Cách sơ cứu đúng nhất khi bị chó, mèo cắn để giảm nguy cơ mắc bệnh dại
Để phòng ngừa bệnh dại, Đại diện cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo: Người dân cần chủ động cảnh giác và phòng tránh, không chủ quan khi nuôi, thả rông động vật.
Vắc xin tiêm phòng bệnh dại (Ảnh Internet).
Tiêm vắc xin phòng dại cho vật nuôi
Quản lý tốt đàn chó và tiêm vắc xin dại cho chó là biện pháp quan trọng để loại trừ lây truyền bệnh dại trong đàn chó và ngăn ngừa lây sang người.
Tiêm vắc xin cho chó là biện pháp hiệu quả nhất về cả chi phí và tính bền vững để người bị chó cắn không chết vì bệnh dại.
Bệnh dại ở người chỉ có thể được ngăn chặn bằng cách tiêm vắc xin dại ngay sau khi bị chó cắn. Do vậy, khi bị súc vật dại hoặc nghi dại cắn, phải rửa ngay vết thương bằng nước xà phòng hay nước muối, bôi chất sát khuẩn như cồn… Sau đó, nạn nhân phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị dự phòng.
Video đang HOT
Người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
1. Tiêm phòng đầy đủ cho chó, mèo nuôi và tiêm nhắc lại hằng năm theo khuyến cáo của ngành thú y.
2. Không thả rông chó, mèo; chó ra đường phải được đeo rọ mõm.
3. Không đùa nghịch, trêu chọc chó, mèo.
4. Khi bị chó, mèo cắn, cào, liếm cần:
Rửa kỹ vết thương bằng nước và xà phòng đặc liên tục trong 15 phút, nếu không có xà phòng thì phải xối rửa vết thương bằng nước sạch. Đây là cách sơ cứu vết thương hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh dại khi bị chó, mèo cắn.
Sau đó tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 70%, cồn iod hoặc Povidone, Iodine; Hạn chế làm dập vết thương và không được băng kín vết thương; Đến ngay TTYT gần nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời. Chỉ có tiêm phòng mới ngăn ngừa không bị bệnh dại.
Tuyệt đối không dùng thuốc nam, không tự chữa, không nhờ thầy lang chữa bệnh dại.
Theo ông Đặng Quang Tấn, Phó Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) hiện nay, Việt Nam có 2 vắc xin phòng bệnh dại được cấp giấy đăng ký lưu hành là vắc xin Verorab do Công ty Sanofi Pasteur, Pháp sản xuất và vắc xin Abhayrab do Công ty Human Biologigical Institute, Ấn Độ sản xuất.
Vắc xin dại được sử dụng trong tiêm chủng dịch vụ do người dân tự chi trả. Được biết, cả nước có khoảng 700 điểm tiêm chủng vắc xin dại. Hàng năm trung bình có khoảng 400.000 – 500.000 người tiêm vắc xin phòng dại.
Châu Anh
Theo GDTĐ
Thêm một trường hợp tử vong do bệnh dại ở Đắk Lắk
Chiều 9/8, bác sĩ Phạm Văn Lào, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đắk Lắk cho biết, trên địa bàn vừa có thêm một trường hợp tử vong do bệnh dại
Theo đó, cách đây khoảng 2 tháng, bệnh nhân Lê Quỳnh Bảo Anh Êban, sinh năm 2015, ở buôn Króa B, xã Cuôr Đăng, huyện Cư M'gar bị một con chó chạy rông cắn vào tay nhưng không đi tiêm vắc xin phòng bệnh dại.
Nhiều nơi vẫn diễn ra tình trạng chó thả rông.(Ảnh: TTXVN).
Đến tối 6/8, bệnh nhân được người thân đưa vào nhập viện điều trị tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên trong tình trạng mệt mỏi, ngủ li bì, cánh tay trái có vết cắn đã thành sẹo. Đến 10h ngày 7/8, bệnh nhân vật vã, hoảng hốt, la hét, sợ gió, sợ nước, đồng tử giãn, các bác sĩ chẩn đoán bệnh dại lên cơn, bệnh tiên lượng rất nặng.
Các triệu chứng của bệnh tiếp tục tăng nặng, đến 13h ngày 7/8, gia đình xin cho bệnh nhân về nhà. Sau đó bệnh nhân tử vong tại nhà vào lúc 14h30 cùng ngày.
Theo bác sĩ Phạm Văn Lào, tính từ đầu năm đến thời điểm này, đây là trường hợp thứ 3 trên địa bàn tử vong do bệnh dại. Song, điều đáng nói, với trường hợp này, sau khi trẻ bị chó cắn, nhiều người đã khuyên phụ huynh đưa trẻ đi tiêm vắc xin phòng bệnh dại nhưng gia đình lại không tiêm phòng mà lựa chọn chữa trị theo đông y dẫn đến hậu quả đau lòng vừa nêu./.
Theo VOV
Bị chó của hàng xóm cắn, bé trai 10 tuổi tử vong Bị chó của nhà hàng xóm cắn vào chân nhưng do vết thương nhỏ nên gia đình không theo dõi, không đưa đi tiêm phòng bệnh dại dẫn đến tử vong. Chiều 17-7, ông Phạm Văn Lào, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đắk Lắk, cho biết vừa xảy 1 trường hợp tử vong do bệnh dại. Ảnh minh họa...