Cách tính tiền lương đi làm ngày Lễ 30-4 và 1-5
Trường hợp đi làm ngày lễ, người lao động sẽ nhận được lương làm thêm giờ với mức lương được trả tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm
Vì nhu cầu sản xuất – kinh doanh, sau giãn cách xã hội do dịch bệnh, trong ngày lễ 30-4, 1-5 nhiều doanh nghiệp có thể sẽ để người lao động đi làm.
Theo quy định tại điều 115 Bộ Luật Lao động 2012, người lao động được nghỉ làm và hưởng nguyên lương: c) Ngày Chiến thắng: 1 ngày (ngày 30-4 dương lịch); d) Ngày Quốc tế lao động: 1 ngày (ngày 1-5 dương lịch)… Năm 2020, ngày 30-4 và 1-5 rơi vào thứ năm và thứ sáu nên người lao động sẽ được nghỉ làm trong 2 ngày này.
Với những doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị áp dụng lịch nghỉ cố định thứ bảy, chủ nhật hàng tuần thì người lao động (NLĐ) còn được nghỉ thêm 2 ngày nghỉ cuối tuần. Do đó, trong dịp lễ sắp tới, nhiều NLĐ sẽ được nghỉ 4 ngày liên tiếp, từ ngày 30-4-2020 đến hết ngày 3-5-2020.
Video đang HOT
Do đó, người lao động (NLĐ) được nghỉ làm việc và hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, Tết. Tức là, dù không làm việc nhưng NLĐ vẫn có 100% lương như những ngày làm việc bình thường.
Nếu người lao động đi làm ngày lễ sẽ nhận được lương làm thêm giờ với mức lương được trả tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm
Trường hợp đi làm, NLĐ sẽ nhận được lương làm thêm giờ theo điểm c, khoản 1, điều 97 Bộ Luật Lao động 2012 với mức lương được trả tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm: Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với NLĐ hưởng lương ngày.
Ví dụ: Chị N làm việc tại doanh nghiệp A được trả lương 200.000 đồng/ngày. Do đơn hàng cần số lượng lớn nên thứ năm và thứ sáu (ngày 30-4 và 1-5), chị N được yêu cầu đến nhà máy làm việc như bình thường. Với quy định trên, tiền lương mỗi ngày làm việc của chị N được tính như sau: 300% x 200.000 đồng/ngày = 600.000 đồng/ngày (chưa kể tiền lương ngày lễ). Như vậy, tổng tiền lương 1 ngày đi làm của chị N trong dịp nghỉ lễ bằng 200.000 đồng/ngày 600.000 đồng/ngày = 800.000 đồng/ngày.
Trường hợp khác, ngày lễ (30-4, 1-5), NLĐ vẫn được nghỉ làm và hưởng nguyên lương theo đúng quy định. Tuy nhiên, họ phải làm bù vào ngày thứ bảy và chủ nhật (ngày nghỉ hàng tuần). Khi đó, người lao động được trả lương theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm ít nhất bằng 200% (theo điểm b, khoản 1, điều 97 Bộ Luật Lao động 2012).
Với trường hợp của chị N, mỗi ngày hàng tuần phải đi làm, chị N sẽ nhận được 200% x 200.000 đồng/ngày = 400.000 đồng/ngày.
Lưu ý, người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi có sự đồng ý của người lao động.
H.Lê
Những ai được hỗ trợ trực tiếp do khó khăn vì dịch Covid-19?
Những đối tượng theo Nghị quyết của Chính phủ được hỗ trợ trực tiếp do khó khăn vì dịch Covid-19. Mức hưởng cao nhất 1,8 triệu đồng/người/tháng.
Theo đó, người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động phải thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ 01 tháng trở lên do các doanh nghiệp gặp khó khăn bởi đại dịch COVID-19, không có doanh thu hoặc không có nguồn tài chính để trả lương thì được hỗ trợ với mức 1,8 triệu đồng/người/tháng. Thời gian hỗ trợ theo thời gian thực tế tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương, theo hằng tháng tùy theo tình hình thực tế của diễn biến dịch, tính từ ngày 1/4/2020 và không quá 3 tháng.
Công nhân Công ty TNHH AF Group nhận hỗ trợ từ Công đoàn các KCX-KCN TP HCM và LĐLĐ quận Bình Tân (ảnh Báo NLĐ)
Người sử dụng lao động có khó khăn về tài chính và đã trả trước tối thiểu 50% lương ngừng việc cho người lao động theo khoản 3 Điều 98 Bộ luật lao động trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6/2020 thì được vay không có tài sản đảm bảo tối đa 50% tiền lương tối thiểu vùng đối với từng người lao động theo thời gian trả lương thực tế nhưng không quá 3 tháng với lãi suất 0%, thời hạn vay tối đa 12 tháng tại Ngân hàng Chính sách xã hội để trả phần lương còn lại và giải ngân trực tiếp hàng tháng đến người bị ngừng việc.
Hộ kinh doanh cá thể có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm tạm ngừng kinh doanh từ 1/4/2020 được hỗ trợ 1 triệu đồng/hộ/tháng theo hằng tháng tùy theo tình hình thực tế của diễn biến dịch nhưng không quá 3 tháng.
Người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm được hỗ trợ 1 triệu đồng/người/tháng theo hằng tháng tùy theo tình hình thực tế của diễn biến dịch nhưng tối đa không quá 3 tháng. Thời gian áp dụng từ tháng 4 đến tháng 6/2020.
Người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng được hỗ trợ thêm 500 nghìn đồng/người/tháng. Thời gian áp dụng là 3 tháng, từ tháng 4 đến tháng 6/2020 và được chi trả 1 lần.
Đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng được hỗ trợ thêm 500 nghìn đồng/người/tháng. Thời gian áp dụng là 3 tháng, từ tháng 4 đến tháng 6/2020 và được chi trả 1 lần.
Hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia trong danh sách đến ngày 31/12/2019 được hỗ trợ 250 nghìn đồng/khẩu/tháng. Thời gian áp dụng là 3 tháng, từ tháng 4 đến tháng 6/2020 và được chi trả 1 lần.
Nghị quyết của Chính phủ cũng nêu rõ: Người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 dẫn đến phải giảm từ 50% lao động tham gia bảo hiểm xã hội trở lên so với thời điểm cơ quan có thẩm quyền công bố dịch (kể cả lao động ngừng việc, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, thỏa thuận nghỉ không hưởng lương) thì người lao động và người sử dụng lao động được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất tối đa không quá 12 tháng.
Cho phép người lao động được gửi hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp qua đường bưu điện, thông báo về việc tìm kiếm việc làm hàng tháng được thực hiện dưới hình thức gián tiếp (gửi thư điện tử, fax, qua đường bưu điện...) trong thời gian từ ngày 1/4/2020 đến khi công bố hết dịch mà không phải xin xác nhận UBND xã, phường, thị trấn về việc xảy ra dịch bệnh trên địa bàn.
Nghị quyết của Chính phủ nêu rõ: Nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng xã hội cùng chia sẻ trách nhiệm trong việc bảo đảm cuộc sống cho người lao động.
PV
Người lao động bị ngừng việc vì cách ly được trả lương thế nào? Để ngăn chặn nguy cơ lây lan dịch COVID-19, một số người lao động đã bị cách ly, ngừng việc tạm thời. Với đối tượng này, việc chi trả lương sẽ được thực hiện như thế nào? Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) vừa có văn bản gửi Sở LĐ-TB&XH các tỉnh, thành trong cả nước, theo đó hướng...