Cách sống sót qua cơn đau tim khi bạn chỉ có một mình
Theo số liệu thống kê cho thấy 80% trường hợp tử vong do nhồi máu cơ tim đều là khi người bệnh đang ở một mình. Thông tin sau đây sẽ giúp mọi người nhận biết được dấu hiệu của cơn nhồi máu cơ tim và những gì CẦN PHẢI làm để sống sót qua giây phút nguy hiểm.
Những dấu hiệu cảnh báo cơn nhồi máu cơ tim
Phân biệt giữa nhồi máu cơ tim, ngừng tim và rối loạn nhịp tim là điều quan trọng. Trong ngừng tim, có sự ngừng tuần hoàn đột ngột do tim không thể co bóp. Ngừng tim là khác với (nhưng có thể là do) nhồi máu cơ tim. Đó là tình trạng thiếu máu tới cơ tim. Rối loạn nhịp tim chủ yếu là do vấn đề điện tim, đôi khi có thể được điều trị bằng điện giải.
Cơn nhồi máu cơ tim xảy ra khi động mạch tim bị tắc dần dần dẫn đến hoại tử mô tim. Điều này dẫn đến cơn đau thắt ngực và lan ra cánh tay, lên hàm, và cần có sự can thiệp y tế ngay lập tức để giải quyết sự bít tắc bằng cách phẫu thuật cấp cứu hoặc thuốc tiêu cục máu đông. Một số triệu chứng có thể khởi phát chậm, cho phép bạn có thời gian gọi người giúp đỡ. Tuy nhiên có không ít trường hợp khiến người bệnh rơi vào trạng thái mất ý thức trong một khoảng thời gian ngắn. Vì vậy, việc kịp thời phản ứng để vượt qua giây phút nguy hiểm đó vô cùng quan trọng.
Kỹ thuật giúp bệnh nhân sống sót qua cơn đau tim
Lưu ý: Chỉ áp dụng cách sau đây khi chắc chắn không có sự giúp đỡ nào khác.
Bắt đầu ho mạnh ngay lập tức,
Hít sâu và ho mạnh mỗi hai giây,
Video đang HOT
Ho liên tục và mạnh,
Hít hở sâu trước mỗi lần ho,
Ho phải sâu và dài,
Tạo áp lực lên tim bằng cách ấn lên vùng tim nhằm giúp phục hồi nhịp tim bình thường. Thở sâu giúp đưa oxy tới phổi, động tác ho giúp ép chặt tim, tạo áp lực lên tim và do đó duy trì được tuần hoàn.
Trong lúc ấy, hãy gọi giúp đỡ.Tiếp tục ho trong lúc gọi điện thoại.
Tất nhiên, cách tốt nhất để tăng khả năng sống sót trước cơn nhồi máu cơ tim là phòng tránh ngay từ ban đầu. Việc đạt được và duy trì sức khỏe tim mạch là điều cần thiết, bằng cách tích cực vận động, kiểm soát huyết áp, nồng độ cholesterol, cân nặng tốt, và không hút thuốc.
Xin hãy ghi nhớ lời khuyên của bác sĩ dành cho bạn
- 2 ly nước sau khi thức dậy – giúp kích hoạt các cơ quan nội tạng
- 1 ly nước 30 phút trước bữa ăn – giúp tiêu hóa
- 1 ly nước trước khi tắm – giúp giảm huyết áp
- 1 ly nước trước khi đi ngủ – tránh đột quỵ hoặc đau tim.
Kết quả một số công trình nghiên cứu cho thấy trước khi đi ngủ, uống một cốc nước có thể giúp phòng ngừa chứng tai biến mạch máu não.
Trong thực tế, những trường hợp tai biến mạch máu não thường xảy ra vào sáng sớm. Sau một đêm dài cơ thể không được cung cấp nước, máu trở nên đặc hơn, và đây là một trong những nguyên nhân dễ dẫn đến tai biến mạch máu não.
