Cách trị cảm cúm ở trẻ sơ sinh
Các mẹ bỉm sữa đã trang bị cách trị cảm cúm cho bé con nhà mình chưa? Đây là kiến thức cần có bởi sức đề kháng của trẻ sơ sinh còn yếu nên rất dễ bị cảm cúm.
Hiểu biết chung về cảm cúm
Cảm cúm thông thường là tình trạng nhiễm virus của đường hô hấp trên, mũi và cổ họng của bé. Những dấu hiệu đầu tiên của cảm cúm thông thường là nghẹt mũi và chảy nước mũi. Các bé đặc biệt dễ bị cảm cúm một phần bởi những người khác xung quanh bé không luôn luôn rửa tay. Thực tế, trong vòng hai năm đầu đời, hầu hết trẻ sơ sinh đều bị cảm cúm khoảng 8 đến 10 lần .
Đối với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi, tốt nhất nên gặp bác sĩ ngay khi bé có những dấu hiệu cảm cúm đầu tiên. Bệnh rất dễ biến chứng thành viêm thanh khí quản, viêm phổi hoặc các bệnh tật nghiêm trọng khác.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị cảm cúm
Trước khi chọn cách trị cảm cúm cho trẻ sơ sinh, mẹ cần xác định được nguyên nhân có thể gây ra bệnh cho trẻ. Sở dĩ các bé dễ dàng mắc bệnh cảm cúm là do sức đề kháng của trẻ còn quá yếu, nên khi vô tình tiếp xúc với những đối tượng có chứa vi- rút lây bệnh thì chắc chắn những vi- rút này sẽ nhân cơ hội xâm nhập qua đường hô hấp hoặc miệng của bé để gây bệnh. Trong đó, có thể kể đến một số nguy cơ khiến bé bị cảm cúm như:
Sức đề kháng của trẻ sơ sinh còn yếu
Không khí: Khi mẹ cho bé tiếp xúc với nhiều người thì việc những người lớn nói chuyện, hắt hơi hoặc ho…có thể khiến vi-rút gây bệnh từ họ (nếu có) khuếch tán trong không khí và xâm nhập qua đường hô hấp để vào cơ thể của bé khiến trẻ bị cảm cúm.
Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh: Đây là điều có thể vô tình gây bệnh cho bé mà mẹ nên lưu ý. Chẳng hạn như mẹ để một người nào đó bế bé, hoặc thậm chí là ba mẹ bế bé khi đang bị cảm thì vi-rút gây bệnh hoàn toàn có thể xâm nhập một cách dễ dàng qua đường thở của bé đấy các mẹ.
Cách trị cảm cúm ở trẻ sơ sinh đơn giản và hiệu quả
Thuốc điều trị không hề tốt đối với trẻ sơ sinh, đôi khi ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Chị hãy sử dụng các biện pháp trị cảm cúm nhẹ nhàng hơn cho trẻ mà vẫn đảm bảo hiệu quả, an toàn. Bí kíp này tuy không rút ngắn thời gian bệnh ủ nhưng sẽ giúp bé dễ chịu hơn rất nhiều
Video đang HOT
Thường xuyên rửa mũi cho bé
Trẻ sơ sinh còn quá nhỏ để có thể tự hỉ mũi, vậy nên rất cần sự trợ giúp của mẹ. Chị sử dụng dụng cụ xịt rửa và hút mũi sẽ giúp bé hít thở dễ dàng hơn, thực hiện trước khi cho bé bú khoảng 15 phút nhé.
Thường xuyên vệ sinh mũi cho trẻ
Chị có thể tự pha chế nước muối sinh lý tại nhà để vệ sinh mũi cho bé với công thức như sau: hòa tan khoảng muỗng cà phê với 240 ml nước ấm. Làm mới dung dịch này mỗi ngày để đảm bảo an toàn, không tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
Đặt bé nằm ngửa, lót một tấm khăn dưới đầu bé, nhỏ 2-3 giọt nước muối sinh lý vào hai bên mũi bé để làm lỏng các dịch nhầy. Giữ đầu bé khoảng 30 giây. Tiếp đến, dùng dụng cụ hút mũi để hút bớt các dịch nhầy cho mỗi bên mũi. Chị không nên hút mũi cho bé quá nhiều vì có thể gây kích ứng niêm mạc mũi. Không sử dụng phương pháp này 4 ngày liên tiếp, bởi mũi của bé sẽ bị khô, và bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
Làm ẩm không khí
Mỗi khi tắm, chị có thể dùng vòi hoa sen phun nước nóng một lúc để phòng đầy hơi ẩm, sau đó tắm cho bé trong phòng này. Nếu sử dụng máy phun sương tạo độ ẩm, chị nên kiểm tra và vệ sinh thường xuyên để tránh trường hợp máy bị ẩm mốc và phun ra hơi độc.
Sử dụng dầu nóng dành cho bé
Các loại dầu dành cho trẻ sơ sinh như khuynh diệp, tinh dầu bạc hà tuy không có công dụng trị cảm cúm cho trẻ nhưng lại giúp làm dịu những sự khó chịu gây ra bởi bệnh. Trẻ sẽ ngủ ngon giấc vào ban đêm và không bị gây khó chịu bởi dịch nhầy ở mũi nhờ cảm giác mát lạnh có được từ các sản phẩm dầu dành cho em bé.
