Cách sơ cứu những vết thương dễ gặp phải khi du lịch do côn trùng, động vật
Rời nhà lên đường đi du lịch, tới một vùng đất mới, bạn có thể gặp phải nhiều vấn đề phát sinh trong đó việc bị côn trùng, thậm chí động vật cắn, đốt.
Hãy tham khảo các cách xử trí với các loại vết thương thường gặp dưới đây.
Vết thương do côn trùng, động vật có nhiều dạng và tác hại khác nhau. Người bị đốt, cắn cũng có thể có phản ứng khác nhau. Do đó, các quy trình và phương pháp điều trị cần tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh cũng như tình trạng của người bệnh.
Trước tiên, bạn cần nhận biết các triệu chứng trước khi áp dụng cách chăm sóc và sơ cứu đúng cách cho vết cắn và vết đốt để ngăn ngừa các vấn đề khác xảy ra.
Sau đây là một số loại côn trùng, động vật cắn, đốt bạn dễ gặp phải khi đi du lịch:
1. Bị nhện cắn
Khi nói về cách sơ cứu vết cắn và côn trùng, không nên bỏ qua vết cắn của nhện, mặc dù vết cắn của hầu hết các loài nhện tương đối vô hại. Tuy vậy vẫn có 1 vài loại nhện có thể gây ra các phản ứng dị ứng nghiêm trọng hơn. Chẳng hạn nhện được mệnh danh” góa phụ đen” và “nhện nâu ẩn dật”. Việc xác định đúng loài là rất quan trọng để xác định phương pháp điều trị thích hợp cần được áp dụng.
Triệu chứng khi bị nhện cắn:
Các phản ứng nhẹ có thể bao gồm đau, sưng, đỏ và ngứa vùng bị ảnh hưởng.Các phản ứng nghiêm trọng có thể dẫn đến sốt, ớn lạnh, buồn nôn, nôn, đau bụng và phát ban.
Sơ cứu:
Rửa vùng bị ảnh hưởng hoặc vết cắn bằng xà phòng và nước.Chườm lạnh hoặc chườm đá trong khoảng 10 đến 15 phút để giảm đau, khó chịu và sưng tấy. Nhớ bọc đá trong một miếng vải sạch để bảo vệ da.Bôi kem dưỡng da hoặc bột baking soda lên vùng bị ảnh hưởng để giảm đau và ngứa.
Khi nào cần chăm sóc khẩn cấp?
Khi người đó nghi ngờ bị nhện góa phụ đen hoặc nhện nâu ẩn dật cắn. Nhện góa phụ đen có thể gây ra các vấn đề về hệ thần kinh trong khi nhện nâu ẩn dật có thể gây tổn thương da. Nọc của nhện nâu ẩn dật độc hơn nọc độc của rắn đuôi chuông, nhưng may mắn là nó được tiết vào cơ thể nạn nhân với lượng rất nhỏ nên ảnh hưởng không quá nghiêm trọng.
Vết cắn của nhện nâu ẩn dật có thể không đau hoặc cảm thấy như một vết chích nhỏ, nhưng sẽ đau nghiêm trọng ở vùng bị cắn sau vài giờ, đỏ hoặc đau xung quanh vết cắn mở, ngứa, buồn nôn, đau cơ và sốt. Vết cắn của nhện góa phụ đen rất độc, sau 15 phút đến 1 giờ cơn đau sẽ lan toàn thân.
Nếu vết cắn ở thân trên, bạn sẽ thấy đau ngực, nếu vết cắn ở chi dưới, bạn sẽ thấy đau bụng. Các phản ứng thường nghiêm trọng và cần cấp cứu ngay nếu không có thể nguy hiểm tính mạng.
2. Bị rắn cắn
Một số vết rắn cắn có thể vô hại. Tuy nhiên, khi bị các loài rắn độc như rắn cạp nong, cạp nia, hổ mang, rắn lục, rắn biển… cắn, rất nguy hiểm và có thể gây tử vong.
Triệu chứng:
Biểu hiện nhiễm độc:
Video đang HOT
Tại vùng vết cắn: Đau, sưng nề, có thể có hoại tử đen da vùng bị cắn, nhiễm trùng (sưng đỏ, sốt, có mủ). Vết cắn do rắn cạp nia, cạp nong thường không có gì đặc biệt.Toàn thân: Đau nhiều, nói khó, mờ mắt, yếu chân tay, khó thở, liệt toàn thân, loạn nhịp tim, đái ít,…
Cách băng ép khi bị rắn cắn
Sơ cứu:
Sau khi bị rắn độc cắn cần sơ cứu ngay, tiến hành trước khi vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện. Có thể người khác giúp đỡ hoặc do bản thân bệnh nhân tự làm.
