Cách sơ cứu khẩn cấp cho người bệnh hen suyễn an toàn tại nhà
Các cách sơ cứu khẩn cấp cho người bệnh hen suyễn dưới đây sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của bản thân và người mắc bệnh kịp thời, tránh những trường hợp xấu không mong muốn.
Các cơn hen phế quản thường xảy ra từ từ, tuy nhiên trong một số trường hợp cơn hen xảy ra đột ngột, dữ dội khiến người bệnh khó thở ra, thở nông… có những trường hợp nặng tiến triển nhanh có thể gây tử vong nếu không được can thiệp kịp thời. Vì thế, cần tìm hiểu cách sơ cứu khẩn cấp cho người bệnh hen suyễn an toàn tại nhà:
1. Sơ cứu khẩn cấp cho người bệnh hen suyễn đúng cách
Để có thể sơ cứu khẩn cấp cho người bệnh hen suyễn, đầu tiên chúng ta cần nhận biết được các dấu hiệu của cơn hen suyễn để đối phó kịp thời. Một số dấu hiệu khi lên cơn hen gồm ho không ngừng, khó thở, thở khò khè, khó khăn để nói chuyện bình thường, thở gấp, môi và da tái nhợt, đổ mồ hôi… Đây là những dấu hiệu cảnh báo sớm để kịp thời sơ cứu cho người bệnh hen suyễn, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng.
Các bước sơ cứu khẩn cấp cho người bệnh hen suyễn gồm:
Bước 1: Khi phát hiện người bệnh lên cơn hen, cần lập tức đưa người bệnh dời khỏi nơi có tác nhân như cây cỏ, bụi, phấn hoa… để đến nơi thoáng đãng, không khí trong lành và không tập trung quá nhiều người.
Bước 2: Tránh nơi nhiều gió, không để người bệnh trong điều hòa, quạt ẩm. Nên ngâm tay và chân người bệnh vào nước ấm.
Bước 3: Đỡ người bệnh kê cao nửa người trên giường hoặc ngồi dậy giúp người bệnh dễ thở hơn. Không xoa hay vuốt ngực cho người bệnh khi người bệnh đang lên cơn hen sẽ càng khiến nặng ngực, tức ngực và khó thở hơn.
Bước 4: Dùng các loại thuốc trị hen phế quản như thuốc dạng xịt để xịt và hạn chế cơn hen. Đối với người bị hen luôn để các thuốc dạng xịt, sơ cứu khẩn cấp bên người.
Bước 5: Sau khi xịt khoảng 1,2 lần người bệnh hen phế quản mức độ nhẹ sẽ dần khôi phục và hoạt động trở lại sau 2 giờ. Nếu thấy người bệnh vẫn khó thở, nặng ngực cần đưa bệnh nhân tới bệnh viện hoặc gọi xe cấp cứu để được trợ giúp kịp thời.
2. Cách kiểm soát hen phế quản tại nhà
Ngoài các cách sơ cứu khẩn cấp cho người bệnh hen suyễn. Một số cách kiểm soát hen suyễn sau đây giúp kiểm soát tốt tình trạng bệnh tốt, giúp làm dịu các triệu chứng.
2.1. Trà đen, trà xanh hay cà phê có caffeine
Caffeine trong trà đen hay trà xanh và cà phê giúp làm dịu triệu chứng cơn hen suyễn dạng nhẹ bên cạnh việc sơ cứu khẩn cấp cho người bệnh hen suyễn.
Các loại caffeine này hoạt động tương tự như thuốc trị hen với tác dụng mở rộng đường thở, ống khí quản để cải thiện chức năng thở của người bệnh hen suyễn lên tới 4 giờ. Vì thế, nếu người bệnh không có bình xịt trị hen phế quản bạn có thể sử dụng các phương pháp này để thay thế giúp mang lại hiệu quả nhanh và an toàn.
Video đang HOT
2.2. Dầu khuynh diệp
Dầu khuynh diệp là một trong những cách sơ cứu khẩn cấp cho người bệnh hen suyễn được nhiều người lựa chọn hiện nay. Việc hít dầu khuynh diệp có thể giúp giảm nhẹ triệu chứng bệnh cũng như các vấn đề về hô hấp hen suyễn hay viêm phế quản.
Thực hiện tại nhà cho người bệnh bằng cách đổ dầu vào máy xông hơi giúp lượng dầu khuếch tán đều xung quanh. Người bệnh chỉ cần hít thở thật sâu để kiểm soát tình trạng bệnh tốt hơn. Ngoài tinh dầu khuynh diệp bạn cũng có thể sử dụng tinh dầu húng quế, oải hương cũng mang lại những tác dụng bất ngờ.
2.3. Dầu mù tạt
Để sơ cứu khẩn cấp cho người bệnh hen suyễn tại nhà, bạn có thể sử dụng dầu mù tạt để cải thiện chức năng phổi, làm dịu các cơn hen. Bạn có thể massage hỗn hợp dầu mù tạt ấm và muối lên ngực nhiều lần trong ngày cho đến khi triệu chứng tan biến.
2.4. Ngồi thẳng lưng và hít thở sâu
Việc ngồi thẳng lưng một cách thoải mái giúp mở rộng ống khí quản, giúp người bệnh phế quản có thể hít được nhiều không khí hơn. Hít thở sâu cũng là cách giúp ngăn ngừa tình trạng thở gấp, khó khăn khi hít thở.
Trên đây là một số biện pháp giúp sơ cứu khẩn cấp cho người bệnh hen suyễn để hạn chế việc bệnh trở nặng, giúp làm dịu triệu chứng bệnh. Hãy luôn nắm cho mình những kiến thức này khi bản thân hoặc người thân bị bệnh hen suyễn.
