Cách tránh nhiễm nấm ‘vùng kín’ mùa hè
Vùng ấm và ẩm ướt trên cơ thể con người là nơi lý tưởng nhất để vi nấm kí sinh. Trong đó, vùng kín là nơi dễ bị nhiễm nấm nhất.
Vi nấm thường phát triển ở những chỗ ấm và ẩm ướt của cơ thể con người, vì vậy vùng kín là nơi dễ bị nhiễm nấm nhất. Hơn nữa nấm dễ tái phát, sự tái nhiễm nhiều lần khiến họ mất đi hứng thú tình dục vì khi quan hệ có cảm giác đau, rát…
Nấm vùng âm đạo khiến nữ giới mát đi hứng thú tình dục (Ảnh minh họa: Internet)
Nam giới bị nhiễm nấm vùng kín thường ít nghiêm trọng hơn nữ giới. Tuy nhiên cũng đừng vì thế mà chủ quan. Nhiễm nấm không chỉ khiến nam giới mất tự tin trong cuộc sống hàng ngày mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của ‘cậu nhỏ’.
Dấu hiệu nghi ngờ bị nhiễm nấm vùng kín là cảm thấy đau rát, ngứa ngáy khó chịu ở vùng da xung quanh ‘chỗ bí mật’. Tiếp đến, cơn ngứa ngáy sẽ lan dần đến vị trí quanh cậu nhỏ, hoặc âm hộ của nữ và xuất hiện dấu hiệu sưng tấy rồi tiếp đến là khu vực hậu môn sẽ bị mẩn đỏ. Bên cạnh đó, trên quần lót của mình có những đốm vàng nhỏ li ti với mật độ xuất hiện ngày càng nhiều, có mùi hôi, tanh khó chịu. Nếu không điều trị ngay, nấm từ bên ngoài vùng kín sẽ lan vào cơ quan sinh dục phía trong như, họng sáo, niệu đạo ở nam giới, âm đạo, cổ tử cung ở nữ giới…
Để phòng ngừa nhiễm nấm vùng kín, không nên mặc đồ lót sợi tổng hợp, chật sẽ làm tăng nhiệt độ và độ ẩm ở vùng kín. Đây là môi trường thuận lợi cho vi nấm sinh sôi và gây bệnh. Hãy lựa chọn những quần lót cotton có độ thấm hút tốt, thoáng khí, tránh cọ xát làm trầy xước vùng kín. Cần vệ sinh vùng kín 2 lần/ngày bằng nước sạch, giữ vùng kín khô để vùng kín khỏi bị nấm tấn công và lan rộng hơn. Không nên lạm dụng dung dịch vệ sinh để rửa vùng kín hay thụt rửa âm đạo quá mức, vì trong dung dịch có tính khử trùng mạnh, dễ làm mất cân bằng môi trường và kháng thể tự nhiên của vùng kín, khi đó dễ bị vi khuẩn và nấm tấn công. Không mặc chung đồ lót, cần giặt riêng đồ lót với các quần áo khác.
Video đang HOT
Chọn quần lót cotton là biện pháp đầu tiên cần thực hiện để đề phòng nấm âm đạo(Ảnh minh họa: Internet)
Khi có những dấu hiệu lạ nơi vùng kín, cần đi khám để được điều trị ngay, tránh lây lan. Không tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định, vì việc dùng thuốc không đúng sẽ làm nấm kháng thuốc, trở nên bất trị, việc điều trị sẽ càng khó khăn hơn. Nếu bạn đã bị nhiễm nấm vùng kín, người cần chữa trị không chỉ có riêng bạn mà còn ‘đối tác’ của bạn. Sở dĩ việc điều trị bệnh cần được thực hiện với cả hai người là để tránh trường hợp một người đã chữa khỏi bệnh nhưng lại bị lây trở lại từ người kia hoặc tránh khả năng nhiễm khuẩn chéo sang nhau khi cả hai cùng nhiễm bệnh. Có như vậy thì việc điều trị bệnh mới triệt để.
