Cách rửa rau loại bỏ ngay thuốc trừ sâu độc hại, cả nhà yên tâm thưởng thức
Hóa ra việc làm sạch thuốc trừ sâu có trong rau quả không khó, quan trọng là có biết cách hay không.
Rau củ không thể thiếu trong các bữa ăn gia đình. Nó cung cấp chất sơ và các loại vitamin, khoáng chất… cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, trong quá trình rau củ sinh trường, người trồng thường sử dụng thuốc diệt trừ và phòng sâu bệnh nên ít nhiều trong rau vẫn có du lượng thuốc trừ sâu.
Dư lượng thuốc trừ sâu trên rau quả nếu không được loại bỏ, để lâu ngày chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, hãy tham khảo các cách xử lý rau quả loại bỏ dư lượng thuốc trừ sâu hiệu quả dưới đây nhé.
1. Ngâm và rửa
Thuốc trừ sâu có trong rau khó tan trong nước nên phương pháp ngâm và rửa chỉ có thể loại bỏ một phần thuốc trừ sâu. Tuy nhiên rửa nước vẫn là phương pháp cơ bản để loại bỏ các chất bẩn và dư lượng thuốc trừ sâu khác trên rau, quả. Cách này chủ yếu có thể dùng cho các loại rau ăn lá như rau muống, tỏi tay, xà lách, cải thảo, rau mùi,
Cách làm chung là rửa sạch bụi bẩn trên bề mặt rau bằng nước sạch trước, sau đó ngâm trong nước sạch từ 10 – 20 phút. Cuối cùng rửa lại bằng vòi nước 2-3 lần sau khi ngâm.
2. Phương pháp ngâm nước vo gạo
Trước khi nấu cơm mỗi gia đình thường vo gạo nhiều lần bằng nước sạch. Đừng đổ nước vo gạo đi nhé, bạn có thể dùng nước vo gạo để rửa rau vì nước vo gạo có tính axit, thuốc trừ sâu trên rau cũng có tính axit. Nước vo gạo sau khi vo sẽ phân hủy từ từ và hết tác dụng nên có thể giảm bớt các chất độc hại trong rau.
Video đang HOT
Ngoài ra nước vo gạo có độ nhớt nhất định và có thể hấp thụ một số thuốc trừ sâu, hóa chất bám trên bề mặt thực phẩm. Hơn nữa, nước vo gạo không chứa các hóa chất khác nên thực sự an toàn hơn khi dùng nước vo gạo để làm sạch rau quả. Rửa trái cây dạng hạt như dâu tây, dâu tằm, nho với nước vo gạo, hiệu quả rất tuyệt vời!
3. Phương pháp chần nước nóng
Hầu hết các loại thuốc trừ sâu trên rau quả đều dùng để diệt côn trùng, chất này dễ bị phân hủy khi gặp nhiệt độ cao nên việc dùng nước sôi để tráng rau quả rất hiệu quả trong việc loại bỏ dư lượng thuốc trừ sâu.
Tuy nhiên, phương pháp này cũng có một khuyết điểm lớn là nhiều loại rau củ quả sẽ bị héo sau khi tiếp xúc với nhiệt độ cao nên các loại rau lá xanh sẽ thích hợp hơn khi dùng cách này như rau cải bó xôi, rau diếp, rau mùi, cải xoăn, cần tây, bắp cải, súp lơ, ớt, đậu, súp lơ…
Cách thực hiện chung là luộc rau trong nước sôi khoảng 1-3 phút (tùy loại), vớt ra rửa sạch, thuốc trừ sâu trong rau giảm đi rất nhiều.
4. Phương pháp làm sạch bằng nước muối
Rửa rau quả bằng nước muối gần như là một phương pháp phổ biến. Rửa rau bằng nước muối nhạt 1% – 3% không chỉ loại bỏ được một số loại thuốc trừ sâu mà còn loại bỏ được các loại côn trùng ẩn náu trong các khe kẽ hoặc các đường gân trên mặt sau của lá. Chẳng hạn như cải thảo, bắp cải và các loại rau khác, bạn có thể dùng tay tách các loại rau này thành từng lá trước khi nấu, sau đó ngâm trong nước muối một thời gian.
Khi ngâm rau tốt nhất nên để nó chìm đều dưới nước để rau tiếp xúc hoàn toàn với nước muối. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên rau sẽ từ từ mất tác dụng sau khi ngâm trong nước. Sau đó, rửa rau nhiều lần bằng nước sạch cho đến khi không còn thấy váng dầu trên bề mặt nước.
5. Rửa bằng baking soda bột mì
Bột mì có tính hấp phụ tương đối mạnh, có thể hút các tạp chất và bụi bẩn khác nhau trong rau quả. Nhưng điều cần nhắc lại là so với nước vo gạo, độ kiềm của nước bột mì hơi thấp hơn và khả năng phân hủy dư lượng thuốc trừ sâu sẽ thấp hơn một chút. Đặc biệt đối với việc phân hủy thuốc trừ sâu có chứa phốt pho, nên rửa bằng baking soda là tốt nhất. Đối với nho, anh đào và các loại trái cây khác, bạn cho một ít bột mì vào nước pha baking soda để tăng độ sánh của nước, ngâm khoảng 15 phút rồi lắc qua lắc lại nho để rửa sạch, cuối cùng rửa sạch lại với nước. Cách này rất hiệu quả trong việc loại bỏ thuốc trừ sâu, vi sinh vật, tạp chất…
6. Phương pháp gọt vỏ
Rau và trái cây có một lượng tương đối lớn thuốc trừ sâu trên bề mặt, một số loại trái cây và rau quả có bề mặt sáp nên dễ hấp thụ thuốc trừ sâu hơn. Vì vậy, những loại rau quả có thể gọt vỏ được thì nên gọt vỏ trước khi ăn. Đây là cách tốt hơn, đơn giản và thiết thực để loại bỏ thuốc trừ sâu còn sót lại.
