Cách trồng vườn cà chua sân thượng sai trĩu quả
Trồng cà chua sân thượng đang là xu hướng được rất nhiều bạn trẻ quan tâm. Thế nhưng, để trồng được vườn cà chua sân thượng sai trĩu quả thì không phải ai cũng làm được.
Vườn cà chua sân thượng sai trĩu quả mà nhiều người ao ước – NVCC
Như đã chia sẻ với độc giả ở bài trước, chị Trần Thị Hòa (sống tại Đà Nẵng) là chủ vườn nông sản sân thượng “vạn người mê”, mà đặc biệt là những giàn cà chua bạch tuộc sai trĩu quả. Bài hôm nay, chúng ta sẽ cùng nghe chị Hòa chia sẻ những cách thức để trồng được vườn cà chua sân thượng đạt năng suất và đặc biệt là những cách phòng bệnh độc đáo cho cây cà chua.
Cà chua bạch tuộc sai trĩu quả trên sân thượng của chị Hòa
Lấy đất trồng rau để trồng cà chua
Nhìn hình ảnh những quả cà chua trĩu cành trên sân thượng của chị Hòa khiến ai cũng phải tấm tắc khen ngợi. Và để có được vườn cà chua trên sân thượng như vậy thì chị Hòa đã tốn nhiều thời gian để nghiên cứu, tìm hiểu cách thức trồng, cũng như qua nhiều vụ trồng thì chị Hòa dần rút ra được nhiều kinh nghiệm bổ ích để có thể trồng được vườn cà chua sân thượng đẹp ngất ngây như vậy.
Theo chị Hòa thời vụ chính cho cây cà chua ở các miền sẽ khác nhau, với miền Bắc thì thời điểm thích hợp để trồng là từ tháng 8 đến tháng 5. Còn đối với miền Trung và miền Nam do có mưa bão nên trồng muộn hơn từ tháng 11 đến tháng 5.
Chị Hòa bên những giàn cà chua của mình
“Khi trồng bất cứ cây gì thì mọi người cũng nên tìm hiểu về đặc tính của cây để biết được thời điểm và cách trồng cho phù hợp. Với cây cà chua thì thích hợp ở mức nhiệt độ từ 25 trở xuống, ưa lạnh nhưng khô và không thích mưa dầm. Và mặc dù ưa lạnh nhưng phải có nắng, những nơi nắng trên 6 tiếng trong ngày là tốt nhất”
Đối với đất trồng và phân thì chị Hòa cho biết sẽ là sự phối trộn theo tỷ lệ như sau: 50% đất thịt (đất trồng nên luân canh tốt nhất là lấy đất vừa trồng rau để trồng cà chua), 30% chất tạo xốp thông thoáng (như tro trấu, bả đậu, bánh dầu, xơ dừa, đá trân châu…), 20% phân (cà chua thích phân bò, trùn quế, phân cá, phân dơi, những phân có thành phần cali nhiều…).
Những trái cà chua căng mọng mỗi lần thu hoạch của chị Hòa
Video đang HOT
Theo chị Hòa không nên trồng những cây như cà chua, bầu, bí, mướp… liên tục nhiều mùa trên 1 nền đất. Vì như thế đất sẽ bạc màu gây ra một số bệnh, chưa kể các loại đó lại có chung nhiều bệnh có thể lây qua đất. Vậy nên chị Hòa luôn luân canh cây trồng ví dụ trồng các loại dây leo xong thì trồng rau, rồi lấy đất vừa trồng rau để trồng các loại dây leo.
“Khi trộn đất nên cho ít vỏ trứng xay mịn để bổ xung canxi giúp cây ra hoa đậu quả. Đặc biệt cà chua không thích những phân quá nhiều đạm như gà, dê… Trộn tất cả hổn hợp đất, chất tạo xốp, phân và thêm 1 ít vôi xong tưới đẫm để khoảng 10 đến 15 ngày. Trước khi trồng trộn thêm nấm đối kháng trichodema, 1 nắm nhỏ phân bón NPK và ít lân kích rễ, tạo sức bật cho cây phát triển tốt”, chị Hòa bật mí.
Phòng bệnh cho cây cà chua sân thượng như thế nào?
Theo chị Hòa quá trình ươm cây và chăm sóc cây phát triển rất quan trọng.
Với công đoạn ươm cây thì ngâm hạt trong nước 40 độ để từ 3 – 4 tiếng, rồi cho vào giấy ẩm khoảng 2 – 4 ngày khi thấy rễ dài hơn hạt tí là vừa đẹp và sau đó cho ra bầu ươm. Khi cây đạt 15 – 20 cm thì sang ra chậu lớn.
