Cách tự kiểm tra ung thư vú giúp bạn ngăn ngừa bệnh
Khi biết cách tự kiểm tra ung thư vú, bạn có thể sớm nhận biết các dấu hiệu nguy hiểm để đi khám và ngăn ngừa bệnh kịp thời. Điều này sẽ giúp bạn bảo vệ được đôi gò bồng đảo không những quyến rũ mà còn khỏe mạnh đấy!
Ung thư vú là bệnh nguy hiểm xuất hiện khi các khối u ác tính xuất hiện ở tế bào vú. Ở giai đoạn đầu, bệnh thường không gây đau đớn và có thể không có triệu chứng. Thế nhưng, bạn có thể gặp một số dấu hiệu sau khi khối u đã phát triển:
Vú bị sưng, biến dạng hay có khối u cứngDa vùng vú hoặc vùng dưới cánh tay bị kích ứngVú thay đổi kích thước hoặc hình dạngQuầng vú hoặc núm vú thay đổi màu sắc hay có một số thay đổi khác như xuất hiện nếp nhăn hoặc đóng vảyVú tiết dịch, bị đau hay núm vú bị thụt.
Đây là những dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm nhưng không phải người phụ nữ nào cũng biết cách nhận biết sớm. Đặc biệt, phụ nữ thuộc đối tượng dễ mắc bệnh ung thư vú lại càng cần học cách tự kiểm tra ung thư vú để có thể bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
Đối tượng dễ mắc ung thư vú
Ung thư vú thường phổ biến ở nữ giới và có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, nguy cơ mắc bệnh ung thư vú thường cao hơn nếu bạn thuộc các nhóm dưới đây:
Phụ nữ lớn tuổi: Phụ nữ càng lớn tuổi thì nguy cơ mắc bệnh ung thư vú càng cao. Có người thân mắc bệnh: Bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nếu mẹ, con gái hoặc chị gái bạn bị ung thư vú.
Đột biến gene di truyền: Những ai đột biến gene BRCA1 và BRCA2 sẽ có nguy cơ ung thư vú cao hơn.
Sinh con muộn hoặc chưa sinh con: Phụ nữ thuộc nhóm này cũng có nguy cơ ung thu vú cao hơn phụ nữ sinh con đầu lòng sớm.
Lối sống không lành mạnh: Bạn có thể tăng nguy cơ ung thư vú nếu thường uống đồ uống có cồn.
Kinh nguyệt sớm và mãn kinh muộn: Phụ nữ bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt sớm và mãn kinh muộn có thể tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.
Dùng hormone để cải thiện một số vấn đề: Bạn có thể tăng nguy cơ ung thư vú nếu dùng các loại hormone kết hợp như estrogen và progestin để điều trị các triệu chứng mãn kinh.
Tình trạng thừa cân: Những ai béo phì có thể sẽ có nguy cơ ung thư vú cao.
Tiền sử bị một số bệnh ung thư: Những ai có tiền sử bị ung thư biểu mô tuyến vú hoặc tiểu thùy tuyến vú có thể có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn.Các bước tự kiểm tra ung thư vú
Quy trình kiểm tra ung thư vú thường chỉ tốn 15 phút với 5 bước đơn giản để kiểm tra hình dáng ngực và núm vú xem có bất thường không. Bài kiểm tra này cũng giúp bạn phát hiện sớm các khối u ở vùng ngực và dưới cánh tay.
Video đang HOT
Khi kiểm tra hình dáng ngực, bạn có thể phát hiện một số bất thường như ngực có chỗ bị lõm, bị sưng hay bị sần vỏ cam.
- Bạn cởi áo và đứng trước gương sao cho có thể thấy cả hai bên ngực.
- Đứng thẳng, chống hai tay lên hông và kiểm tra hình dáng tổng thể của bộ ngực. Bạn hãy chú ý kiểm tra kích thước, hình dạng và đường nét hai bên vú xem có bất thường không.
- Kiểm tra xem có bất kỳ thay đổi nào về màu sắc hoặc kết cấu của da ngực, núm vú và quầng vú không.
2. Kiểm tra chuyển động ngực
- Bạn giơ hai tay lên sau đầu và kiểm tra xem hai bên ngực có di chuyển cùng một mức độ và phương hướng không.
- So sánh kích thước, hình dạng và độ chảy của hai bên ngực xem có đồng đều không.
- Kiểm tra khu vực dưới cánh tay xem có bất kỳ khối u nào không.