Bằng cách này, lượng thuốc trừ sâu và trứng ký sinh còn sót lại trên quả sẽ được loại bỏ. Các loại trái cây và rau có thể áp dụng phương pháp này là táo, lê, kiwi, dưa chuột, mướp, bầu, bí đỏ, bí xanh, cà tím, cà rốt, củ cải, khoai tây… Phương pháp này không phù hợp với rau xanh.
Học sinh điều chế thuốc trừ sâu từ lá rừng
Với những loại lá rừng sẵn có, hai học sinh Trường phổ thông dân tộc nội trú H.Tu Mơ Rông (Kon Tum) đã điều chế thành công loại thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) khỏi những loài sâu gây hại.
Y Huynh và Y Buôn dùng lá rừng làm nguyên liệu điều chế thuốc BVTV - ĐỨC NHẬT
Y Huynh và Y Buôn, học sinh lớp 12 Trường phổ thông dân tộc nội trú H.Tu Mơ Rông, đã nảy ra ý định tìm các loại lá cây sẵn có để điều chế thuốc BVTV. "Bố mẹ em đều làm nông nên em hiểu được nỗi khổ khi cây trồng bị sâu bệnh phá hại, mùa màng thất bát. Trong khi đó, việc dùng thuốc trừ sâu chi phí cao mà còn ảnh hưởng sức khỏe và môi trường. Vì vậy, chúng em nảy ra ý tưởng dùng thảo mộc làm thuốc trừ sâu, xua đuổi côn trùng", Y Huynh cho biết.
Y Huynh và Y Buôn vận dụng những kiến thức đã học từ môn sinh và hóa học. Hai học sinh cũng tìm những người già trong làng để hỏi về những loài cây, thuốc dấu là khắc tinh của sâu bọ. Cuối cùng hai học sinh chọn cây tiêu rừng, bạch đàn, thuốc lá để tạo ra thuốc trừ sâu. Mùi hương tinh dầu tỏa ra từ 3 loại cây này đều có chức năng xua đuổi côn trùng. Đặc biệt, trong cây thuốc lá có chất nicotine làm côn trùng say và chết.
Sau khi tìm được nguyên liệu, Y Huynh và Y Buôn tiến hành chiết xuất tinh dầu. Vì không có dụng cụ chưng cất, chiết xuất nên Y Huynh và Y Buôn xin phép nhà trường cho sử dụng phòng thí nghiệm để thực hiện ý tưởng. Các em gọt lấy vỏ thân, vỏ cành và lá cây của từng loại, cho vào nồi áp suất, đổ nước rồi đun sôi. Khi nước sôi, hạ thấp nhiệt độ xuống để hơi thoát ra từ từ qua ống dẫn khí. Hơi nước có chứa tinh dầu qua ống sinh hàn sẽ ngưng tụ tạo thành chất lỏng và chảy xuống bình chứa bằng thủy tinh. Dung dịch thu được gồm nước và tinh dầu, sử dụng bình chiết để tách riêng tinh dầu nguyên chất.
Sau đó Y Huynh và Y Buôn đem dung dịch đã chiết xuất phun thử nghiệm ở vườn hoa dâm bụt bị bọ rầy tấn công. Kết quả sau 10 giờ, những bông hoa dâm bụt đã không còn bọ rầy. Đồng thời hai học sinh cũng bôi thử dung dịch lên da và đưa lại gần con vắt. Ngửi thấy mùi khó chịu, con vắt đã rời đi. "Khi mới bắt đầu phun, em thấy ruồi, muỗi, bọ bay đi, nhiều con say quá bay không nổi nằm la liệt trên lá cây. Lấy dung dịch này bôi lên người vào rừng không bị muỗi chích hay vắt cắn nữa, cứ 4 tiếng bôi một lần là duy trì được hiệu quả", Y Buôn nói.
Sau hơn 3 tháng, Y Huynh và Y Buôn đã điều chế thành công thuốc BVTV từ chính thực vật. Với tính ứng dụng cao, thân thiện môi trường, sản phẩm của Y Buôn và Y Huynh đã đoạt giải khuyến khích trong cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật cấp tỉnh.
Mẹ đảm khéo tay "hô biến" ban công thành vườn hoa giấy tuyệt đẹp ở Hà Nội Nắm rõ và vận dụng những kinh nghiệm trồng hoa đầy tinh tế, chị Hằng đã tự tay tạo nên khu vườn hoa giấy ngập tràn màu sắc ở ban công nhỏ của nhà mình. Mê mẩn những giàn hoa giấy ở Hội An, chị Đặng Diễm Hằng (Khu đô thị xanh Ecopark) luôn ấp ủ dự định xây dựng một căn nhà...