Hen phế quản độ 1: Dấu hiệu và cách điều trị
Bệnh hen suyễn có thể chia làm nhiều mức độ nặng, nhẹ khác nhau. Ở trường hợp hen phế quản độ 1, bệnh chỉ thỉnh thoảng xảy ra và không cần điều trị.
Hen suyễn hay hen phế quản là một bệnh viêm mạn tính đường thở do nhiều tế bào và các thành phần tế bào tham gia. Viêm đường thở mạn tính kết hợp với tăng đáp ứng đường thở dẫn đến những đợt thở rít, khó thở, nghẹt lồng ngực, ho tái diễn.
Các triệu chứng của bệnh thường xảy ra về đêm hoặc sáng sớm kết hợp với tắc nghẽn đường thở lan toả. Bệnh có thể hồi phục tự phát hoặc sau điều trị.
Hen phế quản có thể được phân loại dựa trên các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và biểu hiện theo thời gian.
1. Phân loại hen phế quản theo mức độ
Bệnh hen phế quản được phân loại theo 4 mức độ từ nhẹ tới nặng dần:
Mức độ 1: Hen nhẹ, không thường xuyên
- Đôi lúc xảy ra cơn hen ban ngày 1 lần trong tuần.
- Cơn hen có thể xảy ra ban đêm 2 lần trong tháng.
- Chức năng hô hấp bình thường giữa các cơn hen.
Mức độ 2: Hen nhẹ, dai dẳng
- Cơn hen vào ban ngày xảy ra nhiều hơn 1 lần trong tuần nhưng ít hơn 1 lần trong ngày.
- Khó thở về đêm hơn 2 lần trong tháng nhưng ít hơn 1 lần trong tuần.
- Chức năng hô hấp của cơ thể bình thường giữa các cơn hen.
Mức độ 3: Hen trung bình, dai dẳng
- Tương đối kiểm soát được cơn hen.
- Có triệu chứng hàng ngày.
- Cơn hen ảnh hưởng đến hoạt động và giấc ngủ.
- Khó thở về đêm ít nhất 1 lần trong tuần.
- 60 %
Mức độ 4: Hen nặng, dai dẳng
- Khó thở liên tục.
- Có triệu chứng hàng ngày.
- Cơn hen nặng dần và xảy ra nhiều lần theo thời gian.
2. Dấu hiệu và triệu chứng của hen phế quản độ 1
Hen phế quản độ 1 thường có triệu chứng rất nhẹ và không thường xuyên xảy ra. Bạn chỉ có triệu chứng bệnh không quá hai ngày trong tuần hoặc hai đêm trong một tháng.
Hen phế quản độ 1 này sẽ không làm cản trở hoạt động thường ngày của bệnh nhân và có thể là loại hen liên quan đến vận động gắng sức.
Những triệu chứng có thể gặp ở bệnh nhân mắc hen phế quản độ 1 bao gồm:
- Khò khè hoặc có tiếng rít khi thở.
- Ho.
- Sưng viêm đường hô hấp.
- Nhiều đờm đường hô hấp.
3. Cách điều trị hen phế quản độ 1
Nếu các triệu chứng của hen phế quản độ 1 chỉ thỉnh thoảng xảy ra, bạn không cần dùng thuốc hàng ngày. Thay vào đó, bạn chỉ cần một bình thuốc hít cấp cứu để điều trị các triệu chứng nhẹ, tuy nhiên việc dùng thuốc nên được chỉ định dựa trên độ nặng khi cơn hen cấp xảy ra. Bác sĩ cũng sẽ kê đơn thuốc chống dị ứng nếu hen phế quản độ 1 được gây ra bởi các dị ứng nguyên.
Nếu bệnh hen suyễn liên quan đến vận động gắng sức, bác sĩ có thể hướng dẫn bệnh nhân dùng thuốc hít cắt cơn trước khi tập thể dục để ngừa các cơn hen xảy đến.
4. Ai là người dễ bị loại hen này?
Hen phế quản độ 1 là thể hen nhẹ, không thường xuyên và là trường hợp phổ biến nhất. Bệnh hen phế quản độ 1 cũng có thể không cần điều trị so với các loại khác vì triệu chứng quá nhẹ.
Một số các yếu tố làm tăng nguy cơ bị các dạng hen suyễn bao gồm:
- Những người có tiền sử gia đình bị mắc bệnh hen phế quản.
- Hút thuốc lá trực tiếp hoặc hít phải khói thuốc lá.
- Những người có cơ địa dị ứng.
- Thừa cân, béo phì.
- Người thường xuyên tiếp xúc với bụi và các loại khí ô nhiễm.
- Nghề nghiệp phải tiếp xúc với các chất hóa học, làm việc ở những môi trường độc hại.
- Trẻ em là đối tượng có hệ miễn dịch rất yếu, việc tiếp xúc với dị nguyên gây hen phế quản khá dễ dàng và dễ phát triển tình trạng bệnh trở nên nguy kịch nếu không được phòng ngừa tầm soát đúng cách.
Lưu ý khi chăm sóc người hen suyễn tại nhà Việc điều trị tại nhà đóng vai trò then chốt trong kiểm soát hen cho người bệnh. Chính vì thế khi chăm sóc tại nhà cần hết sức lưu ý để tránh mắc phải những sai lầm đáng tiếc gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. 4-5% dân số mắc bệnh hen suyễn Theo số liệu năm 2020 của Tổ chức Phòng...