Cách tính thuế nhập khẩu xăng dầu đang có vấn đề
Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam (VINPA) vừa có văn bản gửi Thủ tướng nêu một số bất cập trong cách tính thuế nhập khẩu xăng dầu hiện hành.
Theo đó, VINPA cho biết sau khi Bộ Tài chính áp dụng cách tính thuế nhập khẩu xăng dầu theo bình quân gia quyền đã phát sinh chênh lệch giữa thuế nhập khẩu thực tế doanh nghiệp phải nộp với mức thuế bình quân.
Điều này tạo ra sự không minh bạch cũng như thiếu cơ sở pháp lý trong điều hành xăng dầu. Đặc biệt cách tính thuế mới gây ra khó khăn cho dự án lọc dầu Dung Quất.
Cụ thể, từ ngày 21-3, Bộ Tài chính áp mức thuế nhập khẩu để tính giá cơ sở là bình quân gia quyền các mức thuế nhập khẩu ưu đãi theo thực tế nhập khẩu hàng quý, lấy số liệu quý trước tính cho quý sau. Hiện mức thuế nhập khẩu đang áp dụng để tính giá cơ sở là 18,35% đối với xăng, 2,32% đối với diesel và 0% đối với dầu hỏa và madut.
Kho hàng xăng dầu. Ảnh minh họa
Tuy nhiên, hiện Việt Nam đang thực hiện lộ trình giảm thuế nhập khẩu xăng dầu theo các cam kết hiệp định thương mại với ASEAN và Hàn Quốc. Theo đó, thuế nhập khẩu xăng từ ASEAN ở mức 20% và dầu là 0%; tương tự, đối với Hàn Quốc là 10% và 5%. Trong khi đó, phần lớn xăng dầu nhập khẩu về Việt Nam xuất phát từ thị trường ASEAN và Hàn Quốc.
Video đang HOT
Như vậy, nếu các doanh nghiệp nhập khẩu xăng từ Hàn Quốc sẽ chỉ phải nộp thuế nhập khẩu 10%; trong khi đó mức thuế nhập khẩu để tính giá cơ sở đến tay người tiêu dùng hiện hành vẫn ở mức hơn 18%.
Để khắc phục sự chênh lệch trên, VINPA đề nghị Thủ tướng cho phép giảm thuế nhập khẩu xuống còn 10% đối với xăng và 0% đối với các mặt hàng dầu trong biểu thuế nhập khẩu ưu đãi. Bởi mức thuế nhập khẩu thấp nhất theo các cam kết của Việt Nam với quốc tế là 10% đối với xăng và 0% đối với các mặt hàng dầu. Do vậy VINPA đề nghị lấy mức thuế này để tính giá cơ sở.
VINPA cũng cho rằng việc giảm thuế nhập khẩu xăng dầu sẽ ảnh hưởng đến thu ngân sách nhưng bù lại Nhà nước có thể tăng thu thuế nội địa như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường.
Bên cạnh đó VINPA cũng đề xuất cho phép tiếp tục điều chỉnh mức thuế nhập khẩu của lọc hóa dầu Dung Quất đối với xăng từ 20% xuống 10%; các loại dầu và xăng máy bay JetA1 về 0%. Việc giảm thuế này sẽ tạo điều kiện cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất cạnh tranh với hàng nhập khẩu.
TRÀ PHƯƠNG
Theo_PLO
3.500 tỉ chênh lệch thuế xăng dầu: Rất khó thu hồi của doanh nghiệp tư nhân
Báo cáo về nội dung chênh lệch thuế nhập khẩu xăng dầu dẫn đến việc người dân bị móc túi 3.500 tỉ đồng tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 3/2016 diễn ra sáng nay 26/3, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, rất khó để thu hồi của doanh nghiệp tư nhân.
