Cách sử dụng thuốc an toàn khi trẻ bị sốt xuất huyết
Hạ sốt đúng cách và chọn thuốc phù hợp, không lạm dụng kháng sinh, không tự ý truyền dịch tại nhà hay phòng khám tư nhân… là 3 điều phải nằm lòng để tránh làm bệnh nhẹ chuyển nặng.
Mùa dịch sốt xuất huyết, nhiều cha mẹ tự ý mua thuốc về điều trị cho con, cũng không ít phụ huynh gọi dược sĩ đến nhà truyền dịch. Những sai lầm này có thể làm bệnh nặng hơn, mất cơ hội chữa trị kịp thời, thậm chí gây tai biến do thuốc ảnh hưởng đến tính mạng trẻ.
Hạ sốt đúng cách và dùng thuốc phù hợp
Trẻ sốt xuất huyết thường sốt cao đột ngột tới 39-40 độ C trong 2-7 ngày, nhức mỏi mình mẩy, đau sau hốc mắt, đau đầu dữ dội. Tâm lý sốt ruột khiến nhiều phụ huynh mắc 2 sai lầm: Tự ý sử dụng thuốc hạ sốt – giảm đau; uống quá liều và dồn dập.
Trẻ sốt xuất huyết chỉ được dùng thuốc hạ sốt chứa thành phần paracetamol đơn chất. Tuyệt đối không dùng thuốc hạ sốt chứa hoạt chất kháng viêm không steroid có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu, chống đông máu (Aspirin, Ibuprofen, Diclofenac, Analgil…). Uống các loại thuốc này sẽ làm cho tình trạng xuất huyết trong cơ thể trẻ nghiêm trọng hơn, có thể gây xuất huyết (dưới da, dạ dày, nội tạng) và toan máu, nguy hiểm đến tính mạng. Vì vây, cha mẹ cần lưu ý đọc kỹ thành phần thuốc hoặc hỏi dược sĩ để tránh dùng nhầm.
Trẻ sốt xuất huyết thường sốt cao đột ngột 39-40 độ C. Ảnh: Smart Parenting
Trẻ sốt xuất huyết thường sốt cao khó hạ, nhất là những ngày đầu. Ngay cả khi uống thuốc hạ sốt, chỉ 30-45 phút sau trẻ đã có thể sốt cao trở lại. Điều này khiến cha mẹ lo lắng mà tự ý tăng liều, hoặc vừa uống vừa đặt hậu môn dẫn đến quá liều. Paracetamol không độc với liều điều trị, song khi quá liều sẽ chuyển hóa thành chất N-acetyl-benzoquinonimin gây độc cho gan, kể cả với thuốc hạ sốt nhét hậu môn.
Cha mẹ cần cho mẹ dùng thuốc đúng chỉ định bác sĩ hoặc hướng dẫn sử dụng trên bao bì sản phẩm. Liều đúng là 10-15mg paracetamol/1kg cân nặng, ví dụ trẻ 10-15kg uống 1 gói Hapacol hàm lượng 150mg paracetamol. Tổng liều không quá 60 mg/kg cân nặng trong 24 giờ, tức là khoảng 4-6 tiếng mới cho trẻ uống hạ sốt một lần, tối đa 4-5 lần mỗi ngày.
Không lạm dụng thuốc kháng sinh
Nhiều phụ huynh coi kháng sinh là “thần dược” chữa được cả sốt xuất huyết. Song trên thực tế, kháng sinh không được khuyến cáo sử dụng. Bệnh do virus gây nên, trong khi kháng sinh chỉ có tác dụng với vi khuẩn.
Bác sĩ chỉ kê đơn kháng sinh trong một số ít trường hợp, ví dụ như trẻ vừa sốt xuất huyết vừa mắc thêm một bệnh nhiễm trùng khác (viêm amidan, viêm phế quản…). Và nếu dùng, cũng cần tránh các loại kháng sinh gây giảm tiểu cầu, hại gan, hại thận.
Video đang HOT
Lạm dụng thuốc kháng sinh chỉ gây lãng phí tiền bạc, nhờn thuốc và làm suy yếu hệ miễn dịch của trẻ. Sau này trẻ mắc bệnh nhiễm trùng có thể phải sử dụng loại kháng sinh đắt đỏ và tác dụng mạnh hơn. Nguy hiểm hơn, nếu trẻ có cơ địa dị ứng với kháng sinh, trẻ có vừa bị sốt xuất huyết, vừa bị dị ứng thuốc (tiêu chảy, phát ban, sốc…) khiến việc chữa trị phức tạp hơn nhiều.
Mỗi liều kháng sinh thường kéo dài 5-7 ngày. Một số trẻ bệnh diễn tiến nhanh và nặng, nhưng cha mẹ vẫn chần chừ đợi uống hết thuốc, xem có khỏi bệnh không mới đi khám. Chậm trễ có thể khiến trẻ gặp biến chứng, đánh mất cơ hội điều trị kịp thời.
Không tự ý truyền dịch tại nhà, phòng khám tư nhân
Trẻ sốt xuất huyết thường bị mất nước, khô da, khô môi, mệt mỏi. Nhiều phụ huynh thấy vậy, bèn gọi dược sĩ đến nhà truyền nước, hoặc mang con đến phòng khám tư nhân thiếu chuyên môn và trang thiết bị cấp cứu. Trên thực tế, đã có trường hợp trẻ sốt xuất huyết tử vong bởi nguyên nhân này.
