Cách theo dõi trẻ sau tiêm chủng để phát hiện sớm các bất thường
Phát hiện sớm các phản ứng sau tiêm chủng là cơ sở để xử lý chúng một cách kịp thời, nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ. Do đó, cần theo dõi trẻ sau tiêm chủng chặt chẽ và toàn diện tại cả cơ sở y tế và tại nhà giúp phát hiện sớm nhất các bất thường diễn ra.
Tiêm chủng được biết đến là phương pháp dự phòng bệnh an toàn bậc nhất hiện nay. Tuy nhiên, mặc dù có tỷ lệ cực thấp nhưng tiêm chủng vẫn có khả năng gây nên những phản ứng sau tiêm nhất định với mức độ thay đổi từ nhẹ, thoáng qua cho đến nặng nề, thậm chí tử vong. Do vậy, theo dõi trẻ sau tiêm chủng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong phát hiện sớm các phản ứng sau tiêm chủng ở trẻ.
Theo dõi trẻ sau tiêm chủng chặt chẽ để phát hiện sớm các bất thường nếu có (ảnh: internet)
1. Theo dõi trẻ sau tiêm chủng tại cơ sở y tế
Một số phản ứng, đặc biệt là các phản ứng nặng như sốc phản vệ, dị ứng thuốc,… thường xảy ra khá sớm, có thể ngay trong khi tiêm hoặc sau khi tiêm một thời gian ngắn.
Do vậy, sau khi tiêm chủng cha mẹ không nên cho trẻ ra về ngay lập tức mà nên để trẻ tiếp tục ở lại địa điểm tiêm chủng trong ít nhất 30 phút để được theo dõi trẻ sau tiêm chủng chặt chẽ bởi các bác sĩ tại địa điểm tiêm chủng.
Sau đó, trẻ cần phải được kiểm tra lại các dấu hiệu phản ứng sau tiêm và nhiệt độ để xác nhận lại tình trạng một lần cuối trước khi ra về để đảm bảo tuyệt đối về tình trạng bình thường của trẻ.
2. Theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng tại nhà
Sau khi được theo dõi tại cơ sở y tế, trẻ được đưa về nhà và tiếp tục quá trình theo dõi trẻ sau tiêm chủng tại nhà. Thời gian cần thiết để thực hiện theo dõi trẻ sau tiêm chủng tại nhà cần phải diễn ra trong ít nhất 24 tiếng.
Trong khoảng thời gian này, cha mẹ cần:
2.1. Theo dõi chặt tình trạng của trẻ
Video đang HOT
Khi theo dõi trẻ sau tiêm chủng tại nhà, trẻ cần được theo dõi chặt chẽ và toàn diện các vấn đề khác nhau để có thể phát hiện kịp thời các bất thường xảy ra. Cần theo dõi:
- Trẻ có tỉnh táo hay là lơ mơ, li bì, vật vã, quấy khóc,…
- Trẻ thở bình thường hay khò khè, thở rít, khó thở,…
- Trẻ ăn uống có được hay không, có bị nôn trớ sau ăn hay không?
- Nhiệt độ của trẻ sau tiêm nên được kiểm tra thường xuyên tại nhà, phát hiện sớm các trường hợp tăng hoặc hạ thân nhiệt.
- Trẻ có bị phát ban, mẩn đỏ gì ở ngoài da hay không?
- Tình trạng tại vết tiêm của trẻ như thế nào? Vết tiêm khô hay chảy dịch, máu, mủ bất thường gì không?
- Trẻ có bị tim đập nhanh, tím, lạnh chi hay không,…
2.2. Chăm sóc trẻ đúng cách sau tiêm chủng
Bên cạnh việc theo dõi trẻ sau tiêm chủng thì chăm sóc trẻ đúng cách cũng rất quan trọng. Cha mẹ nên cho trẻ được mặc quần áo thoáng mát và sạch sẽ, đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ đầy đủ, đặc biệt là không được đắp bất kỳ thứ gì như bài thuốc, lá thuốc, khoai tây,… lên vết tiêm của trẻ.
Thân thể của trẻ nên vệ sinh sạch sẽ sau khi tiêm chủng để giữ vệ sinh, tránh bội nhiễm tại vết tiêm. Nếu trẻ có sốt hay đau nhiều thì có thể cho trẻ dùng thuốc giảm đau nhưng tuyệt đối phải tuân thủ chỉ định của bác sĩ về chủng loại và liều lượng thuốc.