- Không để bệnh nhân tự đi lại. Cởi bỏ đồ trang sức ở chân, tay bị cắn (vì có thể gây chèn ép khi vùng đó bị sưng nề).
- Có thể rửa vết cắn dưới vòi nước sạch với xà phòng rồi sát trùng.
- Bất động chân, tay bị cắn bằng nẹp (vì vận động làm cho nọc độc xâm nhập vào trong cơ thể nhanh hơn). Áp dụng biện pháp băng ép bất động với một số loại rắn hổ (rắn cạp nong, cạp nia, hổ mang chúa, rắn biển và một số giống rắn hổ mang thường), băng ép bất động để làm chậm sự xuất hiện triệu chứng liệt. Không băng ép khi rắn lục cắn vì có thể làm vết thương nặng thêm. Dùng các băng chun giãn, băng vải hoặc tự tạo từ khăn, quần áo. Băng tương đối chặt nhưng không quá mức (còn sờ thấy động mạch đập). Bắt đầu băng từ ngón chân, tay đến hết toàn bộ chân, tay bị cắn. Dùng nẹp cứng (nẹp, miếng gỗ, que, miếng bìa cứng,…) cố định chân, tay bị cắn.
- Nếu bệnh nhân khó thở thì hô hấp nhân tạo (hà hơi thổi ngạt hoặc bằng phương tiện y tế có tại chỗ như bóp bóng, máy thở xách tay,..). Nếu có dấu hiệu ngừng tuần hoàn thì tiến hành hồi sinh tổng hợp ngay tại chỗ và chờ nhân viên y tế đến.
- Vận chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế đồng thời duy trì băng ép, bất động, để vùng bị cắn thấp hơn vị trí của tim, nếu ở chân, tay thì có thể để thõng tay hoặc chân….
Chú ý: Bất cứ trường hợp nào bị rắn cắn, ngay cả khi xác định là rắn lành, đều cần đưa ngay đến bệnh viện để được xử trí và theo dõi như trường hợp rắn độc cắn, ít nhất trong 12 giờ đầu. Nếu trễ sau 24-48 giờ, kết quả điều trị rất kém hoặc không hiệu quả.
- Tuyệt đối không sử dụng các biện pháp sau:
Garô: Garô gây đau và không thể duy trì lâu (không quá 40 phút), chân tay rất dễ bị thiếu máu nguy hiểm. Ngoài ra khi tháo băng garo ra thì chất độc sẽ cùng lúc ùa về tim khiến bệnh nhân bị sốc, đe dọa tính mạng.Trích, rạch, châm, chọc tại vùng vết cắn: các biện pháp này không có lợi ích, chỉ gây hại thêm cho bệnh nhân (tổn thương thêm mạch máu, dây thần kinh,… nhiễm trùng nặng thêm).Hút nọc độc: Không có lợi ích thực tế.Chườm đá (chườm lạnh): Đã được chứng minh là có thể gây hại.Sử dụng các loại thuốc dân gian, cổ truyền, chữa bằng mẹo: Không có ích lợi, khi đắp có thể gây nhiễm trùng, khi uống có thể gây hại cho nạn nhân.
3. Bị sứa đốt
Vết đốt do sứa gây ra là một vấn đề thường gặp đối với những người đi biển. Khi bị sứa đốt, nọc độc từ sứa được tiêm vào cơ thể bạn. Mức độ nghiêm trọng có thể khác nhau tùy thuộc vào loại sứa và kích thước vết đốt cũng như tình trạng sức khỏe của người bị cắn.
Triệu chứng:
Các phản ứng nhẹ có thể gây ra cảm giác bỏng rát, vệt đỏ trên da, sưng tấy, ngứa và đau.Các phản ứng nghiêm trọng đau đầu, tức ngực, tím tái, vã mồ hôi, nôn khan, đau bụng và tiêu lỏng nhiều lần, mạch nhanh, nhỏ, huyết áp tụt,… có thể dẫn đến ngưng thở, hôn mê và tử vong.
Vết đốt do sứa có thể khá nghiêm trọng nếu không được sơ cứu đúng cách
Sơ cứu:
- Rửa vết đốt bằng nước biển hoặc nước muối đậm đặc. Không sử dụng nước ngọt để rửa do sẽ làm tăng hoạt tính độc của sứa. Dấm pha loãng, soda cũng có tác dụng.
- Cạo bỏ các nọc độc bám vào da bằng dụng cụ sạch như thìa, thẻ tín dụng. Làm nhẹ nhàng, tránh da bị tổn thương.
- Hạn chế chạm tay vào vết đốt tránh gây nhiễm trùng lan rộng vết thương.
