Cách sửa nhanh lỗi Windows 7 không cho khởi động lại hoặc tắt máy tính
Nếu đang gặp phải tình trạng trên, bạn có thể thử theo hướng dẫn sửa lỗi được trang Softpedia chia sẻ trong bài viết này.
Kể từ ngày 14/1, Windows 7 đã không còn nhận được các bản vá hỗ trợ và bảo mật. Do đó về mặt kỹ thuật, mọi lỗi phát sinh sẽ không được khắc phục. Tuy nhiên trong hai lỗi vừa phát sinh gần đây là hình nền đen khi chuyển chế độ hình nền là Stretch và lỗi ngăn máy tính khởi động lại hoặc tắt máy, Microsoft đã cam kết sẽ tung bản vá cho lỗi hình nền đen.
Trong khi đó, lỗi phát sinh “You don’t have permission to shut down and restart this computer”, tạm dịch là “Bạn không có quyền tắt hoặc khởi động lại máy tính” chỉ vừa xuất hiện trên Windows 7 thời gian gần đây. Và dù hiện Microsoft chưa có thông báo chính thức nào nhưng người dùng có thể thực hiện theo các hướng dẫn sau của trang Softpedia để tạm thời sửa lỗi trên.
Có hai cách khắc phục sự cố có thể áp dụng thành công. Một cách chỉ có thể áp dụng trên Windows 7 Professional, Ultimate hoặc Enterprise. Trong khi cách còn lại có thể áp dụng cho tất cả các phiên bản Windows 7.
Cách 1: Group Policy Editor
Cách này chỉ hoạt động trên các thiết bị Windows 7 có công cụ Group Policy Editor, bao gồm Professional, Ultimate, and Enterprise.
Bước 1: Bật Group Policy Editor bằng cách nhấn tổ hợp phím Windows R> gõ gpedit.msc. Hoặc bạn có thể bật Start Menu bằng cách nhấn nút Windows> gõ Group Policy Editor và truy cập trực tiếp trong kết quả tìm kiếm.
Bước 2: Tìm đến đường dẫn sau trong Group Policy:
Video đang HOT
Computer Settings> Windows Settings> Security Settings> Local Policies> Security Options
Bước 3: Tìm và chỉnh sửa mục sau:
User Account Control: Run all administrators in Admin approval Mode
Bước 3: Nhấp đúp vào mục này để thay đổi cài đặt và chuyển nó từ Disabled> Enabled
Bước 4: Tiếp theo, bạn cần mở hộp thoại để khởi động một lệnh đặc biệt để cập nhật tất cả tinh chỉnh trên Windows 7, giúp thay đổi trên của bạn có tác dụng trên toàn bộ hệ thống. Bạn nhấn tổ hợp phím Windows R> gpupdate /force và nhấn Enter.
Sau đó bạn sẽ có thể khởi động lại được thiết bị bằng cách nhấn tổ hợp phím Windows R> shutdown -r.
Cách 2: Registry Editor
Cách này ít các bước thực hiện hơn và nó có thể áp dụng tất cả các phiên bản Windows 7.
Bước 1: Trước hết cần khởi động Registry Editor bằng cách nhấn tổ hợp phím Windows R> gõ regedit.exe.
Bước 2: Tìm đến vị trí sau trong Registry Editor:
HKEY_LOCAL_MACHINESOFTWAREMicrosoftWindowsCurrentVersionPoliciesSystem
Bước 3: Sửa đổi key có tên: EnableLUA
Bấm đúp vào key này để thay đổi giá trị. Bạn cần chuyển giá trị từ 0 sang 1. Sau đó nhấn OK là bạn đã có thể khởi động lại được máy như bình thường.
Do Windows 7 là hệ điều hành đã “về hưu” nên theo thời gian chắc chắn sẽ còn nảy sinh nhiều vấn đề. Do đó tốt nhất người dùng nên sớm chuyển sang sử dụng các phiên bản Windows mới hơn. Hiện tại ngoài Windows 10, người dùng cũng có thể cân nhắc lên Windows 8.1 vì hệ điều hành này vẫn còn nhận được bản vá bảo mật tới ít nhất năm 2023.
Trong trường hợp bạn vẫn muốn gắn bó với Windows 7 lâu hơn nữa, biện pháp tốt nhất là hạn chế truy cập vào những trang web độc hại, tránh mở các nội dung nghi ngờ chứa mã độc để tránh bị tấn công và chiếm đoạt dữ liệu.
Theo VN Review
Vừa khai tử, Microsoft đã phải gấp rút vá Windows 7
Hai tuần sau khi chính thức ngưng hỗ trợ Windows 7, Microsoft phải tức tốc tung ra bản sửa lỗi của gói cập nhật trước đó.
Hôm 14/1, Microsoft đã phát hành bản cập nhật cuối cùng cho Windows 7, đồng thời kết thúc hỗ trợ hoàn toàn sau 11 năm ra mắt. Tuy nhiên, sau khi update, máy tính của một số khách hàng gặp phải sự cố.
Bản cập nhật "cuối cùng" của Windows 7 dính lỗi ngớ ngẫn khiến Microsoft phải tiếp hỗ trợ.
"Sau khi cài đặt KB4534310, hình nền của bạn có thể chuyển sang màu đen nếu sử dụng tùy chọn Stretch", Microsoft thừa nhận. Lỗi này chỉ xảy ra khi người dùng chọn Stretch, các chế độ khác như Fit, Fill, Tile hoặc Center trên Windows 7 vẫn hoạt động bình thường.
Ban đầu hãng nói rằng những khách hàng trả tiền cho gói dịch vụ cập nhật mở rộng Windows 7 Extended Security Updates sẽ nhận được bản vá, tuy nhiên sau một đêm họ đã đổi ý, cung cấp miễn phí đến mọi người dùng Windows 7 và Windows Server 2008 R2 SP1.
Theo The Verge, đây là một lỗi "đáng xấu hổ" đối với Microsoft. Thay vì rũ bỏ được gánh nặng hỗ trợ cho hệ điều hành già cỗi và tập trung vào Windows 10, hãng phải tự nới rộng thời gian cập nhật do sai lầm của chính mình.
Ra mắt từ năm 2009, Windows 7 là một trong những hệ điều hành thành công nhất của Microsoft. Vào thời điểm đỉnh cao, Windows 7 được cài đặt trên 900 triệu thiết bị. Tính đến cuối năm 2019, hệ điều hành này vẫn chiếm 26,7% thị trường máy tính cá nhân, chỉ đứng thứ 2 sau Windows 10 (65,4%), theo số liệu của StatCounter.
Theo zing
Lượng người dùng Windows 10 tăng mạnh "nhờ" Windows 7 bị khai tử Trang Netmarketshare vừa công bố dữ liệu thống kê về thị phần cho tháng 01/2020. Trong đó, thị phần của Windows 10 tăng vọt, còn Chrome thì bị giảm đi đôi chút. Với việc Windows 7 bị dừng hỗ trợ vào tháng 1/2020 thì càng có nhiều người dùng chuyển sang hệ điều hành Windows 10. Hiện tại thì nó đang chiếm 57,08%,...