Cách sử dụng lá húng chanh tốt cho sức khỏe
Húng chanh là cây thuố.c được Bộ Y tế công nhận, dưới đây là cách sử dụng lá húng chanh tốt cho sức khỏe.
Báo VietNamNet cho biết, Bộ Y tế đã đưa ra danh sách 70 cây thuố.c được sử dụng trong cơ sở khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền. Trong số đó, nhiều cây được người dân sử dụng làm rau ăn hằng ngày như húng chanh.
Húng chanh còn được gọi là dương tử tô, rau thơm lông thuộc họ bạc hà. Loại rau sống quen thuộc này có thể chữa cảm cúm, sốt nóng về chiều, chữa ho, viêm họng, khản tiếng, chả.y má.u cam, táo bón.
Lá húng chanh khả năng sản xuất ra loại tinh dầu có hàm lượng cao carvacrol, thymol, -caryophyllene mang nhiều đặc tính dược lý như chống khối u, chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống viêm, chống động kinh, chữa lành vết thương, diệt ấu trùng và giảm đau.
Cách sử dụng lá húng chanh tốt cho sức khỏe
Báo Sức khỏe & Đời sống dẫn nguồn sách Cây thuố.c và vị thuố.c Việt Nam của GS.TS Đỗ Tất Lợi chỉ ra một số tác dụng của cây húng chanh như sau:
Giảm viêm họng
Hoạt chất bên trong lá húng chanh tương tự loại kháng sinh tự nhiên tác dụng sát khuẩn tốt, loại bỏ chất nhầy, đờm và các tác nhân gây viêm nhiễm vòm họng.
Lá húng chanh tươi rửa sạch, cắt nhỏ, thêm một ít đường phèn rồi đem chưng cất thủy, sau đó vắt lấy nước uống. Còn bã lá húng chanh có thể ăn hoặc ngậm nuốt cùng với nước. Mỗi ngày sử dụng 1 lần, sẽ hiệu quả nếu dùng liên tục 3-5 ngày.
Video đang HOT
Húng chanh được Bộ Y tế công nhận là cây thuố.c.
Giảm sốt
Húng chanh giúp hạ sốt. Ngoài ra, húng chanh còn giúp ra mồ hôi, loại bỏ độc tố qua da và tăng nhanh quá trình phục hồi.
Giã nát một ít lá húng chanh cùng với một ít muối và một ít nước sôi để nguội, rồi vắt lấy nước uống. Bã lá húng chanh để nguyên hoặc cho ít giấm hay rượu để thoa khắp cơ thể.
Chữa hôi miệng
Dùng húng chanh khô sắc lấy nước, thường xuyên ngậm và súc miệng, làm 5-7 lần trong ngày.
Giảm viêm khớp
Hàm lượng acid béo omega-6 trong lá cây húng chanh có thể hỗ trợ giúp giảm chứng viêm khớp.
Cải thiện thị lực
Loại cây này chứa một lượng vitamin A nhất định, giúp giảm căng thẳng oxy hóa trong mắt và ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng.
Cải thiện chức năng thận
Cây húng chanh giúp lợi tiểu. Từ đó, nó giúp cơ thể đào thải các độc tố bằng cách kích thích đi tiểu.
Giảm căng thẳng và lo âu
Một số hợp chất hữu cơ và khoáng chất có trong cây húng chanh có tác dụng an thần nhẹ. Hãm lá húng chanh như trà để uống để giảm cảm giác lo lắng, bồn chồn, căng thẳng, giúp thư giãn, ngủ ngon.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng húng chanh
Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân cho biết, mặc dù lá húng chanh là loại thảo dược rất tốt với sức khỏe nhưng tinh dầu thu được từ lá của nó chứa estragole, nếu dùng đường uống trong thời gian dài có thể không tốt cho gan.
Mặt khác, chiết xuất từ tinh dầu hoặc tinh dầu húng chanh còn có nguy cơ làm chậm quá trình đông má.u, làm trầm trọng hơn tình trạng rối loạn chả.y má.u. Cũng vì điều này mà các chuyên gia khuyến cáo chỉ nên dùng lá húng chanh tối thiểu 2 tuần trước khi thực hiện phẫu thuật.
Một điều cần chú ý nữa là chiết xuất từ lá húng chanh có thể làm hạ huyết áp, những người bị huyết áp thấp nên hạn chế dùng thảo dược này. Ngoài ra, một số tác động tiêu cực do việc lạm dụng lá húng chanh cũng cần được lưu tâm là:
- Lông của lá húng chanh dễ gây kích ứng với những làn da nhạy cảm.
