Cách trồng hành không cần đất, chỉ với 5 nghìn có hành ăn quanh năm
Không cần đất, cũng chẳng cần phân bón, bạn có thể trồng hành lá thủy canh trong cốc thủy tinh.
Hành lá là một trong những cây gia vị được sử dụng thường xuyên trong các món ăn Việt. Toàn bộ cây từ gốc đến thân đều có mùi thảo mộc làm tăng độ ngon ngọt cho món ăn. Nếu mỗi ngày ba bữa đều sử dụng hành lá để ăn hay trang trí cho món ăn thì gia đình nên trồng hành lá tại nhà – vừa ngon mà lại sạch.
Chỉ mất khoảng một tuần trồng hành từ rễ cây có sẵn và không tốn nhiều công chăm sóc. Có nhiều cách trồng hành lá khác nhau và bạn có thể chọn lựa phương pháp phù hợp với điều kiện của gia đình.
Trồng hành lá trong cây chuối
Nghe có vẻ… hài hước nhưng đây là kiểu trồng “tầm gửi” đã được nhiều chị em áp dụng thành công mà không cần bất cứ dụng cụ trồng nào, chỉ cần “gửi nhờ” vài củ hành vào thân cây chuối trong vườn.
Chỉ sau 20 – 25 ngày bỏ củ hành vào phần thân chuối đã khoét lỗ (chú ý quay phần gốc của củ vào sát thân chuối, cắt nhẹ đầu củ hành) và không cần tưới và chăm sóc gì là hành sẽ lên lá và được thu hoạch.
Hành lá thủy canh
Không cần đất, cũng chẳng cần phân bón, bạn có thể trồng hành lá thủy canh trong cốc thủy tinh như sau.
Video đang HOT
Trước tiên, chọn cây hành lá khỏe với thân xanh, mập mạp và gốc trắng dài từ 2-7cm. Sau đó cắt phần lá xanh của hành để nấu ăn như bình thường và giữ lại phần gốc màu trắng nguyên vẹn, đoạn gốc hành dài khoảng 5 – 7cm.
Cho phần gốc hành vào trong nước. Chú ý để ngập toàn bộ phần rễ hành vào trong nước để không bị thối. Đặt bình ở nơi có ánh sáng vừa đủ nhưng không trực tiếp dưới nắng.
Thay nước hai ngày một lần. Sau 14 ngày, thân hành xanh mới sẽ mọc lên cao vút, sẵn sàng cho thu hoạch.
Khi thu hoạch, bạn cắt phần lá phía trên và lại tiếp tục nuôi phần rễ phía dưới để luôn có hành ngon. Sau ba lần cắt lá nên bổ sung vào nước thêm một chút phân hữu cơ hòa tan.
Tận dụng trong khay giấy đựng trứng
Cách trồng này vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị 5 khay giấy đựng trứng và củ hành khô không bị hỏng hay mốc.
Trước tiên, xếp 5 khay đựng trứng khít lên nhau, ở mỗi ô nhỏ của khay đục một lỗ nhỏ để nước có thể ngấm đều các khay. Sau khi xếp xong, đặt vào mỗi ô một củ hành khô sao cho đặt phần gốc hành xuống dưới, phần ngọn mầm hướng lên trên.
Đặt những khay trứng này ở nơi râm mát, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Nhớ tưới nước giữ ẩm cho toàn bộ khay trứng đã đặt hành, nước ngấm vào các miếng giấy sẽ tạo môi trường ẩm để hành ra rễ và phát triển.
Sau một thời gian ngắn, bạn sẽ có cả khay hành tươi tốt ăn mãi không hết. Lưu ý, nếu muốn sạch sẽ hơn, bạn có thể lót dưới các khay trứng tấm nhựa hoặc xốp để nước khi tưới không tràn ra ngoài.
Hầm xương, 3 thao tác nhiều người hay làm sai khiến nước dùng đục, lại kém thơm
Tưởng đơn giản nhưng làm sai 3 thao tác này chắc chắn nồi xương hầm sẽ không thơm và trong như ý.
Hầm xương để nấu canh, nấu cháo, nấu súp... là việc nhiều người vẫn thường làm trong các bữa ăn hàng ngày. Nước xương vốn ngọt, thơm nên luôn khiến các món ăn trở nên ngon và hấp dẫn hơn. Tuy nhiên nhiều người cảm thấy khó hiểu vì sao xương mình hầm thường nước không được trong, thỉnh thoảng xuất hiện mùi hôi khó chịu. Lý giải điều này, đầu bếp cho rằng, loại trừ xương của lợn bạn mua bị ốm, ôi thiu thì do trong quá trình hầm xương, nhiều người hay mắc 3 lỗi cơ bản dưới đây.
1. Xương được rửa rồi chần luôn
Hầu hết mọi người sau khi mua xương về, đều chỉ rửa sạch trực tiếp rồi cho vào nồi chần sơ qua. Thực ra cách làm này chưa đúng.
Thực tế, cách làm chuẩn là xương mua về, rửa sạch rồi rồi ngâm với nước trong trước 30 phút. Sở dĩ phải ngâm xương để giúp máu thừa bên trong ra hết, như vậy giảm được mùi tanh hiệu quả khi nấu, nước xương hầm chúng ta làm sẽ trong hơn. Hương vị nước xương thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao, không có mùi tanh.
2. Cho trực tiếp hành lá, gừng vào nồi hầm cùng xương
Thông thường khi hầm xương, nhiều người thường cho hành lá và gừng vào để xương và nước thơm hơn tuy nhiên lại không biết rằng, cần phải lưu ý thời điểm cho hai loại nguyên liệu này. Nếu cho cùng xương là chưa đúng.
Cách làm đúng của chúng ta là chuẩn bị một nồi nước, cho hành lá và gừng thái chỉ vào đun sôi rồi cho xương heo đã chần sơ vào nồi ninh cùng để xương chín.
3. Cho muối quá sớm
Nhiều người có thói quen, cứ cho xương vào nồi hầm là cho muối vào luôn. Căn bản mọi người đều nghĩ, cho muối sớm như vậy sẽ giúp xương đậm đà hơn, không bị nhạt, nước xương như vậy sẽ vừa miệng. Hoặc có người đợi đến lúc nước xương chuyển sang màu trắng đục thì cũng cho muối. Tuy nhiên hai thời điểm này bạn cho muối là không đúng vì còn quá sớm.
Việc cho muối sớm làm hạn chế chất ngọt trong xương "thôi" ra ngoài, cũng làm cho nước không trong bằng. Cho muối phải là lúc bạn đã hầm gần xong, chuẩn bị tắt bếp rồi. Lúc này, xương hầm giữ được hương vị nguyên bản nhất. Giá trị dinh dưỡng của món xương hầm sẽ cao.
Nếu cho muối sớm sẽ làm mất đi các chất dinh dưỡng này, vì vậy chúng ta nên cho muối vào nồi sau cùng để có tác dụng tăng vị nhất định.
Đừng chỉ bảo quản hành lá bằng ngăn mát tủ lạnh, làm theo cách này hành để cả tháng vẫn tươi thơm, không lo bị hỏng Cất cả cây hành lá vào tủ lạnh mà không biết cách bảo quản đúng cách, nhiều người nội trợ đã vô tình khiến hành lá đã bị héo hẳn đi chỉ trong 1 - 2 ngày đầu mới mua. Hành lá là một trong những nguyên liệu dễ thấy nhất trong căn bếp của mỗi gia đình, bởi chúng dễ dàng kết...