trị những cơn ho ngay tại nhà.
Ho là phản xạ có điều kiện của cơ thể để loại bỏ các dị vật, các chất tiết hoặc các vi khuẩn khỏi đường hô hấp. Những cơn ho kéo dài thường mang lại cảm giác khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, việc hiểu biết các cách trị ho đơn giản bằng thuốc dân gian giúp chúng ta giảm bớt những cơn ho đơn giản mà an toàn.
1. Củ cải trắng
Củ cải
Củ cải tươi sống có vị cay, tính mát củ cải nấu chín có vị ngọt, tính bình. Ngoài việc được sử dụng làm thực phẩm thì củ cải còn được biết đến với công dụng chữa ho hiệu quả.
Cách chế biến khá đơn giản:
-Củ cải tươi rửa sạch, gọt vỏ sau đó ăn sống hoặc ép lấy nước rồi bỏ phần vỏ.
-Chia đều ra ly rồi dùng để uống hàng ngày.
Một cách khác nếu bạn không thể ăn sống củ cải là bạn hãy thái củ cải thành từng miếng nhỏ, đun sôi để nguội rồi lấy nước uống (uống trong 1 lần chế biến), sử dụng liên tục trong một tuần sẽ làm giảm ho khan hiệu quả.
2. Lá hẹ
Lá hẹ
Lá hẹ có vị cay hơi chua, có tính ấm và không có độc có tác dụng tán huyết giải độc, tiêu đờm, cầm máu...thích hợp để điều trị các cơn ho do cảm lạnh.
Cách chế biến:
-Dùng một nắm lá hẹ vừa đủ, rửa sạch, cắt khúc nhỏ
-Cho thêm một ít đường phèn và đun cách thủy.
Cách dùng:
-Có thể ăn cả phần bã lá hẹ kèm uống phần nước.
Đối với trẻ em nếu khống ăn được phần bã thì có thể chắt lấy nước rồi uống mỗi ngày 2 lần sau ăn, thực hiện trong khoảng 3-5 ngày sẽ có hiệu quả giảm ho rõ rệt.
3. Gừng
Gừng
Gừng vừa là gia vị vừa là vị thuốc dân gian, ngoài việc sử dụng như một chất xúc tác làm tăng hương vị cho món ăn gừng còn có tác dụng ngăn ngừa được nhiều chứng bệnh, đặc biệt là giúp giảm nhanh triệu chứng ho, khan tiếng.
Cách chế biến:
-Đem gừng tươi rửa sạch rồi giả nhuyễn (để nguyên cả vỏ).
-Dùng 0.5 lít nước rồi đun sôi trong 30 phút, cho thêm 1 viên đường phèn.
Bạn có thể thay thế đường phèn bằng mật ong bằng cách sau khi đun sôi, lọc bỏ xác gừng lấy nước rồi cho mật ong vào khuấy đều.
Cách dùng:
Uống 2 lần vào mỗi buổi sáng và tối, mỗi lần khoảng 50ml cho tới khi dứt hẳn cơn ho, cách này đặc biệt hiệu quả đối với những cơn ho kéo dài kèm khan tiếng.
4. Lá húng chanh
Lá húng chanh
Lá húng chanh có tính ấm, vị cay, hơi chua và thơm mùi chanh có tác dụng hiệu quả trong trị ho, giải cảm, viêm họng...
Cách chế biến:
-Dùng khoảng 20g lá húng chanh, rửa sạch, cho vào bát nhỏ đun cách thủy cùng với một viên đường phèn (20g).
-Để nguội chia đều làm 2 lần, uống sáng và tối, uống liên tục trong 3-5 ngày.
Ngoài ra, việc kết hợp giữa lá húng canh và muối cũng mang lại hiệu quả trị ho hiệu quả.
Cách làm:
Lá húng chanh mang đi rửa sạch, giã nhuyễn.
Sau đó, trộn đều lá húng chanh đã giã với muối, chắt lấy nước uống 2 lần mỗi ngày 2 lần (sáng và tối), kiên trì thực hiện đến khi hết bệnh.
5. Vỏ cam tươi
Vỏ cam tươi
Cam là một trong những loại trái cây được biết đến như một nguồn cung cấp vitamin C và khoáng chất, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng những người ăn nhiều cam, quýt có tỉ lệ nhiễm các bệnh như ung thư rất thấp. Bên cạnh đó, vỏ cam còn có tác dụng hiệu quả bất ngờ trongviệc điều trị những cơn ho.
Cách chế biến:
Cam tươi rửa sạch rồi ngâm với muối rồi gọt lấy vỏ.
Nướng vỏ cam trên bếp than đến khi vàng đều và có mùi thơm nhẹ.
Cách dùng:
Mỗi ngày ăn từ 3-4 lần, mỗi lần khoảng 2 miếng
Nếu kiên trì thực hiện, bạn sẽ bất ngờ với cách làm tưởng đơn giản nhưng lại vô cùng hiệu quả này.
6. Lá cây đinh lăng
Lá đinh lăng
Đinh lăng từ lâu được xem như loại thuốc dân gian quý bởi tất cả các bộ phận của chúng từ rễ, thân, lá, cành đều có tác dụng làm thuốc.
Đặc biệt, lá đinh lăng phát huy công dụng hiệu quả trong việc điều trị ho, nhất là những cơn ho dai dẳng lâu ngày.
Cách chế biến:
Dùng khoảng 150-200g lá đinh lăng sao vàng trên bếp đến khi nghe mùi thơm dịu (hoặc có thể sử dụng trực tiếp lá đinh lăng tươi).
Cho lá đinh lăng đã sao vàng vào 200ml nước rồi đun sôi, chắt lấy nước đầu để uống.
Sau đó cho thêm 100ml nước vào tiếp tục đun sôi để lấy nước thứ hai. Nước lá đinh lăng có thể dùng để uống thay nước hàng ngày.
Trên đây là những bài thuốc dân gian với cách làm khá đơn giản mà mang lại hiệu quả cao, bạn có thể hoàn toàn áp dụng ngay ở nhà để điều trị những cơn ho, đặc biệt là những cơn ho dai dẳng ảnh hưởng đến chất lượng sống. Tuy nhiên, ho có thể là triệu chứng ban đầu của nhiều chứng bệnh, nên bên cạnh việc áp dụng những bài thuốc tại nhà, bạn nên kết hợp với việc thăm khám và thực hiện theo lời khuyên của bác sĩ để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Tuệ Tâm (tổng hợp)
Theo doanhnghiepvn.vn
Cải canh làm thuốc Trong đông y, Cải canh làm thuốc chữa bệnh, có công dụng trừ độc tiêu nhọt, chữa ho, phòng cảm mạo, chữa xuất huyết dạ dày. Cải canh còn gọi cải bẹ xanh, cải xanh, cải cay, tên khoa học: Brassica juncea (L.) Czern. et Coss., họ Cải (Brassicaceae). Cải canh là loại rau ăn rất quen thuộc trong bữa cơm gia đình....