Cách trị khô môi tại nhà nhanh nhất an toàn và hiệu quả
Khô môi nứt nẻ từng lớp da bám chặt không chỉ gây mất thẩm mỹ mà khiến bạn đau rát thường xuất hiện vào mùa đông. Dưới đây là tổng hợp những cách trị khô môi an toàn nhanh nhất tại nhà bạn có thể tham khảo.
Nguyên nhân bị khô môi
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng môi khô bong tróc nứt nẻ thậm chí là viêm nhiễm sưng mủ khi gặp vi khuẩn. Bạn có thể tham khảo chi tiết dưới đây:
Do di truyền
Di truyền tuy không phổ biến nhưng cũng xuất phát từ các yếu tố bên trong cơ thể tác động. Với những bạn bị khô môi do di truyền hãy sử dụng son dưỡng, thuốc mỡ hoặc uống nhiều nước…..
Khô môi do khí hậu và thời tiết
Thông thường vào thời tiết hanh khô hay mùa đông khiến khô môi diễn ra phổ biến và bị ảnh hưởng trực tiếp tới làn da và đôi môi. Chính vậy nên, giữ ẩm cho môi là rất cần thiết để không bị nứt nẻ, khô căng.
Chế độ ăn uống hàng ngày
Trong quá trình ăn uống hàng ngày môi sẽ tiếp xúc với các thành phần thức ăn trái cây đến đồ uống … sẽ dẫn đến sự ảnh hưởng tới độ mềm mại của đôi môi. Vì vậy tránh tổn thương bạn nên hạn chế ăn đồ cay nóng và tránh tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời.
Liếm môi thường xuyên
Việc liếm môi thường xuyên sẽ khiến môi bị khô nhanh hơn bình thường bởi trong nước bọt chứa thức ăn và các yếu tố khiến da bị khô hơn.
Hóa chất từ son môi và chất xăm môi
Sử dụng các loại son màu son dưỡng không đảm bảo chứa nhiều chì khiến môi bị thâm và cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng khô môi.
1. Cách trị khô môi bằng kem đánh răng
Trong kem đánh răng chứa nhiều các dưỡng chất như Canxi, Flo, Ancol có khả năng kháng khuẩn và loại bỏ các lớp tế bào chết trên da. Từ đó kích thích việc sản sinh các tế bào mới cho da khiến môi thêm mềm mại và mịn màng.
Để thực hiện bạn lấy 1 tuýp thuốc kem đánh răng màu trắng để không bị kích ứng da cho môi. Bạn thực hiện như sau:
- Tẩy trang môi kỹ càng để làm sạch lớp son màu cùng bụi bẩn. Sau đó bạn thoa lớp kem đánh răng lên môi để trong khoảng 5-10 phút.
- Sau đó bạn dùng bàn chải lông mềm chà nhẹ nhàng để lấy đi lớp tế bào chết trên môi kích thích sản sinh tế bào mới.
- Bạn rửa sạch lại đôi môi với nước mát. Áp dụng thực hiện 2-3 lần/tuần để môi luôn mềm mại căng bóng.
2. Cách trị khô môi bằng mật ong
Trong mật ong chứa nhiều chất kháng khuẩn tự nhiên và các thành vitamin C, E… giúp cung cấp độ ẩm cho đôi môi. Mật ong là nguyên liệu lành tính nên thường được sử dụng để sản xuất nhiều sản phẩm chăm sóc dưỡng ẩm cho da.
Để thực hiện bạn làm như sau:
Video đang HOT
- Làm sạch tẩy trang môi để loại bỏ lớp bụi bẩn cũng như son màu.
- Thoa một lượng mật ong nguyên chất lên môi chờ khi môi khô bạn tiếp tục thoa lớp kem dưỡng lên để trong khoảng 15 phút. Sau đó dùng khăn ấm lau sạch hỗn hợp để lớp tế bào chết trên môi bong ra.
- Áp dụng thực hiện 2-3 lần/tuần để môi mềm mại hồng hào.
3. Cách trị khô môi bằng nha đam
Nha đam giúp đôi môi của bạn trở nên hồng hào mềm mại bởi chứa nhiều chất kháng khuẩn cùng các thành phần vitamin loại bỏ được tế bào chết trên môi giảm thâm cùng dưỡng môi thêm mềm mại, quyến rũ.
Để thực hiện bạn làm như sau:
- Bạn tẩy trang làm sạch môi loại bỏ bụi bẩn cũng như lớp son màu.
- Lấy phần thịt trong nha đam tươi đắp lên môi trong khoảng 20 phút sau đó rửa lại với nước mát.
- Áp dụng thực hiện 2-3 lần/tuần để môi mềm mại không bong tróc. Ngoài ra bạn có thể sử dụng nước ép nguyên chất nha đam theo công thức trên.