Tiền chênh lệch thuế nhập khẩu xăng dầu, rất khó thu hồi của doanh nghiệp tư nhân
Báo cáo trước Thủ tướng tại phiên họp về khoản chênh lệch thuế xăng dầu 3.500 tỉ đồng, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, Bộ đã thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu và kết quả sơ bộ cho thấy tổng số tiền thuế hoàn cho năm 2015 của 23 doanh nghiệp đầu mối tính đến 24/3 là 3.475 tỉ đồng. Trong số đó, số thuế GTGT là 335 tỉ đồng được hoàn không làm giảm tổng số thu của ngân sách nhà nước.
Do đó, theo Bộ trưởng, thực chất số tiền hoàn thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt còn lại là 3.120 tỉ đồng. Trong sô nay có 2.794 tỉ đồng của 11 doanh nghiệp nhà nước, chiếm 88% thị phần xăng dầu tiêu thụ trong cả nước và 325 tỉ đồng của 12 doanh nghiệp tư nhân, chiếm 12% thị phần.
Ngoai ra, trong tổng số 3.120 tỉ đồng của 23 doanh nghiệp được hạch toán vào thu nhập của doanh nghiệp và kê khai 22% thuế thu nhập doanh nghiệp vào ngân sách nhà nước là 686 tỉ đồng. Như vậy, sau khi trừ đi 686 tỉ đồng, số tiền còn lại 2.434 tỉ đồng. Khoản này sau khi lập các quỹ theo quy định nhà nước như sản xuất, khen thưởng... thì đã nộp ngân sách theo Nghị quyết của Quốc hội. 12 doanh nghiệp tư nhân còn lại còn 254 tỉ đồng.
"Số tiền này chúng tôi đang nghiên cứu nhưng rất khó để thu hồi của doanh nghiệp tư nhân và phải xử lý phải theo quy định của pháp luật" - Bộ trưởng Bộ Đinh Tiến Dũng khẳng định.
Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng cho biết đã giảm thuế nhập khẩu ưu đãi MFN của mặt hàng dầu từ 13% và 10% xuống 7% và giữ nguyên thuế suất của mặt hàng xăng 20%.
Trước đó, Bộ Tài chính đã nhận thấy việc lấy mức thuế nhập khẩu ưu đãi để tính giá cơ sở điều hành giá bán lẻ xăng dầu không còn phù hợp thực tế áp dụng các mức thuế nhập khẩu như hiện nay. Vì vậy, Bộ đã báo cáo và được Thủ tướng đồng ý xác định mức thuế suất thuế nhập khẩu áp dụng trong công thức tính giá cơ sở là mức thuế bình quân gia quyền các mức thuế ưu đãi và các biểu thuế AFTA theo thực tế hàng hóa có kim ngạch nhập khẩu từ các biểu thuế.
Thời gian tính bình quân hàng quý để bảo đảm tính ổn định và lấy số liệu quý trước để tính cho quý sau.
Theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, cách tính này được dư luận đồng tình vì quyền lợi người tiêu dùng được đảm bảo hơn. Trước đây xăng tính theo mức thuế suất nhập khẩu là 20% nay xuống 18,08%; dầu 7% nay xuống còn 0,6%, giảm 6,4%."
Sau khi nghe Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng trình bày về cách tính thuế mới, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu, việc tính giá cơ sở để điều hành giá xăng dầu theo phương pháp bình quân gia quyền cần phải được theo dõi thêm. Tuy nhiên, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính nên giải đáp và giải trình công khai minh bạch để nhân dân và các chuyên gia hiểu, đồng thời nhấn mạnh: "Tính gì thì tính cũng không được lấy để bù cho Nghi Sơn".
Tuệ Khanh
Theo_VnMedia
Xả quỹ bình ổn, xăng tăng 670 đồng/lít Theo Liên Bô Công Thương - Tai chinh, binh quân gia thanh phâm xăng dâu thê giơi tai ky điêu hanh nay so vơi ky điêu hanh trươc liên kê tăng 7,635 USD/thung đôi vơi xăng RON 92 (tương ưng 18,0%); tăng 5,984 USD/thung đôi vơi dâu diesel 0.05S (tương ưng 14,8%); tăng 5,438 USD/thung đôi vơi dâu hoa (tương ưng 12,8%); tăng...