2.3. Những trường hợp cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay
Hầu hết các phản ứng sau tiêm chủng thường chỉ ở mức nhẹ và sẽ tự hết sau khoảng 1-2 ngày mà không cần bất cứ điều trị y tế nào. Tuy nhiên, đối với một số phản ứng nặng sau tiêm sẽ cần được phát hiện sớm và đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.
Những biểu hiện của phản ứng nặng sau tiêm chủng ở trẻ mà cha mẹ cần chú ý bao gồm:
- Trẻ quấy khóc trong 3 tiếng liên tục.
- Trẻ sốt cao trong 3 tiếng liên tục.
- Co giật, vật vã,…
- Trẻ tím tái, lạnh các chi,…
- Trẻ khó thở, thở rít, thở khò khè, phải gắng sức khi thở. Nếu ở trẻ nhỏ có thể thấy hõm xương ức của trẻ bị co rút, hay cánh mũi của trẻ phập phồng khi thở.
- Trẻ phát ban,…
Có thể thấy rằng, theo dõi trẻ sau tiêm chủng có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự an toàn của trẻ. Do đó, cha mẹ cần chú ý trẻ hơn trong giai đoạn này để có thể phát hiện sớm nhất các bất thường ở trẻ nếu có.
Tiêm bổ sung vắcxin bị trễ lịch
Sau một thời gian cách ly xã hội, nhiều người đã quay lại các cơ sở tiêm chủng để tiêm bổ sung những vắcxin bị trễ lịch do COVID-19. Vẫn còn một số người lo ngại dịch bệnh nên vẫn tiếp tục kéo dài thời gian chờ tiêm chủng...
Cha mẹ được xem kỹ các thông tin về liều tiêm, ngày sản xuất và hết hạn của vắcxin... trước khi trẻ được chích ngừa - Ảnh: PL
Mấy ngày nay các cơ sở tiêm chủng như Trung tâm VNVC cơ sở tại Hoàng Văn Thụ, Q.Phú Nhuận, TP.HCM, khu chích ngừa của một số bệnh viện đã có nhiều người dân đến chích ngừa. Tuy nhiên, số lượng người đi chích ngừa vẫn không đông như những ngày chưa có dịch bệnh COVID-19.
Tăng 300% một số loại
Tại khu vực chích ngừa ở một bệnh viện ở Q.3, chị N.T.T.L. (20 tuổi, ngụ Q.Tân Phú), kể chị đến đây để chích ngừa mũi thứ 3 của vắcxin HPV - ung thư cổ tử cung. Lịch hẹn mũi thứ 3 này rơi đúng vào những ngày phải cách ly xã hội, lúc đó các cơ sở chích ngừa vắcxin phải đóng cửa nên giờ chị mới đến chích ngừa. Mũi đầu tiên chị chích vào tháng 9-2019, khi đó chưa xảy ra dịch bệnh, người dân đến chích ngừa nhiều hơn nên phải ngồi đợi lâu hơn lần này.
Đang ngồi đợi đến lượt chích ngừa cho những người thân tại Trung tâm VNVC Hoàng Văn Thụ, Q.Phú Nhuận, chị V.N.A. (41 tuổi, ngụ Q.Tân Bình) kể chị đưa con gái và cha mẹ chị đi chích ngừa. Chị đăng ký cho con gái chị chích ngừa vắcxin viêm não Nhật Bản mới và cúm, còn đăng ký cho cha mẹ chị chích vắcxin cúm với phế cầu.
"Bệnh tật không chừa một ai, dù là con nít hay người lớn, nhất là người lớn tuổi, có bệnh nền như cha mẹ mình càng cần chích vắcxin vì hệ miễn dịch đã suy giảm theo tuổi tác", chị A. chia sẻ. Có nhiều loại vắcxin từ ngày nhỏ cha mẹ chị và chị chưa được chích thì giờ chị lần lượt sắp xếp đưa cha mẹ cùng chị đi chích ngừa.
Anh Nguyễn Hải An (33 tuổi, ngụ Q.11) chia sẻ anh từng mắc cúm, phải nằm trên giường nhiều ngày do bị sốt cao liên tục. Cơ thể lúc đó rất mệt và khó chịu. Anh An đã phải nghỉ nhiều ngày, ảnh hưởng tới công việc, sinh hoạt hằng ngày nên từ khi biết có vắcxin phòng cúm, năm nào vào thời điểm này anh cũng sắp xếp đi chích ngừa.
