Cách tôi giải tỏa mâu thuẫn với anh rể
Thảo rất yêu thương chị gái và các con của chị ấy nhưng không thể chịu đựng được việc ở bên cạnh anh rể.
Vì lý do này mà Thảo không gặp họ thường xuyên như mong muốn. Nhiều lần cô tự hỏi bản thân: “Anh rể đã làm gì khiến mình có cảm giác khó chịu đến thế?”. Nhưng cô không thể lý giải được.
Mỗi khi stress vì không giải tỏa được cảm giác khó chịu của mình, Thảo chỉ biết xoa dịu bằng cách nghĩ rằng đôi khi mình còn cảm thấy khó chịu với bố mẹ đẻ huống chi là anh rể.
Thảo cố gắng hít thật sâu và thở ra thật chậm để bình thản chấp nhận những điều mình không thể thay đổi. Cô phải thành thật với bản thân rằng mình rất muốn đến thăm chị gái và các cháu vào mỗi dịp cuối tuần. Vì thế, cô phải chấp nhận chạm mặt anh rể ở đó.
Nếu Thảo để chị phát hiện mình không ưa anh rể, chắc chắn chị sẽ phải suy nghĩ rất nhiều. Thảo cũng có thể khiến mọi chuyện trở nên phức tạp hơn. Thậm chí, điều này sẽ ảnh hưởng đến sự tôn trọng mà chị và các cháu đang dành cho cô.
Video đang HOT
Thảo định im lặng và giấu thật kỹ cảm xúc thật của mình. Nhưng rồi một thứ gì đó không ngừng thôi thúc cô tiếp tục tìm hiểu lý do và giải quyết để cảm giác khó chịu trong cô phải tan biến.
Đầu tiên, Thảo muốn mình tự giải quyết trước. Cô muốn mình xác định rõ các vấn đề với anh rể là sự khác biệt về tính cách hay niềm tin? Nếu vấn đề đơn giản như vậy, cô chỉ cần giảm thiểu mức độ tương tác với anh về bất kỳ chủ đề nóng nào tạo ra xung đột giữa hai người. Còn nếu vấn đề ở mức độ phức tạp hơn, chẳng hạn cô thấy khó chịu khi chứng kiến anh cằn nhằn hoặc to tiếng với chị thì cô cần phải trò chuyện thẳng thắn và trực tiếp với chị.
Thảo biết mình có thể kiểm soát được phản ứng về mặt cảm xúc của mình với anh rể. Cô cũng hiểu rằng cảm xúc của mình thường bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi những suy nghĩ mà mình đang có. Thảo cố gắng thực hành bằng cách lưu tâm đến lời tự nói của mình khi gặp anh rể, sau đó, cô thay đổi những suy nghĩ sao cho chúng thực tế, chính xác và công bằng hơn.
Mỗi khi nhìn thấy anh, thay vì nghĩ “mình ghét anh rể quá”, Thảo sẽ cố gắng tập trung vào suy nghĩ “ừ thì mình không thích anh ấy lắm, nhưng dù sao anh ấy cũng yêu thương và đối xử tốt với chị gái mình. Chị cũng rất yêu anh. Anh rể có thể cũng đã cảm nhận được mình không ưa anh, nhưng ơn giời, ít ra mình không phải là người chung sống với anh ấy”.
Cuối cùng, Thảo nhắc nhở bản thân phải quyết định xem hạnh phúc của chị gái và các cháu quan trọng hơn hay cảm xúc tiêu cực của mình đối với anh rể quan trọng hơn. Nếu mình không thể suy nghĩ tích cực hơn về anh rể, mình cũng còn nhiều giải pháp, chẳng hạn mình sẽ ghé thăm chị và các cháu vào những ngày anh rể không ở nhà hoặc những buổi tối anh phải trực ở cơ quan.
Nhưng suy cho cùng, Thảo biết mình vẫn phải chấp nhận một sự thật: Muốn gặp chị và các cháu nhiều hơn, mình sẽ phải gặp anh rể nhiều hơn. Vào một ngày, Thảo quyết định sẽ thử trò chuyện với anh xem sao.
