Cách trò chuyện với bệnh nhi ung thư
Cha mẹ cần trao đổi thẳng thắn với con về tình trạng bệnh và tùy từng lứa tuổi, có cách ứng xử khác nhau.
Giáo sư Nguyễn Bá Đức, Nguyên giám đốc Bệnh viện K trung ương, Phó chủ tịch Hội phòng chống ung thư Việt Nam cho biết, khi con bị ung thư, cha mẹ không chỉ phải đối phó với nỗi sợ hãi và bối rối của chính mình mà còn phải đối mặt với nhiệm vụ giúp con họ hiểu về ung thư. Vì vậy, cha mẹ phải có cách nói để bé hiểu về bệnh tật.
Cha mẹ nên nói thật với con về tình trạng bệnh. (Ảnh minh họa)
Nói cho con biết về bệnh tật
Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng họ có thể bảo vệ con mình bằng cách không nói cho con biết về căn bệnh ung thư. Tuy nhiên, để con có thể chịu hợp tác với các xét nghiệm và phương pháp điều trị, cha mẹ nên nói với con về loại ung thư mà con đang mắc phải vì một số trẻ em không hiểu về ung thư và chúng nghĩ rằng đây là một hình phạt cho việc làm sai điều gì đó hoặc chúng đã làm điều gì đó không tốt khiến cho mình bị mắc bệnh. Hơn thế nữa, trẻ có thể có biểu hiện lo lắng, căng thẳng và sợ hãi khi không biết liệu mình đang mắc bệnh gì.
Khi con bị ung thư, cha mẹ nên nói chuyện với con thường xuyên hơn, khuyến khích con đặt ra những câu hỏi về tình trạng bệnh mà chúng đang mắc phải. Ngoài ra, nên chia sẻ cảm xúc của bạn với con, đồng thời khuyến khích con nói ra suy nghĩ, cảm xúc của chúng. Tùy thuộc vào tuổi và nhận thức của con mà có cách diễn giải vấn đề cho hiểu.
Trẻ dưới 3 tuổi
Ở độ tuổi này, trẻ không thể hiểu về ung thư, sợ phải rời xa cha mẹ, sợ và không hiểu về các xét nghiệm y tế. Trong trường hợp này cha mẹ cần luôn bên con khi ở bệnh viện. Nói với con bằng các ngôn từ đơn giản, rõ ràng và thể hiện sự yên tâm cho trẻ. Ngoài ra, bạn nên cho con biết sẽ ở bệnh viện bao nhiêu ngày nữa và bé có thể trở về nhà sau khi kết thúc điều trị.
Video đang HOT
Trẻ từ 3 đến 7 tuổi
Ở lứa tuổi này, trẻ sẽ bắt đầu dần dần trò chuyện như người lớn và hiểu được các sắc thái ngôn ngữ. Trong trường hợp này, cha mẹ cần giải thích bệnh ung thư bằng thuật ngữ đơn giản, dễ hiểu.
Bên cạnh đó, cha mẹ cần đảm bảo với con rằng bạn sẽ luôn ở bên con, thành thật với con về các xét nghiệm và phương pháp điều trị và giải thích cho con hiểu con đang được điều trị để sức khỏe tốt hơn hoặc giảm các đau đớn.
Trẻ từ 7 đến 12 tuổi
Độ tuổi này trẻ có khả năng tư duy phản biện, biết nhận thức đúng sai. Trong trường hợp này, cha mẹ cần giải thích chi tiết hơn về bệnh ung thư. Hãy giúp con tin rằng ung thư không phải do chúng đã làm gì sai mà bị mắc bệnh. Con có thể hiểu rằng mình cần dùng thuốc hoặc các phương pháp điều trị khác để tốt hơn. Nên tâm sự với con về những điều mà con đang nghĩ, thay vì để con lo lắng một mình.
Thanh thiếu niên đã có khả năng nhận thức, trí tuệ và tư duy gần như người trường thành. Trong hợp này, cha mẹ cần nói chuyện với con về bệnh ung thư mà con mắc phải, giải thích cho con về liệu trình điều trị của con, những vấn đề có thể con sẽ gặp phải.
Cha mẹ và người thân cũng cần động viên tinh thần con, chú ý tới cảm xúc của con về những thay đổi ngoại hình của con trong quá trình điều trị bệnh.
