Cách sử dụng retinol cho da mụn
Retinol là một thành phần phổ biến trong các sản phẩm chăm sóc da như huyết thanh, kem dưỡng… Vậy da mụn dùng retinol như thế nào? Cần lưu ý gì khi sử dụng retinol?
1. Tác dụng của retinol
Retinol là một trong những thành phần phổ biến trong chăm sóc da, có khả năng điều trị và ngăn ngừa mụn trứng cá. Retinol hoạt động theo một số cách khác nhau trên da:
- Ở lớp ngoài cùng của da (biểu bì), retinol giúp loại bỏ bụi bẩn, tế bào chế.t và dầu nhờn từ lỗ chân lông, có thể giúp ngăn ngừa mụn trứng cá hình thành.
- Các phân tử cực nhỏ thâm nhập vào lớp giữa của da (lớp hạ bì), kích thích sản xuất collagen và elastin. Cả hai hợp chất này đều làm giảm sự xuất hiện của lỗ chân lông và sẹo mụn theo thời gian.
Retinol là một trong những thành phần phổ biến trong chăm sóc da, có khả năng điều trị và ngăn ngừa mụn trứng cá.
Kem, gel và serum retinol thường chứa từ 0,25% đến 1,5% retinol. Nếu bạn có làn da nhạy cảm, hãy cân nhắc bắt đầu với nồng độ và liều lượng thấp, khi da đã thích nghi với hoạt chất, bạn có thể dần tăng liều.
Ngoài ra, hãy nhớ rằng không phải tất cả các sản phẩm chứa retinol đều được bào chế để điều trị mụn. Do đó, để tìm sản phẩm phù hợp với da mụn, bạn nên tránh các thành phần có thể làm trầm trọng thêm mụn trứng cá như chất tạo mùi…
Khi mới bắt đầu sử dụng retinol, cần dùng theo hướng dẫn sử dụng của sản phẩm. Nên kiểm tra phản ứng của da với retinol trên một vùng da nhỏ trước khi thoa lên mặt. Ban đầu, retinol có thể gây ra tình trạng kích ứng, mẩn đỏ nhẹ.
Bạn có thể sử dụng retinol với tần suất cách ngày. Ngoài ra, để giảm nguy cơ kích ứng, cần đảm bảo duy trì các bước chăm sóc da cơ bản, sử dụng kem dưỡng ẩm trước khi áp dụng phương pháp điều trị bằng retinol.
Retinol có thể làm tăng mức độ nhạy cảm với ánh nắng mặt trời và tăng nguy cơ bị cháy nắng, tổn thương do ánh nắng mặt trời. Vì vậy, nên thoa retinol vào ban đêm và sử dụng kem chống nắng vào ban ngày để bảo vệ làn da.
Khi mới bắt đầu sử dụng retinol, cần dùng theo hướng dẫn sử dụng của sản phẩm.
Video đang HOT
3. Lưu ý khi sử dụng retinol cho da mụn
Khi sử dụng retinol, cần lưu ý:
- Retinol có thể gây ra một số tác dụng phụ tiềm ẩn bao gồm khô da, kích ứng, bong tróc, ngứa da, nhạy cảm với ánh nắng mặt trời… Những tác dụng phụ này thường thấy khi bạn bắt đầu sử dụng retinol, nhưng sẽ giảm dần sau một vài tuần khi da thích ứng với sản phẩm. Tuy nhiên, nếu các tác dụng phụ vẫn tiếp diễn, bạn có chuyển sang một sản phẩm có nồng độ thấp hơn hoặc thay đổi phương pháp điều trị.
- Kiên trì và sử dụng một cách nhất quán để thấy được hiệu quả, có thể sau vài đến ba tháng, hoạt chất mới tạo ra những cải thiện đáng chú ý.
- Chăm sóc đúng cách để duy trì làn da khỏe đẹp. Rửa mặt thường xuyên và tránh các thói quen gây hại cho da như nặn mụn hoặc lười chăm sóc da. Bên cạnh đó, sử dụng kem dưỡng ẩm giúp da luôn có đủ nước.
- Sử dụng sản phẩm trang điểm không gây mụn. Các sản phẩm trang điểm có nhãn “không gây mụn” hoặc “không chứa dầu” sẽ giảm nguy cơ tắc nghẽn lỗ chân lông.
- Giảm căng thẳng bằng cách thiền định, tập yoga, tự chăm sóc bản thân… Theo Viện Da liễu Hoa Kỳ, nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi căng thẳng, cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều hormone kích thích tiết dầu hơn. Vì vậy cần kiểm soát căng thẳng, duy trì trạng thái tinh thần thoải mái, cân bằng.
6 thành phần dưỡng da lý tưởng mùa hanh khô
Khi mùa đông đến, làn da thường phải đối mặt với nhiều vấn đề do thời tiết lạnh, khô.
Sử dụng sản phẩm dưỡng da với các thành phần phù hợp rất quan trọng để giữ cho làn da luôn khỏe mạnh...
1. Những vấn đề về da thường gặp trong mùa hanh khô
Khi thời tiết hanh khô, độ ẩm trong môi trường giảm sút làm cho nước trên da thoát hơi nhanh chóng. Nếu không dưỡng da đúng cách, có thể gặp các vấn đề như:
Khô da : Không khí lạnh, khô làm mất nước trên da, khiến da trở nên khô ráp, nứt nẻ.
Da nhạy cảm: Thời tiết lạnh có thể làm tăng độ nhạy cảm của da, dễ bị kích ứng, mẩn đỏ.
Bong tróc, nứt nẻ: Đặc biệt là ở những vùng da mỏng manh như môi, khuỷu tay, đầu gối, có thể bị nứt nẻ, nếu không được dưỡng ẩm đúng cách.
