Cách sử dụng Netflix an toàn
Netflix là một trong những dịch vụ có nội dung lớn nhất toàn cầu, và trong thời điểm xu hướng làm việc tại nhà đang tăng thì nhu cầu giải trí cũng tăng mạnh. Vậy làm thế nào để sử dụng dịch vụ này một cách an toàn.
1. Đăng ký an toàn
Người dùng có thể truy cập Netflix.com hoặc Netflix.com/signup để bắt đầu tạo tài khoản mới. Bạn cũng có thể tìm hiểu hướng dẫn đăng ký tài khoản từ nhiều website khác, và đăng ký trên nhiều thiết bị khác nhau như Android, iPhone, iPad, Smart TV hoặc Set Top Box.
Lưu ý, hãy đăng ký từ địa chỉ email cá nhân của bạn, để có thể dễ dàng đặt lại mật khẩu và nhận tất cả thông tin liên lạc quan trọng liên quan đến tài khoản Netflix sau này. Bạn có thể cập nhật mật khẩu tài khoản của mình trên trang web Netflix hoặc đơn giản là bạn có thể gửi cho chính mình email hoặc tin nhắn đặt lại mật khẩu.
2. Sử dụng mật khẩu chỉ dùng cho Netflix và thay đổi định kỳ
Netflix khuyên bạn nên sử dụng mật khẩu riêng cho tài khoản Netflix, thay vì mật khẩu bạn đã sử dụng để đăng nhập vào các dịch vụ khác như email hoặc các trang web khác.
Để bảo vệ tài khoản an toàn hơn, Netflix khuyến nghị một mật khẩu nên dài: 8 ký tự; kết hợp chữ hoa và chữ thường, chữ cái, số và ký hiệu, không bao gồm thông tin cá nhân như ngày sinh, địa chỉ hoặc ngày kỷ niệm của bạn. Xem thêm chi tiết tại Trung tâm trợ giúp.
3. Thiết lập số điện thoại khôi phục
Video đang HOT
Thêm số điện thoại khôi phục sẽ đảm bảo việc truy cập lại vào tài khoản nhanh hơn và giữ tài khoản bạn an toàn hơn. Truy cập Tài khoản> Thêm số điện thoại để thực hiện. Sau khi thêm số điện thoại, bạn sẽ thấy một tin nhắn yêu cầu xác minh qua tin nhắn được gửi đến số điện thoại vừa đăng ký.
Nên thiết lập chính xác số điện thoại để có thể lấy lại tài khoản khi cần
4. Đăng xuất khỏi tất cả thiết bị
Nếu xuất hiện bất kỳ hành vi đáng ngờ nào trên tài khoản của mình hoặc thông tin truy cập tài khoản Netflix của bạn đang được sử dụng không có sự cho phép, bạn có thể đăng xuất khỏi tất cả thiết bị. Truy cập Tài khoản> Đăng xuất khỏi tất cả thiết bị để thực hiện.
Nếu xuất hiện bất kỳ hành vi đáng ngờ nào trên tài khoản của mình nên truy cập vào phần quản lý tài khoản và đăng xuất khỏi thiết bị lạ
5. Trường hợp nhận được tin nhắn hoặc email đáng ngờ
Đây là một cách thức khai thác thông tin cá nhân của bạn bằng cách giả mạo là đại diện của một trang web hoặc một công ty mà bạn tin tưởng trên nền tảng trực tuyến.
Bạn nên cảnh giác với các trường hợp sau đây: trang web giả mạo có giao diện giống Netflix (kiểm tra nếu trang web hiện lên với địa chỉ Netflix.com hoặc địa chỉ khác), email với nội dung giống Netflix yêu cầu bạn cung cấp thông tin cá nhân, tin nhắn hoặc email mời chào đăng ký miễn phí hoặc ưu đãi phí sử dụng Netflix. Bạn không được tiết lộ: Thông tin thanh toán của bạn (số thẻ tín dụng, số thẻ ghi nợ, tài khoản ghi nợ trực tiếp, mã PIN…); Mật khẩu tài khoản của bạn; Các thông tin nhận dạng cá nhân khác hoặc mã số thuế.
Nếu bạn nhận được email hoặc tin nhắn giả mạo yêu cầu thông tin cá nhân, bạn có thể báo cáo hành vi này bằng cách forward đoạn email đó đến địa chỉ phishing@netflix.com và sau đó xóa thư nhận được.
Thành Luân
Cục An toàn thông tin khuyến cáo không nên tiếp tục dùng Zoom
Phần mềm này đang có nhiều lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng khiến tin tặc có thể dễ dàng truy cập vào cuộc họp, theo dõi, đánh cắp thông tin người dùng.
Ảnh minh họa.
Hiện nay, một trong những phần mềm phổ biến trong họp, dạy học trực tuyến là Zoom. Tuy nhiên phần mềm này lại đang có khá nhiều vấn đề về bảo mật. Gần đây nhất, dữ liệu của hơn 500.000 tài khoản Zoom với email, mật khẩu, đường dẫn các cuộc họp đã bị lộ.
Trong ngày 14/4, Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông đã phát đi cảnh báo về nguy cơ từ phần mềm này.
Ông Nguyễn Khắc Lịch, Phó cục trưởng Cục An toàn thông tin cho biết: "Zoom đang sử dụng chuẩn mã hóa dữ liệu đầu - cuối kém. ID của các cuộc họp có thể dễ dàng bị tin tặc dò quét".
Nhiều lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng đã được xác định từ đầu năm 2020. Thông qua những lỗ hổng trên, tin tặc có thể truy cập bất hợp pháp vào các phòng họp, theo dõi, truyền bá các thông tin xấu độc, đánh cắp thông tin hoặc cài đặt mã độc trực tiếp trên máy tính người dùng.
Để tăng cường công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng, đặc biệt là bảo vệ thông tin cá nhân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người sử dụng, Cục An toàn thông tin khuyến cáo: "Các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước không nên sử dụng phần mềm Zoom để phục vụ các buổi họp trực tuyến tại đơn vị mình. Đối với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác cân nhắc cẩn thận khi sử dụng phần mềm họp trực tuyến Zoom cho các hoạt động học trực tuyến, trao đổi trực tuyến hoặc các tổ chức hội họp khác."
Với nhu cầu học, họp từ xa, người dùng chỉ nên tải phần mềm từ các nguồn chính thống và cập nhật liên tục phiên bản mới. Bên cạnh đó là không chia sẻ thông tin về phòng họp như ID, mật khẩu để tránh bị kẻ xấu theo dõi, phá hoại.
Ngoài ra với các dịch vụ họp trực tuyến, người dùng nên đặt mật khẩu phức tạp, kích hoạt chế độ bảo mật cao nhất cho họp trực tuyến.
Cục cũng đề xuất sử dụng các dịch vụ họp, học trực tuyến của các doanh nghiệp có uy tín trong nước cung cấp.
TÙNG LINH
Hơn nửa triệu tài khoản Zoom bị hacker rao bán giá bèo trên web Để làm việc và học tập từ xa, nhiều người dùng đã sử dụng nền tảng hội nghị video Zoom. Tuy nhiên, sự cố bảo mật mới nhất của ứng dụng này có thể khiến người ta phải đặt ra câu hỏi về an toàn khi sử dụng. Ảnh minh họa: Betanews Các chuyên gia về rủi ro trên mạng tại Cyble gần...