Cách sơ cứu khi bị ngộ độc ngày Tết
Dịp Tết Nguyên Đán cũng là dịp mà con số người phải nhập viện vì các triệu chứng ngộ độc, rối loạn tiêu hóa cao nhất. Sau đây là một số cách sơ cứu thông thường trong các trường hợp ngộ độc phổ biến vào ngày này.
1. Ngộ độc rượu
Người ngộ độc rượu do sử dụng rượu tự nấu, pha chế, ngâm, ủ có hàm lượng độc tố rất nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Khi phát hiện người uống có dấu hiệu say rượu, người nhà cần tìm cách giúp nôn hết, sau đó xát mạnh hai bên má; cho uống một cốc sữa nóng, trà đặc hoặc nước chanh; Cởi khuy áo cổ, tháo thắt lưng và đặt nằm nơi thoáng (nhưng tránh gió lùa), tư thế nằm úp xuống giường, hai tay xuôi ra sau, mặt nghiêng về bên trái. Nếu có biểu hiện co giật, thở không đều, ngã chảy máu tai, mắt, loạn nhịp tim phải đưa đến bệnh viện ngay. Triệu chứng ngộ độc thường là ngủ li bì.
Theo TS.BSCKII Nguyễn Kim Sơn, Giám đốc Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai, không nên để người uống rượu say ngủ quá lâu, nếu không thấy tỉnh phải đưa ngay người ngộ độc đến viện. Để tránh ngộ độc, tốt nhất là không nên uống nhiều rượu. Không nên uống nhiều loại rượu cùng một lúc. Uống rượu có tính chất khai vị, uống ít để kích thích ăn uống, chứ không phải uống đến no.
Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống phải thực phẩm nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc có chứa chất gây độc, thức ăn bị ôi thiu… Thông thường bạn sẽ mắc phải các triệu chứng này khoảng 3-4 giờ sau khi ăn nhầm thực phẩm bị nhiễm độc. Những triệu chứng thường gặp nhất của ngộ độc thực phẩm là nôn mửa, tiêu chảy, chóng mặt, sốt, đau bụng…hoặc những triệu chứng khác tùy theo nguyên nhân gây ngộ độc.
Video đang HOT
Nếu chẳng may gặp người bị ngộc độc với các dấu hiệu như đã nói ở trên thì nên lập tức tiến hành các bước sơ cứu sau đây:
- Cho người bệnh nghỉ ngơi và gây nôn bằng cách cho người bệnh uống nhiều chất lỏng, có thể pha một cốc nước muối loãng cho người bệnh uống rồi kích thích cổ họng (dùng tay cho để chặn lưỡi) cho đến khi nôn ra được (chú ý nâng đầu người bệnh lên cao tránh bị trào ngược vào phổi). Trường hợp này, người ngộ độc nôn càng nhiều thì cơ thể càng mau đẩy được độc tố ra ngoài. Và chỉ tiến hành phương pháp này nếu người trúng độc vẫn tỉnh. Nếu bị hôn mê thì tuyệt đối không được làm vì có thể gây tắc thở vì sặc.
- Cho uống nước orezol để bù và chống mất nước, đồng thời giúp trung hòa chất độc trong cơ thể người bệnh. Tỷ lệ pha theo đúng hướng dẫn.
- Đặt người bệnh nằm ngửa, đầu thấp. Bạn cũng nên để ý, nếu có biểu hiện nghẹt thở nên kéo lưỡi người bệnh ra ngoài để tránh lưỡi bị thụt vào gây ngạt thở, nguy hiểm đến tính mạng.
- Đưa đến cơ sở y tế: Nếu cảm thấy người ngộ độc chưa có dấu hiệu hồi phục, hoặc cảm thấy họ bị ngộ độc quá nặng, nên đưa người ngộ độc đến các cơ sở y tế để bác sỹ tiến hành rửa ruột cho người ngộ độc hoặc các biện pháp điều trị cần thiết.
- Theo dõi nhịp tim: Cần theo dõi nhịp tim của người bệnh thường xuyên. Nếu có bất kỳ thay đổi nào của nhịp tim cần hô hấp kịp thời để tránh việc ngừng thở gây nguy hiểm đến tính mạng.
- Ăn nhẹ: Sau khi tiến hành các bước sơ cứu trên, có thể cho người bệnh ăn một chút thức ăn mềm, dễ tiêu như súp, cháo nhưng không nên cho uống sữa để cơ thể họ dần hồi phục.
Minh Minh (Tổng hợp)
Theo_Người Đưa Tin
Top thực phẩm vô cùng độc hại trong dịp Tết âm lịch
Một bộ phận người bán hàng vì ham lợi nhuận sẵn sàng nhập những nguồn thực phẩm có xuất xứ không rõ ràng, chất lượng không đảm bảo.
