Cách thức đánh bạc của đường dây ngàn tỉ liên quan cục trưởng C50: Vô cùng đơn giản
Game bài online được xây dựng với nhiều loại hình hấp dẫn như sâm lốc, tiến lên miền nam, ba cây… và cho phép đổi tiền ảo ra tiền thật để thu hút người chơi.
Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ đang khẩn trương điều tra mở rộng vụ án “Sử dụng mạng internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, tổ chức đánh bạc, đánh bạc, mua bán trái phép hóa đơn và rửa tiền” xảy ra tại Phú Thọ và một số tỉnh, thành.
Vụ án được xác định có liên quan đến ông Nguyễn Thanh Hóa, cựu cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao (C50, Bộ Công an). Ông Hóa bị khởi tố bắt giam về tội “Tổ chức đánh bạc”.
Theo thông tin ban đầu, game bài mang tên RikVip có liên quan đến đường dây đánh bạc qua mạng này, thu lợi bất chính hàng ngàn tỉ đồng. Qua tìm hiểu của phóng viên, RikVip là một game bài chơi trên mạng internet thu hút rất đông người chơi, hoạt động như một “sòng bài online” với đầy đủ các hình thức như: tiến lên miền nam, mậu binh, ba cây, xì tố, sâm lốc…
Một game bài đang được rất nhiều người chơi trên hệ điều hành iOS- ảnh: Minh Chiến
Game này phát hành vào khoảng năm 2015, người chơi có thể dễ dàng tải ứng dụng từ Apple Store của Apple, Google Play của Google. Sau đó, các thao tác đăng ký vô cùng đơn giản để có thể bắt đầu “đánh bài qua mạng”.
Khi đăng ký thành công, người chơi sẽ phải nộp tiền vào tài khoản để bắt đầu “đánh bài trên mạng” thông qua việc nạp thẻ cào điện thoại của các nhà mạng Viettel, Vinaphone, Mobiphone. Mỗi thẻ cào mệnh giá 50.000, 100.000 đồng sẽ tương ứng với số lượng xu (hay còn gọi là đơn vị tiền ảo trong game) là nhà phát hành quy định.
Truy cập vào game, người chơi sẽ chủ động kết nối với các tài khoản khác và “đánh bài online”. Trong mỗi ván đặt cược, hệ thống game “cắt phế” số xu tương ứng mà các tài khoản chơi tham gia. Đây được cho là một trong những phần lợi nhuận mà hệ thống phát hành game thu lại.
Video đang HOT
Trên thực tế, người chơi đã nộp rất nhiều thẻ cào để chơi game bài này nhưng sau đó đều trắng tay do đặt cược thua.
Đối với trường hợp đánh thắng, người chơi có thể đổi số tiền ảo trong tài khoản ra thẻ cào điện thoại để sử dụng, hoặc được chuyển vào tài khoản ngân hàng đã đăng ký trước đó với hệ thống game. Khi thực hiện đổi tiền ảo sang tiền thật, hệ thống game cũng sẽ tính phí rất cao và giữ lại một phần “hoa hồng”. Do vậy, hình thức game bài này được xem là một loại hình đánh bạc trá hình trên mạng internet. Có nhiều room (phòng chơi trong game) tỉ lệ cá cược rất cao.
Game bài đổi thưởng này đã thu hút rất đông người chơi bởi cho đổi tiền ảo ra tiền thật. Cùng với đó, hệ thống game RikVip còn hỗ trợ người chơi bằng các hình thức khuyến mại nộp thẻ, các chương trình tích điểm để thăng hạng nhận tiền thưởng…
Thông qua hình thức này, đường dây đánh bạc qua mạng mà Công an tỉnh Phú Thọ đang điều tra đã thu lợi bất chính hàng ngàn tỉ đồng, dưới sự điều hành của Phan Sào Nam, cựu chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần VTC truyền thông trực tuyến, và Nguyễn Văn Dương, Công ty TNHH Đầu tư Phát triển An ninh Công nghệ cao.
Theo Minh Chiến (Người lao động)
Chủ tịch phường nói về biệt thự sai phép của ông Nguyễn Thanh Hóa
Ông Phùng Mạnh Dũng - Chủ tịch UBND phường Trung Văn - khẳng định, biệt thự của gia đình cựu Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa sai phạm từ khi xây dựng phần thô. Sau đó gia đình tiếp tục hoàn thiện trên phần thô mà chủ đầu tư bàn giao.
Sáng 13/3, trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Phùng Mạnh Dũng - Chủ tịch UBND phường Trung Văn (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã cung cấp thêm các thông tin xung quanh ngôi biệt thự "khác lạ" của gia đình cựu Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa (người vừa bị bắt vì liên quan đến đường dây đánh bạc nghìn tỷ) tại địa chỉ BT1-liền kề C37 (Bắc Hà Tower), do Công ty cổ phần Xây dựng và Thương Mại Bắc Hà làm chủ đầu tư.
- Những sai phạm của căn biệt thự này được phát hiện từ lâu, nhưng đến khi ông Nguyễn Thanh Hóa bị bắt, các công nhân mới đến "cắt ngọn" ngôi nhà. Nhiều người băn khoăn cho rằng, chính quyền địa phương có sự nể nang, né tránh nên mới không xử lý quyết liệt ngay từ đầu, thưa ông?