Cà chua vừa là loại nông sản nhiều dinh dưỡng mà còn tạo được không gian đẹp cho khu vườn sân thượng
“Quá trình từ cây con đến lúc gần ra lứa hoa bói ta chỉ tưới nước vì trong đất có đủ lượng dinh dưỡng cần cho cây. Khi cây bắt đầu ra hoa thì tưới canxi bo tuần 1 lần (liều lượng trên bao bì). Tuần bón 1 lần phân bò, trùn quế, phân dơi… quanh gốc nhưng nhớ là bón xa gốc. 3 ngày thì tưới dịch chuối, trứng, sữa (tự ủ) 1 lần (pha thật loãng tỷ lệ 80 lít nước với 1 lít hổn hợp dịch chuối). Rắc thêm vỏ trứng xay mịn để bổ xung canxi tránh rụng hoa, nứt quả và thối đít quả. Tưới nước thì khi nào thấy mặt đất khô là tưới được, chú ý giai đoạn ra hoa, đậu quả và nuôi quả thì cần lượng nước và phân nhiều hơn bình thường. Nên tưới nước buổi sáng là tốt nhất, nếu tưới buổi chiều thì không nên tưới ướt lá, rồi 1 tuần hoà loãng trichodema tưới gốc 1 lần. Cũng nên thường xuyên tỉa lá già lá bệnh cho gốc cây luôn được thông thoáng”, chị Hòa cặn kẽ.
Chị Hòa cũng cho biết cà chưa thường gặp là tuyến trùng rễ, bọ phấn chích, xoăn ngọn, nấm, thối thân, sương mai do thời tiết, héo xanh…
Chị Hòa trồng rất nhiều giống cà chua khác nhau trên sân thượng của mình
Để phòng những bệnh này thì chị Hòa cặn kẽ, chẳng hạn như đối với bệnh tuyến trùng thì trước khi trộn đất nên phơi nắng 2 ngày xong mới trộn thì sẽ phòng được bệnh này và khi trồng có thể xen cây hoa vạn thọ ngay gốc cà chua, rễ vạn thọ có rất nhiều kháng sinh có thể bảo vệ bộ rễ cà chua rất tốt.
Với bệnh bọ phấn thì chị Hòa khuyên nên trồng xen cây sen cạn quanh chậu cà chua vì đây là hắc tinh của bọ phấn, cây này sẽ đuổi bọ phấn rất tốt. Xoăn ngọn thì có nhiều nguyên nhân thường do đất thừa phân, tưới phân quá nhiều, dư lượng đạm. Phòng nấm thì mọi người có thể ngâm nước vôi trong pha loãng rồi phun lên 2 mặt lá và cây vào buổi sáng sớm và chiều tối (tuần 1 lần), hoặc pha loãng thuốc lào ngâm rượu phun 1 tuần lần, cũng có thể là 5 giọt thuốc sát khuẩn và thuốc xứt ghẻ pha với 1 lít nước phun 1 tuần lần.
Còn bệnh héo xanh thì chị Hòa cho rằng thường gặp lúc cây ra hoa và nuôi quả mà nguyên nhân thường là do thối rễ hoặc cây không đủ nước, dinh dưỡng nên kiệt sức, chết đột ngột.
Ngoài những bí quyết trồng cà chua sân thượng nói chung thì chị Hòa còn đặc biệt lưu ý riêng đối với giống cà chua bạch tuộc: “Riêng cà chua bạch tuộc thì do cây sinh trưởng khá lâu và cao nên ta cần chậu đất thật to và sâu để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cây phát triển. Giai đoạn đầu cây còn nhỏ ta phải cắt các nhánh phụ để cây leo cách giàn nữa mét thì mới để nhánh và bắt đầu tạo tán lá để giàn cà chua đều và đẹp”.
Ảnh: NVCC
'Vườn địa đàng' trên sân thượng của cặp vợ chồng son
Chỉ với 30 m2 sân thượng, vợ chồng Thu Hằng đã biến thành khu vườn mơn mởn rau, sai trĩu quả suốt 3 năm qua.
Trước khi xây nhà, vợ chồng chị Thu Hằng và anh Hoàng Trung ở Thanh Khê, Đà Nẵng xác định sẽ trồng rau trên sân thượng nên đã làm cẩn thận khâu chống thấm, đường ống nước, tường bao. Vườn nằm ở trên tầng 3, gồm khu phía trước 20 m2 trồng rau, dưa và 10m2 phía sau để trồng cây ăn quả.
"Ban đầu tôi chỉ mong có rau sạch cho gia đình, nhưng sau một thời gian trở thành đam mê. Tôi tăng số lượng và chủng loại cây trồng lên. Giờ rau quả đủ cả", Thu Hằng, 32 tuổi, nhân viên một công ty sơn, chia sẻ.
Diện tích có hạn nên vợ chồng Hằng trồng xen canh và luân canh tối đa các loại cây. Với các cây leo như dưa lưới, dưa leo, bí, bầu, mướp, họ không làm giàn mà cột dây thẳng đứng cho cây bám vào, vẫn lấy đủ sáng lại tiết kiệm diện tích.