3. Kiểm tra núm vú
Núm vú cũng thể hiện một số dấu hiệu ung thu vú bạn có thể quan sát. Cách kiểm tra vùng này là.
- Bạn vẫn đứng trước gương rồi hạ cả hai tay để kiểm tra núm vú xem có bất cứ vết lõm, vết sưng hoặc bị thụt không.
- Dùng ngón trỏ và ngón giữa của tay phải nhẹ nhàng xoay núm vú trái và kéo về phía trước. Sau đó, bạn thả tay xem núm vú có quay về bị trí cũ không.
- Đổi tay để kiểm tra núm vú bên phải theo cách tương tự.
4. Kiểm tra khối u khi đứng
Bạn có thể thực hiện bước này khi tắm vì da ướt sẽ ít ma sát với ngón tay hơn.
- Nâng cánh tay trái lên và sử dụng các ngón tay phải nhấn nhẹ nhàng vào ngực trái.
- Vuốt một đường từ trên xuống dưới ngực. Sau đó, tiếp tục vuốt từ bên trong ngực ra đến vùng da dưới cánh tay.
- Ngoài vuốt thẳng, bạn cũng có thể dùng chuyển động tròn khi kiểm tra để chắc rằng mình không bỏ qua phần nào của vú.
- Khi kiểm tra, bạn lưu ý bất kỳ thay đổi nào trong kết cấu, màu sắc hoặc kích thước ngực.
- Đổi tay để kiểm tra ngực phải theo các bước tương tự.
5. Kiểm tra khối u khi nằm
Khi đã đứng để kiểm tra các khối u ở ngực, bạn cũng cần kiểm tra ở tư thế nằm.
- Với bước này, bạn nằm xuống giường sao cho đầu và vai dựa vào gối. Bạn nằm ngửa và đưa tay trái ra sau đầu.
- Dùng tay phải để vuốt qua ngực trái và vùng da dưới cánh tay như hướng dẫn ở bước trên. Khi thực hiện, bạn lưu ý về bất kỳ thay đổi trong kết cấu hoặc kích thước của ngực.
- Đổi tay để kiểm tra ngực phải theo các bước tương tự.
Lưu ý khi tự kiểm tra ngực
Khi tự kiểm tra ngực, bạn nên lưu ý một số điều sau để có kết quả chính xác hơn.
- Bạn nên kiểm tra ngực mỗi tháng một lần. Cách chọn ngày kiểm tra như sau:
Nếu bạn chưa mãn kinh: Hãy dành thời gian tự kiểm tra ung thư vú một vài ngày sau khi kỳ kinh kết thúc. Đây là lúc nồng độ hormone tương đối ổn định và ngực ít nhạy cảm hơn.
Nếu bạn đã mãn kinh (không có kinh nguyệt từ một năm trở lên): Bạn chỉ cần kiểm tra vú vào một ngày cố định mỗi tháng.
- Bạn nên ghi lại những ngày mình tự kiểm tra ung thư vú để nhắc nhở bản thân thực hiện đều đặn. Điều này cũng sẽ giúp bạn phân biệt các thay đổi ở ngực do chu kỳ kinh nguyệt với các dấu hiệu ung thư nguy hiểm.
- Bạn nên thư giãn và duy trì nhịp thở bình thường khi tự kiểm tra.
- Hãy đi khám sớm nếu bạn bị đau hay bắt gặp các thay đổi bất thường nào ở ngực khi kiểm tra.
- Nếu kiểm tra thấy khối u, bạn hãy bình tĩnh đi khám vì hầu hết các khối u ở ngực là lành tính. Tuy nhiên, bạn vẫn sẽ cần tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm cách chữa tình trạng u vú lành tính để có thể thoải mái hơn trong sinh hoạt hằng ngày.
- Việc tự kiểm tra ung thư vú không thay thế các buổi khám lâm sàng cũng như chụp nhũ ảnh nên bạn vẫn sẽ cần thực hiện các phương pháp này định kỳ.
Phương pháp chụp nhũ ảnh chính là cách chụp X-quang tuyến vú. Việc chụp nhũ ảnh thường xuyên để kiểm tra các bất thường ở khu vực này được gọi là chụp nhũ ảnh tầm soát. Việc chụp X-quang tuyến vú sau khi bác sĩ khám lâm sàng và phát hiện bất thường được gọi là chụp nhũ ảnh chẩn đoán.
Khi trang bị cho mình cách tự kiểm tra ung thư vú, bạn có thể kịp thời phát hiện dấu hiệu bất thường và chủ động đi khám. Bạn chỉ cần dành ra 15 phút mỗi tháng là có thể nhận biết sớm những dấu hiệu nguy hiểm rồi đấy!