Theo SKĐS
'Đánh bật' thủ phạm gây ngứa vùng kín
Vùng kín là nơi kín đáo nhất trên cơ thể phụ nữ nhưng cũng lại là nơi dễ gặp trục trặc nhất vì những lý do chẳng đâu.
Ngứa bên ngoài vùng kín là tình trạng thường gặp của chị em. Hãy loại bỏ tình trạng này bằng cách nhanh nhất nhé.
Thủ phạm của hầu hết các trường hợp ngứa rát vùng nhạy cảm là nấm và rận mu.
Nấm vùng kín
Biểu hiện của bệnh là ngứa, nổi mụn rộp, đau vùng kín, chảy dịch. Nguyên nhân nhiễm nấm có thể do mặc quần lót quá chật, thiếu vệ sinh vùng kín. Nguy cơ căn bản nhất là do tiếp xúc với nguồn bệnh lan truyền bằng con đường tình dục.
Rận mu
Đây là loại ký sinh trùng hút máu, màu trắng dài 1-1,3mm, ký sinh tại lỗ chân lông vùng sinh dục và bám vào da, sinh sản tại đó, gây ngứa ngáy khó chịu. Rận thường bám dưới chân lông. Rận lây trực tiếp qua da sau khi tiếp xúc với da của người mắc bệnh. Cách lây khác có thể do sử dụng chung quần áo, chăn màn hoặc có sinh hoạt rất gần với người mắc bệnh. Đặc biệt, quan hệ tình dục là con đường lý tưởng để rận lây lan nhanh nhất.
Biểu hiện của bệnh nấm vùng kín là ngứa, nổi mụn rộp, đau vùng kín, chảy dịch (Ảnh minh họa: Internet)
Viêm nang lông
Một nguyên nhân khác cũng gây ngứa vùng kín là do viêm nang lông. Đây là bệnh có thể xảy ra ở mọi vùng da có lông trên cơ thể như chân tay, nách và bộ phận sinh dục. Biểu hiện là những tổn thương đa dạng như mụn nước, sẩn ngứa, mụn mủ hoặc xen kẽ giữa những tổn thương này với nhau. Yếu tố thuận lợi làm da vùng kín dễ bị viêm nang lông là môi trường ẩm ướt, vệ sinh không tốt, bị dị ứng với các chất hóa học như chất tẩy rửa, sữa tắm, xà phòng, chất bôi trơn trong bao cao su...
Để khắc phục chứng ngứa vùng kín, chị em cần lưu ý:
Không gãi:
Vùng kín là nơi thường xuyên bị bí hơi, dẫn đến nóng bức, ẩm ướt sẽ là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn, vi nấm phát triển gây bệnh. Khi gãi, bệnh sẽ không đỡ mà càng lan rộng hơn.
Dùng băng vệ sinh hàng ngày liên tục:
Điều này sẽ khiến vùng kín ẩm ướt, sinh nhiệt và là cơ hội cho vi khuẩn, nấm gây bệnh. Vì thế phải bỏ thói quen này. Để giữ vệ sinh vùng kín, cần rửa sạch sẽ 2 lần/ngày bằng nguồn nước sạch, không lạm dụng các dung dịch vệ sinh, sẽ làm thay đổi môi trường, dễ là cơ hội cho các loại vi khuẩn yếm khí khác.
Nên mặc quần thoáng, thấm nước và khô ráo:
Việc này sẽ giúp vùng kín không ẩm ướt, thay quần lót thường xuyên. Tuyệt đối tránh mặc quần chật, bó.
Khi thấy có dấu hiệu bất thường ở vùng kín, cần đi khám phụ khoa ngay để điều trị theo đúng phác đồ, không để bệnh lây lan rộng.
Theo SKĐS
Xấu hổ không dám đi cấp cứu vì 'gãy súng' do tò mò Nam giới trẻ tuổi thường xấu hổ khi gặp rắc rối nên thường giấu bệnh, tự 'bó bột' ở nhà hay tìm đến các thầy lang vườn để xoa bóp. Theo bác sĩ Nguyễn Khắc Lợi, Giám đốc Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, bộ phận sinh dục nam có cấu trúc phức tạp, dễ tổn thương nhưng do tò...