Cách ‘trị’ những giảng viên đi du học bằng kinh phí nhà nước sau đó… mất hút
Theo hướng dẫn mới của Bộ GD-ĐT, các trường đại học có trách nhiệm thu hồi kinh phí đào tạo trong trường hợp giảng viên du học bằng ngân sách nhà nước rồi… mất hút.
Nhiều giảng viên đại học được cử đi du học rồi… mất hút – ẢNH MINH HỌA: NGỌC THẮNG
Vấn đề thu hút sự chú ý của dư luận là giảng viên đi du học bằng ngân sách nhà nước nhưng học xong thì mất hút, không về nước hoặc tự ý bỏ việc khi chưa hết thời gian cam kết.
Trước tình trạng đó, Bộ GD-ĐT vừa có văn bản hướng dẫn triển khai đào tạo trình độ tiến sĩ, thạc sĩ bằng nguồn ngân sách nhà nước năm 2021 và 2022 theo Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 18.1.2019 của Thủ tướng Chính phủ (Đề án 89).
Theo văn bản hướng dẫn, Bộ GD-ĐT quy định cơ sở cử giảng viên đi đào tạo nước ngoài theo Đề án 89 có trách nhiệm thu hồi học bổng và chi phí đào tạo đã cấp nếu người được cử đi đào tạo vi phạm quy định.
Bên cạnh đó, giảng viên du học bằng ngân sách sẽ phải bồi hoàn nếu vi phạm cam kết. Do đó, với hướng dẫn cụ thể này, các trường ĐH có thể để đòi lại kinh phí đã bỏ ra khi giảng viên được cử đi học ở lại nước ngoài hoặc về nước nhưng bỏ việc giữa chừng.
Đồ họa: Đăng Nguyên
Mặt khác, văn bản hướng dẫn của Bộ GD-ĐT nêu rõ 3 hình thức đào tạo thuộc Đề án 89 là: đào tạo toàn thời gian ở Việt Nam, đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài, đào tạo toàn thời gian theo hình thức liên kết giữa cơ sở đào tạo của Việt Nam và cơ sở đào tạo của nước ngoài (chỉ dành cho đào tạo ở trình độ tiến sĩ).
Đối tượng dự tuyển là giảng viên của các trường đại học và những người có nguyện vọng trở thành giảng viên của những cơ sở giáo dục đại học trong nước.
Video đang HOT
Người được cử đi đào tạo có trách nhiệm bồi hoàn học bổng và chi phí đào tạo trong các trường hợp sau: tự ý bỏ học; không hoàn thành chương trình và không được cấp văn bằng tốt nghiệp; đã hoàn thành và được cấp văn bằng tốt nghiệp nhưng không quay trở lại làm việc tại cơ sở cử đi (hoặc tại cơ sở có ký thỏa thuận cam kết tiếp nhận giảng viên) hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc khi chưa phục vụ đủ thời gian cam kết, theo Bộ GD-ĐT.
'Tôi du học nhưng không khác gì ở Việt Nam vì mắc kẹt trong ký túc xá'
Không thể tới trường, giao lưu bạn bè hay trải nghiệm văn hóa bản xứ, nhiều sinh viên Việt Nam ở nước ngoài không nén nổi cảm giác chán nản, tiếc nuối vì đi du học mùa dịch.
"Mình quyết tâm đi du học vì muốn nâng cao kiến thức và trải nghiệm văn hóa. Ai ngờ, dịch Covid-19 ập đến và phá hủy mọi dự định ban đầu", Ngọc Chi, du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản, nói với Zing .
Cô gái 25 tuổi này chia sẻ rằng chỉ 2 tuần sau khi bước vào năm học mới, mọi sinh viên của trường đều phải học trực tuyến ở nhà vì số ca nhiễm gia tăng nhanh chóng.
Dịch Covid-19 khiến đời sống sinh hoạt và học tập của các du học sinh bị ảnh hưởng. Ảnh: SCMP.
Bị hạn chế tới trường, không có cơ hội giao lưu bạn bè hay thăm thú nước Nhật, cô cảm thấy thất vọng khi trải nghiệm du học không trọn vẹn như mong đợi.
Thực tế, Ngọc Chi không phải du học sinh người Việt duy nhất phải chật vật sinh hoạt và học tập ở nước ngoài trong bối cảnh đại dịch kéo dài.
Không ít học sinh, sinh viên phải đối diện với nguy cơ mắc Covid-19 nơi đất khách, sống cùng cảm giác cô đơn, thất vọng khi "mắc kẹt" ở ký túc xá và tự hỏi rằng quyết định du học vào lúc này có đúng hay không.
Đi du học mà chẳng khác ở nhà
Với Ngọc Chi, khi nhận tin chính phủ Nhật Bản ban bố lệnh khẩn cấp và trường học đóng cửa vào tháng 4/2020, cô bạn rơi vào trạng thái vô cùng hoang mang.
Thay vì cuộc sống sinh viên với nhiều trải nghiệm mới mẻ, cô buộc phải đối diện với hiện thực khắc nghiệt rằng mình buộc phải học trực tuyến, hạn chế di chuyển và sống cùng nỗi lo mang tên "Covid-19".