4. Cách trị khô môi bằng đường
Đường giúp tẩy da chết hiệu quả cho đôi môi. Cách trị khô môi bằng đường vừa đơn giản lại thuận tiện, tạm biệt môi khô, thâm nứt, thay vào đó là đôi môi hồng quyến rũ tự nhiên.
Cách thực hiện như sau:
- Trộn thìa dầu oliu với 1 thìa đường thu được hỗn hợp.
- Bạn làm sạch môi sau đó bôi hỗn hợp lên môi mát xa kiểu chuyển động tròn để trong 15 phút rồi rửa lại với nước ấm.
- Áp dụng thực hiện 2-3 lần/tuần để môi luôn mềm mại, căng mọng.
5. Cách trị khô môi bằng dầu dừa
Dầu dừa nhiều nhiều thành phần giúp kháng khuẩn và dưỡng da hiệu quả. Dầu dừa giúp dưỡng ẩm cho môi trị môi khô nứt nẻ khiến môi luôn mọng bóng và gợi cảm.
Để thực hiện bạn làm như sau:
- Bạn làm sạch môi sau đó thoa một lớp dầu dừa lên môi vào mỗi tối trước khi đi ngủ. Bạn có thể để qua đêm và sáng hôm sau rửa lại thật sạch.
- Áp dụng thực hiện hàng ngày để môi không bị bong tróc nứt nẻ. Bạn có thể đựng trong một lọ nhỏ và sử dụng thường xuyên.
6. Cách trị khô môi bằng dưa chuột
Dưa leo chứa nhiều nước và thành phần hỗ trợ làm mềm da mặt và môi rất hiệu quả. Không chỉ được sử dụng làm tan bọng mặt, dưỡng sáng da, giảm mờ thâm,.. mà còn có tác dụng vỗ nhẹ đôi môi, giảm sưng, giảm gây khô nẻ.
Cách thực hiện như sau:
Bạn rửa sạch dưa chuột, thái lát rồi chà lên môi (một ngày vài lần), sau đó rửa lại bằng nước hơi ấm, môi sẽ mềm mại, sáng mịn tự nhiên hơn, không bị nứt nẻ nữa.
7. Cách trị khô môi bằng dầu oliu
Cũng như dầu dừa thì dầu oliu giúp môi mềm và hồng hào hơn. Trong dầu oliu chứa nhiều thành phần kháng khuẩn và dưỡng ẩm giúp cải thiện tình trạng khô môi, nứt nẻ rất tốt trong mùa đông, hanh khô.
Cách thực hiện như sau:
- Bạn lấy dầu dừa thoa lên môi đã làm sạch để trong 30 phút hoặc qua đêm rồi rửa lại thật sạch.
- Áp dụng thực hiện 2-3 lần/tuần hoặc hàng ngày để tạo độ mềm mại dưỡng ẩm hiệu quả.
8. Cách trị khô môi bằng kem dưỡng hay sáp nẻ
Kem dưỡng môi/sáp chống nẻ cực hiệu quả để giúp loại bỏ tế bào chết trả lại đôi môi mềm mại. Chỉ cần thoa chút kem dưỡng kết hợp các động tác mát xa nhẹ nhàng hàng ngày sẽ giúp môi không bị nứt nẻ bong tróc.
9. Cách trị khô môi bằng cánh hoa hồng
Trong hoa hồng chứa nhiều Vitamin E rất tốt cho quá trình dưỡng da, không chỉ vậy, các chất béo thiết yếu, vitamin và khoáng chất sẽ giữ cho môi luôn được mềm và ẩm ướt.
Để thực hiện bạn làm như sau:
- Ngâm cánh hoa hồng vào một lượng sữa vừa đủ trong vài giờ rồi làm nát cánh hoa hồng sau đó dầm luôn trong sữa thu được dung dịch.
- Bạn làm sạch môi sau đó thoa dung dịch này lên đôi môi để trong 30 phút rồi rửa lại với nước mát.
- Áp dụng thực hiện 2-3 lần/tuần để môi hồng hào căng bóng.
Trên đây là tổng hợp những cách trị khô môi an toàn hiệu quả tại nhà. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ lựa chọn cho mình cách làm phù hợp.
Thói quen liếm môi tưởng vô hại nhưng để lại nhiều hệ lụy khó thường
Việc liếm môi giúp bạn có đôi môi có ẩm ướt nhưng rất nhanh sau đó, môi sẽ bị khô lại và tình trạng khô môi còn xảy ra nhanh hơn và dẫn đến những tổn hại cho đôi môi của mình.
Tác hại của việc liếm môi
Môi khô là tình trạng bạn thường xuyên thấy rõ sự khô ráp trên làn da của đôi môi. Tình trạng này thường khiến cho con người cảm thấy khó chịu, ngại giao tiếp và luôn muốn làm ướt đôi môi của mình.