Nên đến cơ sở y tế lớn để thăm khám và truyền dịch. Ảnh: The Cambodia Daily
Truyền dịch có thể dẫn đến sốc phản vệ, phù nề, suy hô hấp, nguy hiểm đến tính mạng. Cha mẹ tuyệt đối không tự ý cho con truyền dịch tại nhà hoặc phòng khám tư nhân chưa được cấp phép thực hiện nghiệp vụ này. Nên đến các cơ sở y tế lớn để được thăm khám và điều trị đúng cách.
Khi trẻ sốt cao, nên bù dịch sớm bằng đường uống như nước sôi để nguội, dung dịch oresol, nước trái cây (nước dừa, cam, chanh), nước cháo loãng pha muối. Đối với nước oresol cần pha đúng tỷ lệ theo hướng dẫn trên bao bì, pha nhiều hay ít nước hơn so với khuyến cáo đều gây hại. Ngoài ra, ăn uống đủ chất, bổ sung dinh dưỡng cần thiết, không kiêng tắm rửa… cũng khiến trẻ nhanh hồi phục hơn.
Hapacol 250 với hoạt chất chính là paracetamol có mùi cam, vị ngọt giúp bé giảm nhanh cơn sốt. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Sản phẩm được sản xuất và phân phối bởi Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang (288 Bis Nguyễn Văn Cừ, phường An Hoà, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Liên hệ: 0292.3891433.
PV
Theo Dân trí
Xử trí đúng cách khi bị sốt
Dùng thuốc hạ sốt khi nhiệt độ đo ở nách trên 38,5 độ C, uống nước nhiều, gặp bác sĩ khi sốt 2 ngày uống thuốc không giảm.
Sốt được định nghĩa khi thân nhiệt đo ở nách lớn hơn 37,5 độ C. Sốt là một diễn biến sinh lý bình thường của cơ thể đối với bệnh, nhằm hỗ trợ chống lại bệnh và đẩy nhanh quá trình phục hồi bệnh. Trên quan niệm y học, sốt là một phản ứng có lợi của cơ thể đối với bệnh.
Sốt có thể do nhiều nguyên nhân. Thường gặp nhất là do nhiễm trùng, trong đó siêu vi là nhóm nguyên nhân chính gây ra.
Ảnh: medicalnewstoday
Có nên hạ sốt hay không?
Sốt là phản ứng có lợi cho cơ thể nhưng có thể khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu. Sốt liên quan tới việc gia tăng tốc độ chuyển hóa, tiêu thụ O2, sản xuất CO2 và nhu cầu của hệ tim mạch - hô hấp.
Lo lắng rất lớn ở nhiều người là sốt cao gây co giật, nhất là với trẻ em. Do đó nên tìm mọi cách hạ sốt để tránh sốt cao co giật. Tuy nhiên các nghiên cứu chứng minh rằng việc giảm sốt không làm giảm nguy cơ cơ co giật.
Khuyến cáo dùng thuốc hạ sốt khi nhiệt độ đo ở nách trên 38,5 độ C với mục tiêu chính là giúp cơ thể thoải mái hơn, giảm đau, giảm khó chịu và tránh mất nước.
Phương pháp hạ sốt nào là tốt nhất?
Mỗi gia đình nên có một nhiệt kế đo thân nhiệt đế xác định nhiệt độ cơ thể khi bị sốt.
Acetaminophen (paracetamol) có hiệu quả trong việc hạ sốt và giảm đau, khó chịu. Dùng thưốc khi sốt cao trên 38,5 độ C.
Mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi.
Uống nước nhiều và thường xuyên.
Các nghiên cứu cho thấy việc lau mát đem lại lợi ích rất ngắn hạn và không đáng là bao so với thuốc hạ sốt, làm gia tăng sự khó chịu.
Khi nào nên đến bác sĩ để thăm khám?
- Sốt đi kèm với một số triệu chứng nghiêm trọng như nôn ói hoặc tiêu chảy kéo dài, tiểu đau, tiểu máu, ho có đờm hoặc dịch nhầy, đau đầu nghiêm trọng, cổ cứng, buồn ngủ và nôn, hoặc sau một tai nạn, chấn thương.
- Sốt 2 ngày liên tục không đáp ứng với thuốc hạ sốt tại nhà, đặc biệt không có bất kỳ dấu hiệu nào đi kèm ngoại trừ sốt.
- Xuất hiện các chấm xuất huyết hoặc phát ban.
- Khi có bất kỳ lo lắng bất an nào mà bạn không yên tâm.
Bác sĩ Lê Nguyễn Khánh Duy
Theo VNE
Nhận biết và xử trí bệnh sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ Trẻ sốt 2-5 ngày, đau cơ, khớp, đầu, đau bụng vùng gan, buồn nôn, nôn, phát ban, ra máu chân răng, ra máu cam, phân đỏ hoặc đen... những triệu chứng trên báo hiệu có thể trẻ đang bị sốt xuất huyết. Theo Dân trí