Với các chậu lớn như cà chua, bầu bí, họ trồng xen canh cải và xà lách vừa giúp giữ ẩm cho cây lớn vào mùa nắng, lại có thêm rau ăn. Ngoài các chậu dưới đất, một loạt các chậu treo lên giàn sắt cũng giúp họ có thể trồng thêm dâu tây hay su hào, xà lách.
Hiện tại, khu vườn phía trước trồng chủ yếu các loại rau cải, xà lách, cà chua... đều là các giống mới nhập khẩu. Qua bàn tay chăm sóc của Hằng, vườn rau mơn mởn. Nhiều dịp bội thu rau dền, xà lách, cải... cô phải đem cho.
Vụ cà chua giống cherry năm ngoái, Hằng mới trồng lần đầu ít kinh nghiệm song rất sai trái. Cứ vài ngày cô lại được thu một rổ cỡ 2 kg. Thường cà chua cho thu hoạch suốt vài tháng. "Chỉ vài gốc, chiếm diện tích rất nhỏ đã ăn không xuể rồi", cô nói.
Song năng suất nhất phải kể đến dưa. Mỗi dụ dưa kéo dài từ 2,5-3 tháng. Vụ dưa gần nhất cô trồng 25 gốc, có những gốc cho 2 trái, tổng thu được hơn 50 kg. "Những quả dưa ngọt và sạch, mang đi biếu mọi người rất quý", Hằng kể.
Vườn nhỏ vợ chồng Hằng vẫn tận dụng trồng cây lâu năm, gồm khế ngọt và sung ngọt. Mê sung ngọt nên Hằng đã sưu tầm được 20 giống. Trên vườn đang trồng 30 gốc, trong đó có chục gốc cho trái nên gần như hàng ngày vợ chồng Hằng đều có quả để tráng miệng.
Các giống sung ngọt là loại trái lạ, giá bán trên thị trường hiện tại từ 300-400 nghìn đồng/kg. Trong các cây sung Hằng đang sở hữu có những loại sung cao cấp, giá đến nửa triệu đồng một cây con. "Sung ăn ngọt, thanh, mát, có đủ màu sắc, mùi vị. Ở Việt Nam cây ra trái quanh năm và không chiếm quá nhiều diện tích nên phù hợp trồng sân thượng", Hằng cho hay.
Ba năm qua khu vườn đã thêm phần thú vị cho cuộc sống của đôi vợ chồng son. Tính chất công việc bận rộn nên họ chỉ có thể chăm vườn về đêm. Hồi mới làm vườn, tối về cơm nước xong là hai vợ chồng bê đất leo 3 tầng, ròng rã gần một tuần mới xong.
"Có dạo tôi muốn có xỉ than tổ ong để về lót chậu trồng cây. Cứ cuối tuần là hai đứa chạy xe tới mấy quán bún phở xin xỉ than. Mỗi quán xin được mấy viên mà cười híp mắt", cô kể.
Chồng của Hằng, anh Hoàng Trung thuở nhỏ chưa từng làm nông. Song từ ngày có vườn, anh cũng đam mê theo. Các công việc chăm sóc cây cối anh không rành, nhưng mọi công việc kỹ thuật từ làm làm giàn sắt, bao lưới, thùng gỗ... đều một tay anh làm.
"Giờ những hôm mình đi công tác cũng yên tâm vì ông xã đã biết tưới cây, thụ phấn cho dưa lưới hoặc bầu, bí mỗi sáng sớm", cô vợ khoe.
Gần một tháng qua làn sóng Covid-19 thứ hai xuất hiện ở Đà Nẵng, vợ chồng Hằng được nghỉ dịch. Họ thấy khu vườn bé tí trên sân thượng quá hữu ích. Thay vì lướt mạng, họ dành thời gian lên vườn ngắm cây, sang chậu cho đám cải kale, trộn đất trồng dưa lưới, bón thúc cho cà chua và "tia" xem trái sung nào chín rồi chia nhau mỗi người một nửa.
Nhờ có vườn, Hằng cũng có thêm nhiều bạn Facebook chung đam mê. Cô còn thấy quan hệ với đồng nghiệp, khách hàng dễ dàng hơn. Mỗi khi cô đăng tải hình ảnh mới, nhiều đồng nghiệp và khách hàng vào bình luận và chia sẻ kinh nghiệm trồng cây. Họ gọi vườn của Hằng là "vườn địa đàng".
"Làm vườn, ngoài giá trị vật chất to lớn thì giá trị tinh thần là điều không thể nào đong đếm được", Thu Hằng chia sẻ.
Cô gái Quảng Trị vẽ tranh về lực lượng chống dịch ở Đà Nẵng Nhìn hình ảnh các y bác sĩ, lực lượng công an, bộ đội... ở Đà Nẵng ngày đêm chống dịch, Minh Anh phác họa để gửi lời cảm ơn và động viên họ. Nguyễn Minh Anh, 21 tuổi, quê thành phố Đông Hà, Quảng Trị. Hiện cô là sinh viên năm ba, khoa Kế toán, Trường Đại học Kinh tế (Đại học Đà...