Nha Trang
Theo VNE
Nhận diện dấu hiệu căn bệnh ung thư phổ biến ở phụ nữ
Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ, đặc biệt trong độ tuổi 30 trở lên. Hiện Việt Nam có gần 4.200 phụ nữ mắc mới và có hơn 2.400 trường hợp tử vong vì căn bệnh này mỗi năm.
Theo TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K Trung ương, phần lớn người bị ung thư cổ tử cung đến khám và điều trị khi bệnh đã ở giai đoạn muộn. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này do chị em còn chủ quan, chưa có kiến thức nhận biết về dấu hiệu của bệnh...
TS Trần Văn Thuấn cho biết, ung thư cổ tử cung thường có các dấu hiệu như: Ra máu âm đạo bất thường; ra máu âm đạo sau quan hệ tình dục; ra khí hư âm đạo màu vàng, có mùi khó chịu hoặc khí hư có nhầy máu; đau tức vùng bụng dưới, tiểu nhiều lần, khó chịu khi đi tiểu; đi tiểu, đi ngoài ra máu khi ung thư xâm lấn bàng quang, trực tràng. Ngoài ra, kinh nguyệt kéo dài, không đều; mệt mỏi và sút cân không rõ nguyên nhân cũng là dấu hiệu của căn bệnh trên.
Một số yếu tố nguy cơ gây ung thư cổ tử cung
- Virus HPV là thủ phạm chính gây ung thư cổ tử cung (99,7%), lây truyền qua đường tình dục.
- Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng tăng, đặc biệt là trên 35 tuổi.
- Sinh con quá sớm (dưới 17 tuổi) khi cơ quan sinh sản chưa phát triển hết dễ tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung.
- Phụ nữ sinh đẻ nhiều lần (từ 3 lần trở lên) thì tỷ lệ mắc bệnh cao gấp hai lần so với những phụ nữ sinh 1-2 con.
Ngoài ra, béo phì, nghiện thuốc lá, quan hệ tình dục bừa bãi, sửdụng thuốc tránh thai trong thời gian dài... cũng dễ có nguy cơ cao bị ung thư cổ tử cung.
"Ung thư cổ tử cung có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị ở giai đoạn đầu. Phát hiện sớm ung thư cổ tử cung sẽ giúp tiết kiệm chi phí, giảm thời gian điều trị, giảm thiểu rủi ro. Chi phí cho một lần đi khám sàng lọc ung thư sớm là rất nhỏ so với số tiền phải bỏ ra để điều trị bệnh lâu dài khi phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn", TS Trần Văn Thuấn cho biết.
Ung thư cổ tử cung có thể chữa khỏi nếu phát hiện và điều trị sớm
Vì vậy, chị em phụ nữ nên quan tâm đển những biểu hiện bất thường, theo dõi chặt chẽ sức khỏe của mình, thường xuyên thăm khám phụ khoa và làm xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung theo chỉ định của bác sĩ; tiêm phòng vaccine cho trẻ em gái để phát hiện và phòng ngừa căn bệnh này.
Hiện nay tại Việt Nam bệnh ung thư cổ tử cung đang được điều trị theo các phương pháp hiện đại và hiệu quả như phương pháp phẫu triệt căn, hóa xạ trị triệt căn, hóa xạ trị kết hợp phẫu thuật. Tùy vào giai đoạn của bệnh mà các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Phẫu thuật là phương pháp phổ biến đối với ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm, thường có thể là phẫu thuật khoét chóp cổ tử cung hoặc cắt tử cung toàn bộ, cắt tử cung triệt căn, vét hạch bằng mổ nội soi hoặc mổ mở.
Theo phunuvietnam
Vì sao ung thư tuyến giáp được chỉ định uống phóng xạ I-131? Ung thư tuyến giáp là bệnh ác tính thường gặp nhất chiếm tỉ lệ hơn 90% trong số các ung thư tuyến nội tiết. Dược chất phóng xạ I-131 được chỉ định cho bênh nhân nhằm tiêu diệt những tế bào ung thư còn lại sau phẫu thuật hoặc những tổn thương di căn hạch. Ngày 21-11, Bệnh viện K Trung ương đã...