Càng về cuối năm, nhu cầu thực phẩm càng tăng cao khiến hoạt động buôn bán trở nên nhộn nhịp hơn. Một bộ phận người bán hàng vì ham lợi nhuận sẵn sàng nhập những nguồn thực phẩm có xuất xứ không rõ ràng, chất lượng không đảm bảo.
Vì thế, người tiêu dùng là người phải chịu toàn bộ hậu quả khi vô tình tiêu thụ những dạng thực phẩm như thế.
Nhiều cơ sở sản xuất dùng một loại bột làm giò chả để giữ được lâu hơn
Ô mai, mứt càng có màu sặc sỡ càng độc hại
Các loại ô mai và mứt là những món ăn truyền thống, không thể thiếu trong các dịp lễ Tết. Tuy nhiên, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo, ngày Tết không nên chọn các loại ô mai, xí muội nhuộm phẩm màu là hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc, nhất là các sản phẩm có màu sắc sặc sỡ, lạ mắt vì màu sắc đó là do người sản xuất sử dụng phụ gia như chất bảo quản, chất tạo ngọt, chất tẩy nấm mốc, chất tẩy trắng, sát trùng... để phòng thối rữa, chống chảy nước, mốc, rất độc hại cho người ăn. Chỉ nên mua ô mai tại những cơ sở sản xuất uy tín, có nguồn gốc xuất xứ, thời hạn sử dụng, thành phần... rõ ràng.
Giò chả chứa nhiều chất gây hại
Trước đây các cơ quan chức năng đã phát hiện được một số cơ sở dùng một loại bột làm giò chả để giữ được lâu hơn mà ăn thấy dai giòn, được gọi là chất "phụ gia" có màu trắng tinh, không mùi, dạng bột.
Đặc biệt, khá nhiều cơ sở dùng khuôn inox để làm giò, chả. Theo giải thích của các nhà khoa học, trong quá trình làm giò, những nguyên liệu gồm thịt, mộc nhĩ, nấm hương, muối tiêu và nhiều loại gia vị khác được trộn lẫn và đưa vào khuôn.
Nếu người làm không cẩn thận, không dùng khuôn giò inox đảm bảo chất lượng và sử dụng lớp lót bên trong để ngăn cách tiếp xúc giữa inox và giò thì các hợp chất bên trong bề mặt của thành khuôn inox sẽ phai ra ngấm vào thức ăn và giò chả.
Măng tươi, măng khô đều "ngậm" hóa chất
Các cơ sở sản xuất thường pha thêm phẩm màu công nghiệp rẻ tiền khi ngâm để măng có màu vàng tươi, đẹp mắt. Vì vậy khi sử dụng những loại măng này sẽ gây hại cho sức khỏe vô cùng.
Ngộ độc rượu ngày Tết
Hằng năm, số ca ngộ độc rượu tăng lên là do người dân uống quá nhiều rượu, đặc biệt là rượu không có nguồn gốc rõ ràng. Có trường hợp rượu pha bằng cồn công nghiệp, uống vào có thể gây chết người.
Lưu ý:
Để đảm bảo an toàn sức khỏe ngày tết bạn nên chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng hoặc của những cơ sở có uy tín để giảm thiểu nguy cơ chứa chất độc hại, đọc kỹ thành phần chứa trong thực phẩm trước khi chọn mua.
Tìm hiểu thông tin để biết cách phân biệt thực phẩm an toàn và những thực phẩm chứa các chất độc hại: chất bảo quản, chất tạo màu, chất tẩy trắng, chất phụ gia nguy hiểm...
Hạn chế sử dụng những thực phẩm chế biến sẵn, những thực phẩm có màu sắc không tự nhiên, sơ chế thực phẩm tươi sống đúng cách để đảm bảo loại bỏ bớt những chất độc hại.
Tăng cường các biện pháp bảo vệ cho tế bào gan, đảm bảo gan đủ khỏe mạnh để chống lại các tác nhân gây hại bằng cách sử dụng các dược liệu giúp tăng cường miễn dịch, bảo vệ tối ưu cho tế bào gan.
Các bệnh thường gặp khi nghiện rượu như rối loạn tâm thần, hoang tưởng, sơ gan... Riêng rượu kém chất lượng, pha bằng cồn công nghiệp (methanol), có thể gây chết người.
Theo Khoevadep
Cách sơ cứu chấn thương trên đường phượt Chảy máu, gãy xương, chấn thương vùng cổ hay bong gân là các chấn thương bạn cần nắm rõ cách sơ cứu khi đi phượt. Chấn thương là điều không phượt thủ nào muốn gặp phải. Tuy nhiên bạn vẫn cần nắm rõ các kỹ năng sơ cứu để ứng phó khi cần thiết. Dưới đây là một số chấn thương thường gặp...