Cách sử dụng điều hòa ôtô không hại sức khỏe vào mùa hè
Việc sử dụng điều hòa đúng cách không chỉ tăng hiệu quả làm mát mà còn làm tăng tuổi thọ điều hòa.
Hệ thống điều hòa trên xe ô tô là một trong những chi tiết cực kỳ quan trọng & cần thiết, đặc biệt là ở những nước có khí hậu nhiệt đới và môi trường nhiều khói bụi như Việt Nam. Trong những tháng mùa hè nóng bức này, hệ thống máy lạnh trên xe chính là cứu cánh cho tất cả chúng ta, không có nó thì… chắc chớt.
Chính vì thế, mọi người cần lưu ý một số điểm về cách sử dụng và bảo quản hệ thống điều hòa để đảm bảo nó có thể hoạt động hiệu quả và bền bỉ nhất.
1. Mở cả 4 cánh cửa trước khi lên xe
Ở những nơi có không gian cho phép, các bạn nên mở cả 4 cánh cửa, sau đó bật quạt gió ở mức 2 hoặc 3.
Lưu ý: Chỉ bật quạt gió và không bật điều hòa
Khi bật quạt gió, các bạn nên chọn chế độ lấy gió cả trên và dưới để đẩy luồng không khí nóng ra khỏi xe.
Đối với những không gian chật hẹp, không cho phép mở 4 cánh cửa thì bạn có thể hạ 4 kính cửa rồi làm theo các bước trên trong khoảng thời gian từ 1 đến 2 phút.
Ở những nơi có không gian cho phép, các bạn nên mở cả 4 cánh cửa, sau đó bật quạt gió ở mức 2 hoặc 3
Video đang HOT
2. Điều hòa trong xe trong lúc hoạt động
Các bạn nên để ở mức 23 đến 25 độ C. Tốt nhất nhiệt độ trong xe không chênh lệch quá 5 độ C so với nhiệt độ bên ngoài.
Trong quá trình sử dụng, để không ảnh hưởng đến sức khỏe của người trên xe, bạn không nên để mức quạt gió quá lớn hay nhiệt độ điều hòa ở mức quá thấp.
3. Lưu ý trước khi dừng xe
Trước khi dừng xe, các bạn nên điều chỉnh điều hòa cân bằng với nhiệt độ bên ngoài để tránh gây ra sốc nhiệt. Khi dừng xe không nên xuống xe ngay mà nên ngồi trong xe tầm 2 phút rồi mới mở cửa ra khỏi xe.
4. Hệ thống lấy gió trong và ngoài
Đối với các xe cao cấp, hệ thống này sẽ hoàn toàn tự động. Tuy nhiên, đối với các xe thông thường điều chỉnh bằng tay, các bạn nên lấy gió ngoài sau 30-40 phút vận hành để đảm bảo duy trì lượng oxy trong xe.
Tuy nhiên, không nên lấy gió ngoài liên tục để tránh trường hợp tăng bụi bẩn và mùi lạ từ bên ngoài vào trong xe.
Không nên lấy gió ngoài liên tục để tránh trường hợp tăng bụi bẩn và mùi lạ từ bên ngoài vào trong xe
5. Những lưu ý đối với hệ thống điều hòa trên ôtô
- Vệ sinh, thay mới lọc gió điều hòa khi xe giảm mát. Chi phí thay mới khoảng vài trăm nghìn đồng tùy dòng xe.
- Kiểm tra gas điều hòa, bổ sung thay mới nếu cần thiết. Chi phí nạp gas điều hòa khoảng 500.000 đồng.
- Vệ sinh dàn nóng, dàn lạnh điều hòa. Chi phí bảo dưỡng dàn nóng, dàn lạnh khoảng 800.000 đồng.
- Kiểm tra lốc điều hòa, thay mới nếu hỏng hóc nặng. Chi phí thay lốc điều hòa ôtô dao động khoảng 10 triệu đồng.