- Có thể uống thêm thuốc giảm đau, thuốc kháng histamin và bôi kem có chứa corticoid. Chườm vết tổn thương bằng đá lạnh ( bọc trong vải) trong vòng 1 giờ đầu có thể giảm đau.
Khi nào cần chăm sóc khẩn cấp?
Theo dõi người bị đốt nếu có những biểu hiện nặng như đau đầu, tức ngực, tím tái, vã mồ hôi, phù mặt, nôn ói, đau bụng và tiêu lỏng nhiều lần, mạch nhanh, nhỏ, huyết áp tụt… thì phải đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu và điều trị. Các triệu chứng nghiêm trọng có thể xảy ra nhanh chóng hoặc vài giờ sau vết đốt.
4. Côn trùng khác đốt
Khi đi du lịch, bị ruồi, muỗi, kiến, ong… đốt là một tình huống phổ biến mà ai cũng có thể gặp phải. Nó thường dẫn đến các phản ứng dị ứng, nhẹ hoặc nghiêm trọng, khi cơ thể bạn phản ứng với nọc độc hoặc protein được côn trùng truyền qua nước bọt của chúng.
Triệu chứng:
Các phản ứng nhẹ có thể dẫn đến sưng tấy vùng vết cắn, mẩn đỏ, ngứa và đau.Các phản ứng nghiêm trọng có thể gây ra đau bụng, ngực, nôn, buồn nôn và các vấn đề về hô hấp. Thường gặp khi bị ong bò vẽ, ruồi vàng đốt.
Sơ cứu:
Nhẹ nhàng loại bỏ vết đốt của côn trùng trong da bằng cách cạo nó bằng vật có lưỡi phẳng như thẻ tín dụng, thìa. Không bao giờ nặn nọc độc vì bóp vùng bị ảnh hưởng có thể khiến nọc độc tiết ra nhiều hơn.Rửa ngay vùng bị ảnh hưởng bằng xà phòng và nước.Giảm đau và sưng bằng cách đặt một túi đá hoặc một miếng gạc lạnh lên vùng bị ảnh hưởng trong 10 phút. Khi sử dụng túi đá, hãy bọc đá trong một miếng vải sạch để bảo vệ da.Giảm đau và ngứa bằng cách thoa kem dưỡng da kem bôi côn trùng hoặc bột baking soda lên các vùng bị ảnh hưởng. Điều này có thể được thực hiện nhiều lần trong ngày.
Khi nào cần chăm sóc khẩn cấp?
Khi các phản ứng dị ứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến nhiều bộ phận của cơ thể ngay sau khi một người bị côn trùng đốt. Đây được gọi là sốc phản vệ. Cần ngay lập tức đưa người bị đốt đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất vì tình trạng này có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Rợn người với những cách chữa bỏng "truyền miệng"
Dùng nước mắm và rượu, đất sét hoặc thậm chí cả... lông thú để chữa bỏng của nhiều phụ huynh khiến tình trạng bỏng của con nặng hơn.
Có trường hợp trẻ bị nhiễm trùng do sơ cứu không đúng cách.
Chữa bỏng bằng nước mắm, lông động vật
Mới đây, các bác sĩ Khoa Chấn thương - Bỏng, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An sốc khi tiếp nhận, cấp cứu cho một bệnh nhi bị bỏng. "Khi mở tấm gạc băng vết bỏng cho bé, tôi hoảng hốt khi thấy một lớp lông, nghi là lông chó được đắp trên vết thương", bác sĩ Đường Thị Hải Chi cho biết.
Bệnh nhi 8 tháng tuổi ở huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An được thầy lang chữa bỏng bằng... lông động vật (Ảnh: BV Sản Nhi Nghệ An).
Theo người nhà, vào chiều ngày 5/11, bé T.A. (8 tháng tuổi, trú huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) không may bị đổ cháo nóng vào người, gây bỏng phần ngực, bụng, đùi, chân. Theo mách nước của hàng xóm, gia đình đưa đến một thầy lang để "chữa mẹo". Khi được thầy lang đắp thuốc, băng bó, bé vẫn quấy khóc và sốt nên gia đình đưa đến bệnh viện.
Các bác sĩ truyền dịch, giảm đau và đưa bệnh nhi vào bồn tắm bỏng để loại bỏ hoàn toàn lớp lông trên vết thương, sau đó mới có thể bắt tay vào điều trị.
"Tôi đã nghe nhiều phương pháp điều trị bỏng được giới thiệu là "kinh nghiệm dân gian" như bôi kem đánh răng, nước mắm, sữa, rượu... nhưng đắp lông thú như thế này chưa thấy bao giờ", bác sĩ Chi cho hay.