- Phụ nữ đang cho con bú hoặc đang mang thai cần thận trọng khi dùng lá húng chanh để trị bệnh, để an toàn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Những công dụng và bài thuố.c từ lá húng chanh trên đây chỉ mang tính tham khảo, hiệu quả đạt được như thế nào còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Do đó, trước khi quyết định dùng loại lá này như một dạng thảo dược tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để có được những tư vấn hữu ích.
Phát huy hiệu quả vườn thuố.c Nam mẫu
Vườn thuố.c Nam mẫu là một trong những tiêu chí của Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã. Vì vậy, việc phát triển vườn thuố.c Nam tại các trạm y tế (TYT) xã đã và đang được quan tâm thực hiện, góp phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho người dân và gìn giữ, phát triển nền y học cổ truyền.
Hiện nay, vườn thuố.c Nam mẫu tại Trạm Y tế xã Long Thượng, huyện Cần Giuộc có 64/70 loại thuố.c theo danh mục cây thuố.c Nam do Bộ Y tế ban hành
Theo Chủ tịch Hội Đông y tỉnh - Phạm Thị Đẹp, Hội Đông y các cấp trong tỉnh Long An vận động hội viên củng cố các vườn thuố.c Nam mẫu nhằm tuyên truyền để người dân biết sử dụng "cây nhà lá vườn" điều trị một số bệnh thông thường theo phương châm "Thầy tại nhà, thuố.c tại vườn" và đưa Đông y vào cộng đồng, góp phần cùng ngành Y tế chăm sóc sức khỏe nhân dân. Trong đó, những vườn thuố.c Nam mẫu tại các TYT xã là mô hình tiềm năng trong việc nâng cao chất lượng y tế cơ sở.
TYT xã Long Thượng là một trong những TYT có vườn thuố.c Nam mẫu tiêu biểu của huyện Cần Giuộc với nhiều loại cây khác nhau. Theo Quyền Trưởng TYT xã Long Thượng - Đặng Thị Vân Anh, vườn thuố.c Nam mẫu được trồng từ năm 1997. Những năm đầu, vườn chỉ có vài loại cây nhưng đến nay, có 64/70 loại thuố.c theo danh mục cây thuố.c Nam do Bộ Y tế ban hành.
Vườn được trồng nhằm giới thiệu, hướng dẫn người dân trong xã biết công dụng chữa bệnh thông thường của từng loại cây thuố.c Nam.
Với diện tích 85m2, mỗi nhóm cây thuố.c Nam tại vườn được trồng vào những ô riêng, có gắn bảng tên, công dụng nên người dân dễ quan sát, tìm kiếm và sử dụng. Trong đó, có nhiều loại rất quen thuộc như lá lốt (trị phong thấp), sen cạn (giúp an thần), sâm đất (bổ âm), mã đề (lợi tiểu), tía tô (trị cảm, phong hàn), húng chanh (chữa cảm, ho, viêm họng, khản tiếng, chả.y má.u cam),... Vườn thuố.c Nam mẫu này chủ yếu do các thành viên của Tổ Đông y (thuộc TYT xã) thay phiên nhau chăm sóc.
"Trạm chú trọng phát triển vườn cây thuố.c Nam kết hợp với các phương pháp cổ truyền trong điều trị bệnh cho người dân. Những loại cây thuố.c Nam này cũng được khuyến khích trồng trong cộng đồng để tăng cường nguồn thuố.c Nam phục vụ điều trị bệnh" - bà Đặng Thị Vân Anh chia sẻ.
TYT xã Long Thượng được công nhận đạt tiên tiến về y học cổ truyền từ năm 2015. Theo thống kê, năm 2023, Trạm khám, chữa bệnh cho 6.701 lượt người, trong đó, khám bằng y học cổ truyền cho 3.605 lượt người (chiếm 53,79%). Qua đó cho thấy, vườn thuố.c Nam mẫu được chăm sóc, phát triển trở thành nguồn dược liệu hỗ trợ hiệu quả việc điều trị Đông - Tây y kết hợp.
Ăn bưởi xong đừng vứt vỏ, làm theo cách này sẽ giúp giảm mỡ má.u và các bệnh về hô hấp Vỏ bưởi giàu vitamin, có nhiều công dụng như: Chống rụng tóc, chống lão hóa, giảm mỡ má.u, thanh lọc cơ thể, giảm ho và bệnh liên quan đến hô hấp... Bưởi là loại trái cây chứa cực nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Trong đó, bưởi đào, bưởi đỏ có lượng beta-carotene và lycopene dồi dào. Chúng có tác...