4 bộ phận ôtô dễ hỏng vào những ngày nắng nóng
4 bộ phận sau đây sẽ cần bạn đặc biệt lưu ý để giữ độ bền xe ôtô vào những ngày nắng nóng.
Hệ thống điều hòa
Thời tiết oi bức, hệ thống điều hòa trở nên không thể thiếu và thường xuyên phải hoạt động hết công suất để làm mát khoang xe. Để đảm bảo hiệu suất và độ bền, chủ xe nên định kỳ bảo dưỡng các bộ phận của hệ thống làm mát.
Bên cạnh đó, mức môi chất làm lạnh (gas lạnh) và mức dầu bôi trơn của máy nén cũng cần kiểm tra để tiến hành bổ sung khi cần thiết. Sử dụng đúng cách cũng ảnh hưởng đến độ bền và ổn định của hệ thống điều hòa.
Tài xế nên tắt điều hòa vài phút trước khi tắt máy xe, linh hoạt các chế độ gió trong và gió ngoài để không phải sử dụng điều hòa với công suất tối đa... Ảnh: Freepik
Ắc quy
Sức nóng mùa hè tác động đến ắc quy nhiều hơn so với mùa đông. Vấn đề hay xảy ra với những xe sử dụng ắc quy hở (ắc quy nước).
Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng ắc quy "chết sớm" là sự quá nhiệt. Nhiệt độ khiến chất lỏng bay hơi, thay đổi nồng độ dung dịch, phản ứng diễn ra nhanh và gây tổn hại cho cấu trúc phía trong ắc quy. Ngoài ra, những thiết bị bị lỗi trong quá trình sạc như bộ điều chỉnh điện thế sẽ khiến ắc-quy bị quá nạp, làm hư các tấm chì và giảm tuổi thọ.
Bác tài cần theo dõi mức dung dịch của bình ắc quy thường xuyên để bổ sung khi cần thiết (châm thêm nước cất khi mức dung dịch dưới ngưỡng LOW), đặc biệt trong những ngày nhiệt độ cao. Ảnh: Shala
Lốp xe
Lốp sẽ chịu áp lực nhiều hơn do phải tiếp xúc trực tiếp với mặt đường ở nhiệt độ cao vào ngày hè. Mặt đường nóng, cộng thêm quá trình biến dạng liên tục khi làm việc khiến nhiệt độ không khí trong lốp tăng cao. Một nghiên cứu cho thấy, lốp của một chiếc xe bán tải có thể đạt trên 60 độ C sau khi chạy 50 km dưới trời nắng.
Áp suất lốp tăng lên còn tạo ra sự chênh lệch áp suất giữa các bánh xe, có thể khiến ôtô lật vì không đủ lực bám nếu vào cua (thường xuất hiện trên lốp đã mòn nhiều hoặc hết hạn sử dụng). Ảnh: LĐO
Cần gạt nước
Nhiệt độ cao phả ra từ lớp kính và nắng chiếu sẽ tác động mạnh đến đệm gạt cao su của cần gạt nước. Bộ phận này sẽ nhanh chóng bị xơ cứng, thậm chí nứt vỡ dẫn đến không thể tiếp tục sử dụng. Nếu chủ xe không chịu thay mới thì không những cần gạt mưa không hoạt động hiệu quả còn còn làm tầm nhìn lái xe bị giảm, thậm chí gây những vết trầy xước trên kính chắn gió.
Tuổi thọ của cao su gạt nước trung bình từ 6 tháng đến 1 năm. Bác tài nên kiểm tra bình chứa nước rửa kính nếu thường xuyên dùng đến cần gạt nước. Ảnh: BM
Những bộ phận ôtô dễ bị nắng nóng "tàn phá" khi vào hè Mùa hè nắng nóng khiến chiếc ôtô của bạn dễ bị bay màu sơn, hư hỏng. Hãy chú ý một số bộ phận của xe dễ bị nắng nóng làm hư hại. Màu xe ôtô dễ bị phai màu, thoái hóa Ánh nắng chứa các tia cực tím (UV), đặc biệt những ngày nền nhiệt cao là tác nhân trực tiếp khiến sơn...