Cuối năm ngoái, Khoa Chấn thương - Bỏng cũng tiếp nhận một bệnh nhi 31 tháng, trú tại huyện Đô Lương. Trong quá trình trêu đùa với anh trai, cháu bé bị ngã vào nồi nước sôi, gây bỏng nặng. Nghe hàng xóm mách đổ rượu, nước mắm lên vết bỏng sẽ làm dịu vết thương, tránh phồng rộp và không để lại sẹo, người nhà liền làm theo. Khi vết bỏng gây đau đớn do lở loét, gia đình mới đưa đến bệnh viện.
Bệnh nhi 13 tháng tuổi bị hoại tử vết thương do thầy lang đắp lá chữa bỏng buộc bác sĩ phải cắt bỏ phần hoại tử và ghép da (Ảnh: BV Sản Nhi Nghệ An).
Bệnh nhân bị bỏng độ 2, độ 3 với 50% diện tích cơ thể. Vết bỏng bị ăn mòn, nhiễm trùng, đau đớn, gây khó khăn và kéo dài thời gian điều trị cũng như để lại di chứng lâu dài.
Một bệnh nhi 13 tháng tuổi tại huyện Diễn Châu, Nghệ An cũng phải trải qua 2 lần ghép da và hàng tháng trời điều trị tại bệnh viện sau khi gia đình nhờ thầy lang chữa bỏng nước sôi. Vị thầy lang cam kết chữa khỏi bỏng, không để lại sẹo cho cháu bé bằng cách đắp lá thuốc trong vòng 15 ngày, chi phí 25 triệu đồng. Tuy nhiên, sang ngày thứ 3 thì cháu bé bắt đầu sốt cao, vết bỏng sưng nề, chảy dịch màu đục, mùi hôi. Khi người thân đưa bé vào bệnh viện thì vết bỏng đã bị nhiễm trùng, buộc phải cắt bỏ phần hoại tử để ghép da.
Không gây thêm tổn thương cho trẻ
Theo bác sĩ Thái Văn Bình, Trưởng khoa Chấn thương - Chỉnh hình - Bỏng, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, những năm gần đây, bệnh viện tiếp nhận nhiều trường hợp bị bỏng nhưng không được sơ cứu đúng cách khiến quá trình điều trị kéo dài và để lại di chứng cho bệnh nhi.
Khi trẻ bị bỏng phải sơ cứu đúng cách và đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ (Ảnh: BV Sản Nhi Nghệ An).
"Khi trẻ bị bỏng, việc đầu tiên là phải cách ly khỏi tác nhân gây bỏng để tránh tình trạng nặng thêm, sử dụng nước (nước sôi để nguội thì càng tốt) ngâm, xả nhẹ từ 15-20 phút để làm dịu vết bỏng. Tuyệt đối không dùng đá lạnh hay nước đá lạnh, gây bỏng lạnh đối với da đang bị tổn thương. Nếu có băng gạc sạch thì băng phần da bị bỏng, nếu không có thì sử dụng vải sạch để bảo vệ phần tổn thương khỏi các tác nhân và nguy cơ nhiễm trùng khác", bác sĩ Thái Văn Bình cho hay.
Sau khi sơ cứu, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ. Tuyệt đối không sử dụng kem đánh răng, trứng gà, nước mắm... hay bất kỳ thứ gì khác để tránh gây nguy cơ nhiễm trùng cho vùng da bị bỏng.
Đối với vết bỏng gây phồng rộp, phụ huynh không tự ý chọc thủng phần rộp này bởi sẽ tạo ra vết thương hở và đường dẫn vi khuẩn xâm nhập vào, gây nhiễm trùng, hoại tử... Khi đến cơ sở y tế, trong điều kiện vô trùng, việc xử lý sẽ an toàn hơn.
"Khi trẻ bị bỏng, bố mẹ cần hết sức bình tĩnh để sơ cứu đúng cách. Không nghe hay làm theo các phương pháp chữa bỏng chưa được kiểm chứng để tránh làm vết bỏng bị tổn thương thêm. Trẻ nhỏ hiếu động, do đó phải sắp xếp các vật có nguy cơ gây bỏng, gây nguy hiểm xa khỏi tầm tay của con", bác sĩ Bình khuyến cáo.
Gia Lai: 1 người tử vong, 2 người cấp cứu vì ăn côn trùng lạ Một vụ ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng vừa xảy ra tại xã Đăk Sông, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai khiến 1 người tử vong, 2 người trong một gia đình phải nhập viện cấp cứu. Theo báo cáo nhanh của Trung tâm Y tế huyện Kông Chro, 3 nạn nhân gồm Đinh Văn Gré (SN 1963), Phạm Thị Dép (SN 1976)...