Mụn: Da khô có thể khiến tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ hơn, gây ra mụn.
Nếp nhăn lộ rõ hơn: Da khô, mất nước, thiếu ẩm sẽ giảm đi độ căng mướt vốn có, tạo điều kiện cho nếp nhăn lộ rõ hơn.
Da khô, mẩn đỏ là một trong những vấn đề thường gặp trong mùa hanh khô.
2. Một số thành phần dưỡng da thích hợp cho mùa hanh khô
2.1. Hyaluronic acid
Hyaluronic acid (HA) là một trong những thành phần dưỡng ẩm hiệu quả, giúp da luôn ẩm mượt. Sử dụng sản phẩm chứa hyaluronic acid sẽ giúp da giữ được độ ẩm cần thiết, giảm tình trạng da khô, ngứa trong mùa thu đông.
Để đạt được hiệu quả tối ưu trong chăm sóc da, nên thực hiện đầy đủ các bước làm sạch da, toner, tinh chất (serum) hyaluronic acid, kem dưỡng ẩm. Serum HA có thể sử dụng 2 lần/ngày vào mỗi sáng và tối sau bước làm sạch và toner. Chỉ sử dụng serum HA trên nền da ẩm, không dùng trên nền da khô, căng... bởi nó có khả năng hút ẩm từ môi trường ẩm sang môi trường khô. Nếu sử dụng HA trên da khô sẽ hút nước từ lớp da bên trong ra ngoài, dẫn đến da rát, đỏ hơn.
2.2. Glycerin
Glycerin là một chất giữ ẩm, có khả năng hút ẩm từ không khí và giữ ẩm cho da. Glycerin không chỉ giúp da mềm mại mà còn hỗ trợ quá trình tái tạo tế bào da, giúp da luôn khỏe mạnh. Do không chứa dầu nên glycerin cũng có thể được sử dụng để dưỡng ẩm cho da dầu. Nói cách khác, nó có khả năng dưỡng ẩm mà không gây nhờn rít.
2.3. Bơ hạt mỡ
Bơ hạt mỡ là một loại chất béo tự nhiên, có khả năng cung cấp độ ẩm tốt cho da. Chất béo trong bơ hạt mỡ giúp tạo ra một lớp bảo vệ, ngăn ngừa mất nước, bảo vệ da khỏi các yếu tố môi trường khắc nghiệt. Bơ hạt mỡ thường được sử dụng trong các loại kem dưỡng ẩm, dưỡng thể, sáp dưỡng môi...
Bơ hạt mỡ thường được sử dụng trong các loại kem dưỡng ẩm, dưỡng thể, sáp dưỡng môi...
2.4. Ceramides
Ceramide là một loại chất béo tự nhiên có trong da, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hàng rào bảo vệ da và giữ ẩm. Chúng chiếm đến 50% thành phần của màng tế bào da, là một phần không thể thiếu của lớp ngoài cùng của da (lớp sừng).
Ceramide giữ nước trong da, giúp duy trì độ ẩm cần thiết, ngăn ngừa da bị khô, làm da trở nên mềm mại và mịn màng hơn. Ceramide thường được kết hợp với các thành phần dưỡng ẩm khác như hyaluronic acid, glycerin và niacinamide để tăng cường hiệu quả chăm sóc da.
2.5. Niacinamide
Niacinamide còn được gọi là vitamin B3, là một thành phần dưỡng da đa năng và hiệu quả, có nhiều lợi ích cho làn da.
Niacinamide giúp tăng cường sản xuất ceramide (lipid tự nhiên) trong da, từ đó củng cố hàng rào bảo vệ da, giữ ẩm và ngăn ngừa mất nước qua da.
Niacinamide có khả năng làm giảm sự hình thành melanin, giúp làm mờ các vết thâm nám, tàn nhang và các vùng da không đều màu, mang lại làn da sáng hơn.
Tuy nhiên cần lưu ý, niacinamide hoạt động tốt nhất ở pH trung tính (khoảng 5 - 7). Nếu sử dụng sản phẩm có pH quá thấp (như các sản phẩm chứa axit mạnh) hoặc quá cao, niacinamide có thể bị phân giải thành niacin, gây kích ứng da.
2.6. Vitamin E
Vitamin E là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp bảo vệ da khỏi tổn thương do các gốc tự do. Ngoài ra, vi chất này còn giúp làm dịu da, cấp ẩm, giảm thiểu tình trạng kích ứng và khô da. Vitamin E có nhiều trong các sản phẩm chăm sóc da như sữa rửa mặt, kem dưỡng da, kem cấp ẩm, mặt nạ, serum... Mỗi loại sản phẩm đều có hướng dẫn sử dụng riêng.
Tuy nhiên khi dùng vitamin E bôi ngoài da để làm đẹp da cần theo các bước:
- Làm sạch da mặt (buổi tối): Tẩy trang và rửa mặt bằng sữa rửa mặt đảm bảo lỗ chân lông thông thoáng.
- Thoa kem (hoặc cắt thủng viên nang) chứa vitamin E: Thoa đều lên mặt và massage nhẹ nhàng khoảng 5 phút.
- Để qua đêm rồi rửa lại mặt với sữa rửa mặt và thực hiện quy trình dưỡng da ban ngày: Serum, dưỡng ẩm, kem chống nắng.
Làm gì để cải thiện nếp nhăn sống mũi? Nếp nhăn là dấu vết của thời gian trên khuôn mặt khi chúng ta già đi, đặc biệt là nếp nhăn ở sống mũi. Vậy có cách nào để cải thiện không? 1. Nguyên nhân hình thành nếp nhăn sống mũi Nếp nhăn sống mũi là nếp nhăn nằm ngang hình thành trên sống mũi. Khi chúng ta già đi, làn da cũng...