Theo Hellobacsi
Các giai đoạn phát triển của ung thư vú
Những khối u này có thể lan sang các hạch ở nách hoặc hạch nội tiết gần đó hoặc cả hai.
Các giai đoạn phát triển của ung thư vú
Giai đoạn phát triển của ung thư vú (UTV) bắt đầu từ 0 tới 4 và được kí hiệu bằng số La Mã là 0, I, II. III và IV. Bệnh ung thư vú ở giai đoạn đầu có mức độ lây lan của khối u nhỏ hơn, càng ở những giai đoạn sau bệnh càng lan rộng.
Để phân loại các giai đoạn phát triển của ung thư vú cần căn cứ vào: Các loại khối u. Có các hạch bạch huyết liên quan tới bệnh không. Mức độ lan rộng của bệnh ung thư.
Ung thư vú giai đoạn 0
Đây là giai đoạn đầu của bệnh ung thư vú (hay còn gọi là ung thư "tại chỗ"). Trong giai đoạn này, các tế bào ung thư chỉ phát triển ở một khu vực nhất định chứ không lan ra ngoài. Do đó, bệnh không gây xâm lấn tới các mô nằm xung quanh. Vì vậy, sau khi cắt bỏ các tế bào này bệnh sẽ không lan rộng tới những bộ phận khác.
Điều trị ung thư vú giai đoạn đầu, nếu là UTV trong tế bào của tuyến sản sinh ra sữa, bác sĩ có thể áp dụng phương pháp phẫu thuật và xạ trị. Nếu là ung thư tế bào mang sữa cần được theo dõi thêm, chưa được xử lý ngay.
Các giai đoạn phát triển của ung thư vú
Ung thư vú giai đoạn 1
Bệnh ung thư vú giai đoạn 1 đã di căn vào các bộ phận lân cận của vú và lan sang các hạch ở nách. Các khối u có kích thước 2cm hoặc nhỏ hơn.
Điều trị UTV giai đoạn 1 có thể áp dụng phương pháp phẫu thuật kèm theo xạ trị. Nếu khối u được phát hiện sớm có thể tiến hành loại bỏ cả vú. Khi cắt bỏ tuyến vú, có thể dễ dàng tái tạo vú sau khi phẫu thuật.
Ung thư vú giai đoạn 2
Trong giai đoạn 2, khối u có kích thước lớn hơn thường từ 2-5cm. Những khối u này có thể lan sang các hạch ở nách hoặc hạch nội tiết gần đó hoặc cả hai.
Điều trị ung thư vú giai đoạn 2 bằng phương pháp phẫu thuật hoặc xạ trị. Ngoài ra, người bệnh có thể được điều trị bổ trợ bằng liệu pháp hormone hoặc hóa trị sau khi tiến hành phẫu thuật.
Ung thư vú giai đoạn 3
Các giai đoạn phát triển của ung thư vú
Trong giai đoạn này kích thước khối u tăng lên 5cm và lan rộng tới những mô xung quanh vú, như xương đòn hoặc da, cơ bắp...
Điều trị UTV trong giai đoạn này thường được bắt đầu bằng hóa chất trị liệu, sau đó là giải phẫu và xạ trị. UTV trong giai đoạn này đã phát triển khá nặng và có nguy cơ lây lan tới những bộ phận khác rất cao.
Ung thư vú giai đoạn 4
Bệnh ung thư vú trong giai đoạn cuối lúc này khối u đã lan rộng ra ngoài khu vực vú và có thể gây ra những biến chứng và ảnh hưởng tới các bộ phận sinh dục khác của cơ thể như: Phổi, cổ, gan, xương hoặc não. Trong giai đoạn này người bệnh có nguy cơ tử vong rất cao trong vòng 5 năm.
Điều trị UTV trong giai đoạn này hoàn toàn bằng hóa trị liệu, có thể sử dụng xạ trị, phẫu thuật để làm giảm một số triệu chứng nhất định.
Theo Kienthucgioitinh
Phát hiện sớm ung thư vú Ung thư vú đứng đầu trong các loại ung thư ở nữ giới ở các nước Âu Mỹ. Tại TPHCM, theo điều tra BV Ung bướu thì ung thư vú đứng hàng thứ 2 sau ung thư cổ tử cung. Nếu được phát hiện sớm (khi khối u lớn khoảng 2 cm) và điều trị sớm thì tỉ lệ khỏi bệnh rất cao...