Bà Nguyễn Hiền Minh, phó giám đốc y khoa hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC, cho biết từ đầu tháng 5 đến nay, số lượng khách hàng tới tiêm các loại vắcxin như cúm, phế cầu, sởi, thủy đậu tại các trung tâm thuộc hệ thống này trên toàn quốc tăng lên đến 300% so với thời gian trước khi có dịch COVID-19.
Hiện Trung tâm này nhanh chóng lập kế hoạch khôi phục hoạt động tiêm chủng, đảm bảo giãn cách xã hội và an toàn cho đội ngũ nhân viên y tế và cộng đồng. Các bác sĩ cũng tư vấn kỹ lưỡng cho khách hàng tiêm bù cho trẻ nào đã bỏ lỡ tiêm chủng những mũi vắcxin thiết yếu trong những tháng vừa qua. Nếu việc tiêm chủng bị gián đoạn, những căn bệnh có thể phòng ngừa bằng vắcxin có thể quay trở lại và bùng phát thành dịch bệnh trong tương lai.
Tránh nguy cơ dịch chồng dịch
Sau thời gian giãn cách xã hội theo quy định, các cơ sở tiêm chủng trong TP đã hoạt động trở lại. Nhưng theo ghi nhận của phóng viên, số lượng người đến tiêm chủng tại nhiều cơ sở trong TP vẫn chưa đông như lúc chưa xảy ra dịch bệnh vì nhiều gia đình vẫn còn tâm lý e ngại dịch bệnh.
Theo những khuyến cáo cập nhật từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Ủy ban Tư vấn về thực hành chủng ngừa (ACIP) trực thuộc Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) và Hội Y học dự phòng Việt Nam, phụ huynh cần đưa con tiêm chủng càng sớm càng tốt các mũi tiếp theo nếu tiêm trễ lịch hẹn mà không cần phải tiêm lại từ đầu.
Ngoài ra, sẽ có những lịch tiêm đuổi (catch-up) của các vắcxin để các bác sĩ có thể căn cứ vào đó chỉ định tiếp tục lịch tiêm vắcxin cho khách hàng nhằm đảm bảo hiệu lực tốt nhất của vắcxin. WHO và các hiệp hội uy tín trên thế giới về tiêm chủng cũng đã đưa ra văn bản hướng dẫn về tuân thủ và tiếp tục chương trình tiêm chủng những vắcxin thiết yếu, đặc biệt là ở những nhóm người nhạy cảm như trẻ em, người già, người mắc các bệnh mãn tính. Trong đó, lưu ý đến các vắcxin quan trọng.
WHO và Unicef đã đưa ra các cảnh báo cần tiêm bổ sung sớm những vắcxin đã bị trễ lịch để tránh nguy cơ dịch chồng dịch, đồng thời cảnh báo nguy cơ thiếu vắcxin do giao thương giữa các nước bị gián đoạn. Do đó, người dân càng cần đi tiêm sớm trở lại.
Không nên trì hoãn lịch tiêm
Nhóm vắcxin tuyệt đối không nên trì hoãn lịch tiêm khi có chỉ định tiêm chủng là vắcxin cho trẻ sơ sinh tiêm ở bệnh viện phụ sản (lao và viêm gan B sơ sinh), vắcxin dại, vắcxin uốn ván.
Nhóm những vắcxin khuyến cáo hoàn tất lịch tiêm sớm là vắcxin sởi - quai bị - rubella, vắcxin chứa thành phần bạch hầu, ho gà, uốn ván và bại liệt, vắcxin viêm não Nhật Bản, vắcxin phòng bệnh do não mô cầu khuẩn. Nhóm vắcxin được khuyến cáo ưu tiên nên tiêm thời điểm này là vắcxin cúm và vắcxin phòng các bệnh do phế cầu khuẩn.
Phản ứng sau tiêm chủng ở trẻ Mặc dù tiêm vacxin là phương pháp rất an toàn để phòng bệnh. Nhưng đôi khi một số phản ứng sau tiêm chủng có thể xảy ra. Nhận biết, xử lý đúng cách phản ứng sau tiêm chủng sẽ giúp đảm bảo an toàn và hạn chế tối đa các nguy hiểm sức khỏe cho trẻ. Cho đến thời điểm hiện tại, vacxin...