Trong một ngày, máu có lúc đặc lúc loãng, đồng thời có một quy luật nhất định. Buổi sáng, từ 4 giờ đến 8 giờ, là lúc máu đông đặc nhất, sau đó dần dần loãng ra, đến khoảng 12 giờ đêm là thời điểm loãng nhất, rồi dần dần đặc lại, và đến buổi sáng hôm sau lại lên đến đỉnh cao. Vì vậy, mỗi chúng ta, nhất là những người lớn tuổi, buổi tối trước khi đi ngủ nên uống khoảng 200 ml nước (chừng một cốc), thì sáng ngủ dậy, không những máu không bị đặc mà còn loãng ra.
Các chuyên gia y học cũng khuyên rằng, buổi tối trước khi đi ngủ uống nước khiến cho máu loãng ra, có lợi cho sự tuần hoàn của mạch máu, giúp phòng chống tai biến mạch máu não.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai biến mạch máu não, sự đông đặc của máu tăng lên chỉ là một trong những nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, có thể khẳng định thói quen uống nước trước khi đi ngủ có tác dụng nhất định đối với việc phòng chống tai biến mạch máu não.
Theo www.phunutoday.vn
Cánh cổng điện tử kẹp chủ nhà vào tường gây tràn máu màng tim
Bệnh nhân tại TP HCM được bác sĩ chọc dịch kịp thời tránh nguy cơ ngưng tim.
Người phụ nữ 58 tuổi có tiền căn tăng huyết áp. Chiều 19/6 bà mở cánh cổng điều khiển từ xa để vào nhà thì bị cổng sắt ép chặt vào tường, ngất xỉu. Khoảng 20 phút sau bệnh nhân mới được người thân phát hiện giải cứu đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định. Trên taxi di chuyển vào viện, bệnh nhân tỉnh lại, mệt, khó thở nhiều.
Bác sĩ Nguyễn Thái Yên, Phó Khoa Tim mạch Can thiệp, Bệnh viện Nhân dân Gia Định cho biết bệnh nhân cấp cứu trong tình trạng tỉnh, tiếp xúc được, đau vùng trước ngực, tay chân lạnh, mạch nhẹ, huyết áp khó đo. Kíp trực nhận định đây là trường hợp sốc chấn thương, chấn thương ngực bụng kín, có thể phức tạp, liên quan nhiều chuyên khoa nên đã báo động đỏ nội viện.
Bệnh nhân hồi phục sức khỏe sau khi cấp cứu. Ảnh: H.H
Kết quả các xét nghiệm cho thấy bệnh nhân bị tràn máu màng tim, có dấu hiệu đè sụp thất phải. Kíp bác sĩ trực quyết định chọc tháo dịch màng tim cấp cứu dưới sự trợ giúp của siêu âm. Đây là ca khó vì nếu không chọc giải áp dịch kịp thời sẽ gây ngưng tim, sốc không hồi phục và tử vong nhanh chóng.
Dịch nằm ở mặt sau tim bệnh nhân nên việc chọc hút rất khó khăn. Các bác sĩ đã nỗ lực chọc hút thành công gần 100 ml máu không đông. Bệnh nhân hồi phục ngay sau chọc dịch, sinh hiệu ổn định. Bệnh nhân sau đó được thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu để tìm tổn thương ngực bụng và theo dõi sát, xử trí kịp thời các biến chứng có thể xảy ra sau chấn thương.
Sau 4 ngày điều trị, hiện bệnh nhân ổn định, dự kiến xuất viện vào tuần sau.
Lê Phương
Theo vnexpress.net
Nỗ lực giành lại tính mạng cho bệnh nhân chỉ còn 10% cơ hội sống Từ Mỹ về Việt Nam 2 ngày, người đàn ông lên cơn nhồi máu cơ tim tối cấp, 3 lần ngưng tim ngưng thở, 90% không còn khả năng sống. Sáng 12/6, Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP HCM) nhận được báo động đỏ từ Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức. Nam bệnh nhân 54 tuổi, tiền sử đái tháo...