Theo thói quen không chỉ của các bạn gái mà cả với các bạn trai, khi cảm thấy môi quá khô, thường sẽ có xu hướng liếm môi để giúp môi dưỡng ẩm trở lại. Tuy nhiên, bạn sẽ luôn cảm thấy lúc đầu môi có ẩm ướt nhưng rất nhanh sau đó, môi sẽ bị khô lại và tình trạng khô môi còn xảy ra nhanh hơn và dẫn đến những tổn hại cho đôi môi của mình như:
Ảnh minh họa
Khô môi
Theo nghiên cứu của các bác sĩ trên trang Health, nước bọt của con người có chứa amylase (một loại men tinh bột, hơi dính). Khi liếm môi, lớp dính này sẽ bao quanh lấy môi, ban đầu bạn có cảm giác môi mềm hơn nhưng khi tiếp xúc với không khí, nước này sẽ bay hơi dần chỉ còn nhiều amylase. Chính amylase làm môi bạn bị co lại, khô nứt nhiều hơn.
Bị viêm môi khiến môi đau rát
Chắc các bạn cũng từng biết, trong nước bọt có các enzyme tiêu hóa để phá vỡ thức ăn, chuyển chúng thành chất dinh dưỡng để cơ thể hấp thụ. Tuy nhiên, khi liếm môi, các enzyme này lại gây nên hiện tượng ăn mòn da, làm viêm da và khiến môi bong tróc, đau rát vô cùng khó chịu.
Ảnh minh họa
Tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển
Thế giới bên ngoài môi bao gồm ánh nắng mặt trời, khói bụi, thức ăn không hợp vệ sinh,... có thể là nguồn để vi khuẩn sinh sôi. Nếu liếm môi, bạn sẽ "tiếp tay" cho đám vi khuẩn ấy có cuộc "tổng tiến công" vào khoang miệng, xuống đường tiêu hóa rồi gây nhiều bệnh, đáng sợ chưa!
Nạp những chất độc từ son môi
Dù bạn đang sở hữu một thỏi son đắt tiền, không ai đảm bảo rằng chúng không chứa chì và các hóa chất khác, có điều nó chứa lượng ít hơn các thỏi son kém chất lượng mà thôi. Bạn biết đấy, chì là chất hóa học cực độc khi được "lưu trữ" lâu dài trong cơ thể sẽ gây ra các bệnh nguy hiểm như ung thư. Nói tới đây chắc các nàng nghiện son môi cũng hiểu việc liếm môi có tác hại thế nào rồi nhỉ?
Bí quyết giúp từ bỏ thói quen liếm môi
Ảnh minh họa
Thường xuyên dưỡng ẩm cho môi
Có thể dễ dàng thấy rằng, con gái liếm môi vì cảm giác môi mình đang rất khô. Vậy tại sao chúng ta không làm nó ẩm hơn? Cách đầu tiên là dưỡng ẩm cho môi bằng việc cung cấp nước cho cơ thể, đắp mặt nạ cho môi nhất là những ngày trời khô nóng, dùng son dưỡng từ nguyên liệu thiên nhiên rẻ tiền như mật ong, nha đam, dầu dừa,... nếu không thể mua những thỏi son dưỡng đắt tiền.
Hạn chế sử dụng mùi son ngon ngọt
Để thu hút người dùng, nhiều sản phẩm son môi đã tạo ra mùi trái cây thơm ngọt vô cùng quyến rũ, chính vì thế, các bạn gái lại càng thích liếm môi. Nếu không thể "cự tuyệt" với những mùi son ấy, bạn hãy dành một khoảng thời gian tạm thời để dùng son có mùi khó nuốt, từ đó bạn sẽ không liếm môi nữa.
Tạo công việc cho đôi môi
Đôi khi, đôi môi rảnh rỗi cũng khiến bạn có cảm giác thèm liếm môi. Hãy cho đôi môi một việc làm lành mạnh như nhai kẹo cao su, ca hát, tán gẫu,... để quên đi thói quen xấu xí này.
Bổ sung nước và dưỡng chất cho cơ thể
Bên cạnh đó, uống nước nhiều hơn, dùng son chất lượng tốt, dưỡng môi đều đặn, ăn uống đủ chất là những lời khuyên thực sự có ích cho đôi môi sexy, cuốn hút nhé.
5 điều cần làm sau khi phun môi để lên màu đẹp, không sưng phù Phun môi, xăm môi la phương phap lam đep đươc nhiêu chi em quan tâm. Tuy nhiên, đê sơ hưu 1 bơ môi căng mong, quyên ru va lên mau tươi tăn sau khi phun, xăm ban cân lưu y nhưng điêu sau. Bi quyêt chăm soc môi sau khi phun, xăm lên mau đep Để đôi môi sau khi phun xăm được...