Cách Singapore phân loại, điều trị hiệu quả bệnh nhân Covid-19
Trước khi tiến hành điều trị, các bệnh nhân Covid-19 ở Singapore sẽ được phân loại mức độ nghiêm trọng để có phác đồ phù hợp.
Trong khi Covid-19 vẫn là cơn đau đầu đối với nhiều nước trên toàn thế giới, Singapore đã nổi lên như một hình mẫu tiêu biểu cả về chống dịch lẫn điều trị. Nước này đến nay ghi nhận gần 63.000 ca nhiễm song số ca tử vong ở mức cực thấp, chỉ 36 trường hợp.
Theo giới chuyên gia, kết quả trên đạt được, bên cạnh các biện pháp phòng dịch, dập dịch quyết liệt, còn là nhờ Singapore có một hệ thống y tế hiện đại với khả năng điều trị linh hoạt, tối ưu.
Bác sĩ tại Trung tâm Quốc gia về Bệnh truyền nhiễm Singapore nghe phổi của một bệnh nhân Covid-19 hồi tháng 5/2020. Ảnh: NCID .
Trong lúc các quốc gia trên thế giới chạy đua tiêm chủng cho người dân với hy vọng về một cuộc sống “bình thường mới” hậu đại dịch, không ít chuyên gia y tế, nhà khoa học vẫn cần mẫn mày mò, tìm tòi những phương pháp điều trị tốt nhất đối với người bệnh.
Một số thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn đang được tiến hành trên toàn cầu nhằm đánh giá và xác định các loại thuốc hứa hẹn nhất có thể sử dụng trong điều trị Covid-19 ngay cả khi mọi người đều đã tiêm chủng đầy đủ.
Tiêm chủng vẫn là ưu tiên đối với nhiều nước trong nỗ lực kiểm soát Covid-19 và tái mở cửa sau dịch bệnh, nhưng các chuyên gia bệnh truyền nhiễm tin rằng những phương pháp điều trị hữu hiệu vẫn sẽ cần thiết, đặc biệt là cho những người không đủ điều kiện hoặc không muốn tiêm vaccine.
Video đang HOT
“Điều trị Covid-19 là tối quan trọng bởi vaccine không thể bao phủ 100%”, Dale Fisher, giáo sư về bệnh truyền nhiễm tại Trường Y Yong Loo Lin, Đại học Quốc gia Singapore (NUS), nhấn mạnh. “Một số người luôn từ chối tiêm chủng và đôi khi, người đã tiêm chủng vẫn có thể bị nhiễm bệnh”.
Trung tâm Quốc gia về Bệnh truyền nhiễm Singapore (NCID) đã đăng tải hướng dẫn điều trị Covid-19, áp dụng cho tất cả các bệnh viện trên khắp cả nước. Theo đó, khi một người được xác định nhiễm virus, các bác sĩ đầu tiên sẽ đánh giá xem tình trạng của bệnh nhân có nghiêm trọng hay không, dựa trên biểu hiện lâm sàng.
Tiến sĩ Raymond Fong, trưởng khoa truyền nhiễm Bệnh viện Đa khoa Changi, cho biết sau đánh giá, bệnh nhân Covid-19 sẽ được phân loại thành 4 mức độ nghiêm trọng, gồm không triệu chứng (bệnh nhân không có biểu hiện hoặc không cần điều trị), nhẹ (bệnh nhân có các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính nhưng không có dấu hiệu viêm phổi), trung bình (bệnh nhân bị viêm phổi nhưng không cần thở oxy), nặng hay nghiêm trọng (bệnh nhân bị viêm phổi, cần điều trị bằng các liệu pháp bổ sung oxy và hỗ trợ chăm sóc đặc biệt).
Theo tiến sĩ Shawn Vasoo từ NCID, với các bệnh nhân trong tuần đầu tiên điều trị nhưng có nguy cơ bệnh phát triển nặng, thuốc kháng virus remdesivir có thể được sử dụng nhằm tăng tốc độ hồi phục. Một số bệnh nhân có nguy cơ cao nhưng chưa phải thở máy và vẫn còn ở giai đoạn đầu của bệnh cũng được xem xét cho dùng remdesivir.
Nếu có sẵn, các kháng thể đơn dòng cũng được khuyến nghị đưa vào điều trị cho bệnh nhân Covid-19 ở giai đoạn sớm và không nghiêm trọng nhưng có nguy cơ chuyển biến xấu cao.
Với bệnh nhân nghiêm trọng, các loại thuốc corticosteroid như dexamethasone sẽ được sử dụng. Điều này là do những bệnh nhân nặng, đa số cần hỗ trợ oxy, thường bị viêm siêu vi, nơi mà phản ứng miễn dịch tích cực với virus có thể làm tổn thương các cơ quan trong cơ thể, tiến sĩ Vasoo giải thích.
Các loại thuốc chống viêm khác, như tocilizumab và baricitinib (sử dụng trong điều trị viêm khớp dạng thấp), thường được dùng bổ sung bên cạnh thuốc corticosteroid.
Những thuốc này nhằm hỗ trợ hệ thống miễn dịch bằng cách điều chỉnh phản ứng của nó trước mối đe dọa, theo tiến sĩ Fong từ Bệnh viện Đa khoa Changi.
Những thuốc mà NCID không khuyến nghị cho bệnh nhân Covid-19 gồm hydroxychloroquine, thuốc điều trị HIV lopinavir-ritonavir và thuốc chống ký sinh trùng ivermectin.