Buổi tối trước khi đi ngủ, chị dùng dầu nóng xoa vào ngực, cổ và lưng của bé, massage nhẹ nhàng cũng giúp tăng cảm giác dễ chịu cho bé. Tránh để dầu tiếp xúc với miệng, mũi, xung quanh mắt hoặc bất cứ vị trí nào trên khuôn mặt của bé.
Theo www.phunutoday.vn
Bí quyết 'thổi bay' các triệu chứng cảm cúm
Các triệu chứng cảm cúm: sốt, ho, đau họng, nghẹt mũi, đau nhức đến ớn lạnh khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi vô cùng. Một số cách đơn giản sau có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu này.
Súp gà có thể làm giảm nhẹ các triệu chứng của nhiễm trùng đường hô hấp trên - Ảnh: Shutterstock
Uống nhiều nước
Cảm cúm có thể gây mất nước nghiêm trọng, vì thế việc cung cấp đủ nước cho cơ thể là vô cùng cần thiết, nhất là trong trường hợp kèm theo nôn mửa hoặc tiêu chảy. Ngoài nước lọc, các loại nước ép trái cây, nước ngọt và nước chứa các chất điện giải khác cũng có tác dụng cung cấp nước. Trà thảo dược pha với mật ong cũng có thể làm dịu cơn đau họng. Nếu cảm thấy buồn nôn, hãy uống từng ngụm nhỏ. Muốn biết bạn có nhận đủ nước hay không, hãy nhìn màu sắc của nước tiểu. Khi cơ thể được bổ sung đủ nước, nước tiểu sẽ có màu vàng nhạt hoặc gần như không màu.
Tiến sĩ William Schaffner, Chủ tịch Trung tâm y tế dự phòng tại Vanderbilt University School of Medicine ở Nashville, Tennessee (Mỹ), cho biết khi bị cúm, điều cuối cùng bạn có thể làm là uống rượu. Rượu sẽ khiến bạn buồn ngủ, và khi ngủ sẽ không còn cảm thấy khó chịu.
Ăn súp
Súp luôn là món ăn giải cảm cực kỳ hiệu quả. Theo trang WebMD, một nghiên cứu cho thấy súp gà có thể làm giảm nhẹ các triệu chứng của nhiễm trùng đường hô hấp trên.
Tiến sĩ Reid B. Blackwelder, giáo sư y khoa tại Đại học Tennessee (Mỹ), tin rằng khi ăn, hơi nóng của chén súp bốc lên mũi và người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Không chỉ vậy, lợi ích của súp còn được nhìn nhận dưới góc độ tình cảm. Khi nhận được sự quan tâm lo lắng của người thân, người bệnh sẽ cảm thấy biết ơn và từ đó giúp vực dậy tinh thần để chống đỡ với bệnh tật.
Tranh thủ tập thể dục
Khi cảm cúm "ghé thăm", người bệnh sẽ cảm thấy mệt đừ và chỉ muốn nằm dài trên giường. Tuy nhiên, hãy cố gắng vận động với mức độ vừa phải để cơ thể khỏe khoắn hơn, nhưng nhớ hãy tránh xa công việc, đặc biệt không nên thức khuya. Chu kỳ giấc ngủ tốt có tác dụng giúp hệ thống miễn dịch hoạt động tốt và điều này tạo ra sức bật nhằm đẩy lùi bệnh tật.
Tăng cường độ ẩm
Một trong những cách tốt nhất giúp giảm bớt tắc nghẽn mũi và đau họng là hít thở hơi nóng. Tắm dưới vòi hoa sen hoặc chỉ cần bật vòi hoa sen và ngồi trong phòng tắm một vài phút để hít hà hơi nước, các triệu chứng khó chịu sẽ giảm bớt.
Xông hơi
Cách nhanh chóng để mở lối thoát cho đường thở bị tắc nghẽn là nấu một nồi nước xông và nhỏ vào vài giọt dầu bạc hà hoặc dầu khuynh diệp. Sau đó, dùng một tấm chăn to phủ trùm lên người và nồi nước xông rồi nhắm mắt, hít thở sâu bằng mũi. Lặp lại điều này thường xuyên khi cần thiết để giảm bớt triệu chứng nghẹt mũi.
Chườm khăn nóng
Dùng khăn nóng đắp lên trán là cách tuyệt vời để giảm nhức đầu hoặc đau do xoang.
Ngậm kẹo
Thuốc ho và kẹo cứng có thể đem lại hiệu quả đáng ngạc nhiên trong việc làm giảm sự khó chịu của cơn ho và đau rát họng.
Nước muối
Súc miệng bằng nước muối hoặc ngậm nước muối giúp loại bỏ đờm trong cổ họng, đồng thời cũng có thể giảm bớt triệu chứng khó chịu.
Nhỏ mũi
Để giảm nghẹt mũi và chảy nước mũi, các chuyên gia y tế khuyến cáo nên thường xuyên nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý.
Ngọc Khuê
Theo Thanhnien
Uống nước dừa 7 ngày liên tiếp: Cơ thể sẽ vô cùng cảm ơn bạn vì 8 thay đổi kỳ diệu này Liên tiếp uống nước dừa trong 7 ngày, một số căn bệnh khiến bạn khó chịu sẽ được cải thiện đáng kể, thậm chí biến mất hoàn toàn. 1. Tăng cường hệ miễn dịch Uống nước dừa mỗi ngày góp phần tăng cường hệ miễn dịch của bạn. Nó cũng có khả năng loại bỏ vi khuẩn trong cơ thể gây ra bệnh...