- Từ năm 2011 đến 2014, chủ đầu tư - Công ty Bắc Hà xây xong phần thô các biệt thự rồi bàn giao cho các hộ gia đình. Đến tháng 4/2017, chủ nhà có đơn gửi ra phường xin hoàn thiện ngôi nhà đưa vào sử dụng. Ngày 12/12/2017, quá trình đi kiểm tra phường đã phát hiện nhà này xây dựng sai phép.
Sau khi phát hiện vi phạm, phường đã lập biên bản yêu cầu dừng thi công, ra thông báo yêu cầu hoàn trả nguyên trạng như quy hoạch. Hết thời hạn thông báo, phường ra quyết định cưỡng chế thì gia đình có đơn tự tháo dỡ. Lúc đó cũng vào dịp cuối năm nên chưa thực hiện ngay, chứ không phải chính quyền địa phương chờ anh Hóa bị bắt mới xử lý.
Ông Phùng Mạnh Dũng - Chủ tịch UBND phường Trung Văn
- Khu biệt thự này chỉ được xây dựng 3 tầng và 1 mái vát, nhưng nhà của cựu Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa lên đến 5 tầng?
- Đến giờ phút này chủ đầu tư chưa bàn giao dự án cho chính quyền địa phương quản lý. Khi xây dựng nhà cho cán bộ trong ngành công an, có thể thời điểm đó anh Hóa còn đương chức, yêu cầu xây tăng lên thì chủ đầu tư là Công ty Bắc Hà xây theo ý nguyện người sử dụng, nên công trình vi phạm ngay từ đầu. Còn gia đình hoàn thiện trên phần thô của chủ đầu tư bàn giao cho họ sử dụng.
Nếu công trình này mà phường quản lý thì không có chuyện vượt tầng so với quy hoạch như vậy. Còn ở đây, dưới góc độ nào đó và vì mối quan hệ nên người ta tạo điều kiện cho người sử dụng. Nhưng việc tạo điều kiện đó lại sai so với quy hoạch. Nếu như quy hoạch theo tỷ lệ 1/500 thì toàn bộ biệt thự ở đây chỉ được phép xây dựng 3 tầng và 1 mái vát.
- Trong quá trình chủ đầu tư xây dựng phần thô biệt thự và gia đình hoàn thiện dự án, lực lượng chức năng của phường có buông lỏng quản lý hay không mà để xảy ra sai phạm như vậy mới bị xử lý?
- Từ năm 2011-2014, địa bàn chúng tôi còn là cấp xã, cấp huyện, nên phải nói thẳng công tác quản lý nhà nước trong vấn đề trật tự xây dựng còn lỏng lẻo. Đến khi huyện Từ Liêm tách thành hai quận, công tác quản lý nhà nước về xây dựng đã chặt chẽ hơn rất nhiều. Và đây cũng là dự án của ngành công an nên chính quyền địa phương trước đây thiếu kiểm tra, giám sát nên để xảy ra trường hợp xây dựng vượt số tầng so với quy định. Thế nên chính quyền bây giờ mới phải xử lý các tồn tại trước đây để lại.
Căn biệt thự vi phạm của cựu Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa "khác lạ" so với nhà bên cạnh
- Như ông nói nhủ nhà phải hoàn trả công trình về nguyên trạng như quy hoạch, vậy một phần tầng 4 cũng sẽ bị phá dỡ?
- Chủ nhà phải trả công trình về nguyên trạng theo thiết kế đã được phê duyệt chỉ có 3 tầng và 1 mái vát. Do vậy, khi phá dỡ hết phần tum hiện nay thì một phần tầng 4 cũng bị điều chỉnh thành mái vát. Làm như vậy mới đảm bảo sự công bằng, vì vấn đề pháp luật thì không loại trừ, nghĩa là cho dù ông có là cấp tướng hay quan chức cũng phải chấp hành pháp luật như người dân.
- Từ chiều qua đến nay chỉ có 2 công nhân dùng máy đục bê tông khoan cắt phần vi phạm nên tiến độ phá dỡ công trình rất chậm. Ông có biện pháp gì để thúc đẩy nhanh tiến độ phá dỡ phần vi phạm của căn biệt thự này hay không?
- Để đẩy nhanh tiến độ phá dỡ phần vi phạm, chúng tôi sẽ yêu cầu chủ nhà tăng lực lượng lao động. Nếu như gia đình có yêu cầu phường hỗ trợ thì chúng tôi sẽ cử lực lượng đến hỗ trợ tháo dỡ.
Còn nếu để phường tháo dỡ phần vi phạm thì nhanh lắm, nhưng người vi phạm có đơn tự làm thì phường cũng tạo điều kiện cho họ.
- Xin cảm ơn ông!
Theo Quang Phong (thực hiện) (Dân trí)
Không "mềm dẻo" với các biệt thự lấn biển xây sai phép "Các biệt thự xây dựng không phép và sai phép ở dự án The Song (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) phần xây vượt quy hoạch sẽ phải đập bỏ, không có chuyện "mềm dẻo" với chủ đầu tư", Giám đốc Sở Xây dựng TP.Đà Nẵng cho biết. Ngày 11.1, UBND TP.Đà Nẵng đã tổ chức cuộc họp báo tổng kết 2017. Nhiều...