Singapore tuần trước cấp phép tạm thời cho thuốc kháng thể sotrovimab, do công ty dược phẩm GlaxoSmithKline và công ty miễn dịch sinh học Vir Biotechnology phát triển, được sử dụng để điều trị cho bệnh nhân Covid-19 từ 18 tuổi trở lên ở mức độ nhẹ hoặc trung bình. Những bệnh nhân này không cần hỗ trợ oxy nhưng có nguy cơ phát triển các triệu chứng nghiêm trọng hơn.
Bộ Y tế Singapore cho biết thuốc sẽ có mặt tại các cơ sở chăm sóc y tế từ tháng 9/2021, trừ trường hợp xảy ra chậm trễ không thể lường trước.
Thuốc dựa trên các kháng thể đơn dòng, là các protein được tạo ra trong phòng thí nghiệm, bắt chước khả năng của hệ thống miễn dịch nhằm ngăn chặn những kháng nguyên có hại như virus.
Singapore cũng đang xem xét một phương pháp điều trị bằng kháng thể đơn dòng khác của Regeneron Pharmaceutical, theo NCID. Đây là loại thuốc được sử dụng để điều trị cho cựu tổng thống Mỹ Donald Trump khi ông mắc Covid-19 hồi tháng 10 năm ngoái.
Singapore, Hàn Quốc, New Zealand hỗ trợ Ấn Độ vật tư y tế và tài chính
TNgày 28/4, tại căn cứ không quân Paya Lebar, Singapore đã bàn giao cho Cao ủy Ấn Độ tại Singapore P. Kumaran các bình oxy hỗ trợ Ấn Độ trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19 nghiêm trọng hiện nay.
Bệnh nhân COVID-19 được hỗ trợ thở oxy tại một lán trại dựng ven đường ở Ghaziabad, Ấn Độ ngày 28/4/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Hai máy bay C-130 của Lực lượng Không quân Singapore chở bình oxy đã khởi hành đến bang Tây Bengal của Ấn Độ để giúp nước này đối phó với cuộc khủng hoảng dịch bệnh chưa từng có do làn sóng lây nhiễm thứ hai của dịch COVID-19.
Phát biểu tại buổi bàn giao, Bộ trưởng Văn phòng Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao thứ hai của Singapore Maliki Osman tái khẳng định mối quan hệ song phương bền chặt và nhấn mạnh người dân Singapore luôn đoàn kết với Ấn Độ trong cuộc chiến chống đại dịch này.
Gửi bình oxy đến Ấn Độ là một trong nhiều nỗ lực và đóng góp của Singapore nhằm cứu trợ nhân đạo cho quốc gia Nam Á này. Trước đó, ngày 25/4, Singapore cũng đã gửi các trang thiết bị y tế, bao gồm cả vật tư liên quan đến oxy đến Ấn Độ.
Cùng với đó, trong ngày 26/4, Phòng Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ tại Singapore và Hiệp hội Các chủ cửa hàng Tiểu Ấn đã thành lập một quỹ cứu trợ để quyên góp tiền và trang thiết bị hỗ trợ Ấn Độ đối phó với làn sóng lây nhiễm thứ hai của dịch COVID-19. Tất cả số tiền và hiện vật thu được sẽ được chuyển đến Hội Chữ thập đỏ Singapore để đưa sang Ấn Độ.
Tại Hàn Quốc, phóng viên TTXVN tại Seoul dẫn thông báo của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc, cho biết chính phủ nước này đã quyết định hỗ trợ nhân đạo vật tư phòng dịch COVID-19 cho Ấn Độ như máy thở, bộ xét nghiệm và sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với quốc gia này trong thời gian tới.
Theo bộ trên, số hàng viện trợ này sẽ được chuyển đến Ấn Độ theo hình thức "hàng ngoại giao" để rút ngắn thời gian thông quan cũng như được miễn thủ tục kê khai và chi phí hải quan. Ngoài ra, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cũng đang phối hợp với Đại sứ quán nước này tại Ấn Độ lập phương án đưa công dân Hàn Quốc đang cư trú tại đây về nước.
Hiện vẫn còn khoảng 10.000 người Hàn Quốc đang ở Ấn Độ, trong đó 114 người đã được xác nhận nhiễm COVID-19 (tính đến tối 26/4).
Chính quyền New Zealand cũng đang hỗ trợ Ấn Độ đối phó với làn sóng dịch bệnh nguy hiểm. Ngày 28/4, Ngoại trưởng Nanaia Mahuta khẳng định New Zealand đoàn kết với Ấn Độ vào thời điểm khó khăn hiện nay và đánh giá cao nỗ lực của các bác sĩ và nhân viên y tế tuyến đầu tại Ấn Độ. Bà thông báo New Zealand sẽ đóng góp 1 triệu NZ dollar (719.000 USD) cho Hội Chữ thập đỏ quốc tế để hỗ trợ Ấn Độ ứng phó với đại dịch.
Mỹ hé lộ oanh tạc cơ tàng hình cạnh tranh máy bay Trung Quốc Không quân Mỹ công bố ảnh dựng bằng máy tính về B-21, mẫu oanh tạc cơ tàng hình thế hệ mới có khả năng cạnh tranh với H-20 Trung Quốc. Không quân Mỹ hôm 7/7 công bố bức ảnh dựng thứ ba của oanh tạc cơ B-21 Raider, cho thấy phi cơ bay trên căn cứ Edwards ở bang California, nơi dự kiến...