Cách trồng tỏi dễ như ăn kẹo, lấy 1 tép vùi vào đất mấy tuần sau ăn không hết
Để tự cung tự cấp tỏi tránh xa hóa chất độc hại, nhiều bà nội trợ cũng đã tự biết cách mua giống tỏi ta về nhà để trồng trong vườn.
Cũng giống như gừng, tỏi là một gia vị không thể thiếu trong thực đơn mỗi bữa ăn của các gia đình Việt. Công dụng không chỉ bó hẹp ở các gian bếp, tỏi còn có khả năng vươn xa trong việc phòng và chữa nhiều loại bệnh, đặc biệt tỏi còn được xem là “khắc tinh” của nhiều loại bệnh ung thư.
Để tự cung tự cấp tỏi tránh xa hóa chất độc hại, nhiều bà nội trợ cũng đã tự biết cách mua giống tỏi ta về nhà để trồng trong vườn, thậm chí trồng trên sân thượng nhưng không phải ai cũng biết trồng đúng cách để có được năng suất cao.
Thực chất, kỹ thuật trồng cây tỏi ta tại nhà không cần quá cầu kỳ mà chỉ cần áp dụng đúng các bước hướng dẫn dưới đây thì chắc chắn sẽ thành công và cho năng suất cao nhất.
1. Chuẩn bị dụng cụ
Một vài củ tỏi sạch, tươi, ngon làm giống. Lưu ý chọn những củ tỏi có nhánh lớn, cứng.
Đất trồng (Nên chuẩn bị đất thịt pha cát, thoát nước tốt).
Chậu (Cần chọn những chậu thoát nước tốt).
Video đang HOT
2. Tiến hành trồng
Bước 1: Tách củ tỏi ra từng nhánh nhỏ, chọn những nhánh mẩy chắc nhất để trồng.
Bước 2: Trồng mỗi nhánh tỏi sâu khoảng 5cm xuống đất. Lưu ý đặt tỏi như trong hình để sau tỏi nhú mầm lên trên mặt đất. Mỗi tép tỏi được trồng nên cách nhau khoảng 8-10cm để chúng được sinh trưởng và phát triển trong điều kiện tốt nhất.
Tuy nhiên, nếu trồng trong chậu diện tích có hạn, bạn hoàn toàn có thể thu hẹp khoảng cách này lại, nhưng nhớ là không nên trồng quá dày.
Bước 3: Cần đặt chậu ở nơi có nhiều ánh sáng, tưới nước đầy đủ để rễ phát triển, chậu trồng cần đảm bảo thoát nước tốt.
Bước 4: Khi tỏi đã nhú mầm lên thì tưới nước một lần một tuần. Cần bổ sung thêm các loại phân bón hữu cơ để tỏi sinh trưởng tốt.
3. Thu hoạch và bảo quản tỏi
Cần quan sát phần lá tỏi, khi lá tỏi khô héo, các nhánh tỏi phía trên đã ngả sang màu vàng cũng đồng thời là lúc củ tỏi phía dưới đủ lớn để thu hoạch.
Chọn mua những túi lưới đựng tỏi để giữ được trong môi trường khô và thoáng. Để tỏi ở chỗ tối cũng giúp giữ tỏi được lâu hơn.
4 sai lầm khi dùng nước mắm, điều số 2 có đến 90% chúng ta thường mắc phải
Nước mắm thường được dùng như loại gia vị không thể thiếu từ tẩm ướp cho đến nêm nếm. Tuy nhiên nước mắm lại có những quy tắc riêng để làm nổi bật nguyên liệu chính, bạn đã biết những sai lầm chúng ta thường gặp là gì không?
Cách dùng nước mắm trong các món ăn
Với món thịt luộc, cá hấp nên dùng nước mắm nguyên chất để chấm, không pha loãng, chỉ cho thêm ớt hoặc hạt tiêu, chanh hay tắc.
Trong các món canh, nên nêm nước mắm sau cùng rồi bắc ra ngay. Nếu bạn nêm nước mắm và để sôi lâu trên bếp thì món ăn sẽ mất ngon do hương vị nước mắm bị biến đổi.
Với những món kho như thịt, cá, chỉ cần ướp nguyên liệu với đường, hành tiêu và một ít muối. Khi thịt, cá gần mềm thì mới thêm nước mắm vào rồi tắt bếp.
Không sử dụng mắm để ướp thịt
Có đến 90% các chị em thường mắc phải sai lầm này khi sử dụng nước mắm. Nước mắm sẽ làm thịt bị cứng và khô hơn so với khi sử dụng muối, đường để ướp.
Nước mắm nên được cho vào trong quá trình nấu. Bạn chỉ nên nêm nước mắm trước khi tắt bếp khoảng 1 phút để nguyên liệu món ăn không bị át đi hương vị đặc trưng và giữ được hàm lượng dinh dưỡng trong nước mắm.
Không nên đun nước mắm quá lâu
Với những món canh, rim hoặc kho, bạn nên cho mắm vào khi gần tắt bếp rồi bắc ra luôn. Nếu cho nước mắm ngay từ đầu thì mùi mắm sẽ không còn giữ nguyên nếu bị đun lâu. Đồng thời những vitamin có trong nước mắm sẽ bốc hơi hết nếu bị đun quá lâu.
Không dùng nước mắm cho trẻ dưới một tuổi
Các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyến cáo, trẻ dưới 1 tuổi không nên ăn nước mắm. Lý do bởi độ mặn trong nước mắm không tốt cho thận đang còn khá non nớt của trẻ. Ngay cả những sản phẩm có chất điều vị khác như mỳ chính, hạt nêm cũng không tốt cho sức khỏe của trẻ dưới 1 tuổi.
Trong nước mắm có chứa hàm lượng muối rất cao, vì vậy người bệnh thận, xương khớp, cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch nên hạn chế sử dụng nước mắm hoặc sử dụng theo chỉ định của bác sĩ bạn nhé!
Muốn đồ ăn giữ được lâu trong tủ lạnh bạn nhất định phải biết những điều này, nhất là cái số 5 phần lớn chúng ta đều sai lầm! Cùng điểm lại một số quy tắc giữ đồ ăn tươi ngon trong tủ lạnh nhé! Nếu như ngôi nhà là nơi trú mưa tránh nóng thì tủ lạnh là nơi giúp bảo quản "nguyên mâm cơm" của các gia đình. Có nhiều bài viết hướng dẫn cách sắp xếp tủ lạnh sao cho gọn gàng, sạch đẹp nhưng lại ít đề cập...