Thảo không thích anh, anh cũng chẳng ưa cô nhưng như thế thì đã sao, bởi cả 2 đều yêu thương và quý trọng một người. Vì thế, Thảo tin anh rể cũng đang có suy nghĩ giống mình: Mong muốn 2 người hòa hợp nhất có thể. Mỗi khi đối diện anh rể, Thảo cố gắng duy trì sự tập trung vào những mặt tích cực của anh. Điều đó cũng khiến Thảo trở nên bớt khó chịu trong mắt anh.
Nhìn bao gạo bố gửi từ quê ra cho mà tôi ứa nước mắt
Những lời thẳng thắn của anh lái xe làm tôi suy nghĩ rất nhiều.
Một tuần trước, bố mẹ gửi đồ ở quê ra cho hai chị em tôi. Lúc ra bến xe lấy gạo, tôi bị anh lái xe nói những lời rất nặng nề mà nghe xong tôi tái mặt.
Anh ấy bảo đã có cuộc nói chuyện khá lâu với bố tôi. Ông ấy khoe là có hai cô con gái học đại học, hiện đang đi làm công ty. Tôi tự tin khẳng định tất cả những điều bố mình nói là đúng.
Khi anh ấy biết tôi 28 tuổi thì thái độ thay đổi chóng mặt. Anh nói với tuổi đó các cô gái ở quê đã lập gia đình, có gì ngon cũng mang về biếu bố mẹ. Còn chúng tôi lại bắt bố mẹ phải chu cấp gạo, thực phẩm mỗi tháng.
Anh ấy còn nói hôm bố tôi chở bao gạo ra xe, nhìn dáng ông bê rất cực nhọc, thấy tội lắm. Một bao gạo mua ở thành phố vài trăm ngàn, chẳng lẽ chị em tôi không mua được, lại phải để bố mẹ chắt bóp từ quê gửi ra?
Lời nói quá thẳng của anh ấy làm tôi tổn thương nhưng thật sự rất đúng. Từ trước đến nay tôi chưa bao giờ nghĩ về cảm nhận của bố mẹ. Tôi chỉ nghĩ đơn giản gạo ở quê làm được, bố mẹ gửi cho đỡ đi mua bên ngoài. Không ngờ sự vô tâm của chị em tôi lại khiến bố mẹ cực nhọc đến thế.
Cả ngày hôm đó, tôi đã nghĩ rất nhiều về câu nói của anh lái xe. Chị em tôi đi làm nhiều năm nay, lương hàng tháng chỉ đủ thuê tiền nhà và chi tiêu cho bản thân, rất hiếm khi gửi tiền biếu bố mẹ. Đúng là uổng công bố mẹ tốn tiền nuôi chị em tôi ăn học.
Sau đó tôi đã nghĩ rất nhiều, làm cách nào để kiếm nhiều tiền cho bố mẹ mát mặt. Tôi tốt nghiệp quản trị kinh doanh, đã từng làm vài công ty nhưng thấy không phù hợp. Lúc đó tôi nhát và không có kinh nghiệm, toàn gây phiền phức cho sếp và đồng nghiệp. Thế nên tôi đã bỏ việc và đi làm nhân viên thu ngân. Làm một mạch 4 năm nay mà chưa từng có ý định thay đổi công việc.
Bây giờ tôi muốn lôi bằng đại học ra sử dụng lại nhưng không biết phải bắt đầu từ đâu nữa? Mọi người cho tôi lời khuyên với?
(kimoanh...@gmail.com)
"Thấy chồng tôi thăng chức, anh rể huy động cả làng đến vay tiền" Vợ chồng tôi xuất thân nông thôn nhưng cùng làm việc trên thành phố. Lúc đầu, lương chúng tôi rất thấp. Hồi ấy tình cảm với anh chị chồng vẫn tốt nên mỗi lần về chúng tôi đều mua rất nhiều quà. Giai đoạn đó chúng tôi không có tiền nên thậm chí còn chẳng dám sinh con. Anh rể với chị chồng...