"Tại thời điểm ấy, số ca nhiễm mỗi ngày ở Nhật không ngừng gia tăng. Ai cũng đổ xô tới siêu thị tích trữ đồ ăn khiến mình buộc phải làm theo số đông, đề phòng tình huống xấu nhất", Chi kể lại.
Ngọc Chi (25 tuổi) cảm thấy tiếc nuối vì trải nghiệm học tập ở Nhật Bản không được trọn vẹn do Covid-19. Ảnh: NVCC.
Thậm chí, cô bạn từng cố gắng liên hệ với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản để đăng ký về nước trên chuyến bay giải cứu. Song do không được hồi âm, nữ sinh chấp nhận ở lại xứ hoa anh đào học tập, sinh hoạt.
Nhiều tháng qua, tương tự nhiều du học sinh Việt Nam tại Nhật, Ngọc Chi dành phần lớn thời gian ở trong ký túc xá học trực tuyến.
Cô bạn cho biết bản thân cảm thấy "vô cùng tiếc nuối" vì đi du học nhưng không quen được bạn mới hay đi thăm thú nhiều nơi như kỳ vọng.
"Mình chỉ dám ở nhà học online, gọi điện cho người thân ở Việt Nam để bớt buồn chán. Mình tự tìm niềm vui bằng cách học chơi ukulele, luyện tiếng Nhật và tâm sự với bạn bè qua mạng xã hội, nhưng thỉnh thoảng vẫn thấy tủi thân", Ngọc Chi giãi bày.
Cuối năm 2019, Hoàng Đăng (17 tuổi, Hà Nội) được gia đình tạo điều kiện sang Vienna, Áo du học từ khi còn là học sinh cấp 3.
Song, chưa kịp làm quen với cuộc sống và trường học mới, Đăng sớm nhận được thông báo học trực tuyến ở nhà.
Đi du học từ sớm, sống tại khu vực ít người Việt, nam sinh khó lòng tránh khỏi cảm giác chán nản, thất vọng khi "mắc kẹt" trong nhà suốt nhiều tháng qua.
"Hơn một năm qua, mình không được tới trường, cũng chẳng được tiếp xúc với thầy cô, bạn bè bản xứ. Mình thấy đó là thiệt thòi rất lớn của du học sinh vì trải nghiệm học tập ở xứ người chẳng khác ngồi ở nhà là bao", cậu nói.
Chỉ tiếc nuối, không hối hận
Khác với Ngọc Chi và Hoàng Đăng, Hiền Anh (25 tuổi, Hà Nội) quyết định lên đường du học khi tình hình dịch bệnh tại Anh, điểm đến cô lựa chọn, diễn biến căng thẳng nhất. Lúc đó, số ca nhiễm mỗi ngày ở xứ sương mù có thể lên tới 50.000 ca.
Dù biết quyết định này vô cùng mạo hiểm, Hiền Anh vẫn chấp nhận vì "không thể trì hoãn lâu hơn nữa".
"Mình hiểu việc sang Anh vào thời điểm đó rất nguy hiểm. Trước đó, mình từng hoãn một kỳ học để theo dõi tình hình dịch bệnh. Mình sợ Covid-19 lắm, nhưng cứ trì hoãn thì dự định du học sẽ đổ bể mất", Hiền Anh chia sẻ.
Dù dịch bệnh kéo dài, nhiều người trẻ vấn quyết định ra nước ngoài du học vì sợ bỏ lỡ cơ hội. Ảnh: Getty.
Ngày ra sân bay, cô vẫn nhận được tin nhắn khuyên nhủ từ bạn bè. Song, cô bạn vẫn quyết tâm lên đường, đảm bảo tuân thủ 100% các biện pháp phòng dịch như mặc áo bảo hộ, đeo khẩu trang và găng tay, khai báo y tế... để tránh lây nhiễm.
Gần 8 tháng qua, Hiền Anh vẫn chưa được tới trường. Tất cả sinh viên đều học online, cần tới thư viện hay gặp giáo viên hướng dẫn thì phải đăng ký theo từng ngày.
"Mình hoàn toàn hiểu yêu cầu học trực tuyến và quy định phòng ngừa dịch bệnh từ chính phủ Anh. May thay, mình qua đây cùng bạn trai, vẫn trò chuyện với bạn cùng lớp qua Internet nên cũng bớt cô đơn", Hiền Anh nói.
Dù năm đầu tiên học tập ở nước ngoài không như ý muốn, cô bạn cho biết mình hoàn toàn không hối hận khi đưa ra quyết định mạo hiểm như vậy.
"Nói thật, mình thấy tiếc vì không thể tận hưởng cuộc sống ở Anh quốc một cách trọn vẹn. Tuy nhiên, mình không hối hận khi quyết tâm hiện thực hóa ước mơ từ lâu. Trải nghiệm đã mất thì sẽ tìm lại được, nhưng cơ hội thì khó có lại lần thứ 2", Hiền Anh nói.
Nữ giáo sư cả đời cống hiến cho khoa học và công nghệ môi trường Nối tiếp truyền thống làm khoa học của gia đình, bà Đặng Thị Kim Chi tận tâm cống hiến. Luôn nhớ như in lời cha dạy "Việc học là việc của suốt cả cuộc đời", bà đã cần mẫn "chinh phục" lĩnh vực bảo vệ môi trường trong nghiên cứu khoa học và đào tạo, mang lại những lợi ích cho xã hội....