Cách rim sườn cốt lết ngon đổi vị cho bữa cơm chiều
Những ngày thu còn gì thú vị hơn việc cùng gia đình thực hiện cách rim sườn cốt lết ngon, để cùng nhau thưởng thức, trò chuyện.
Yeutre.vn xin giới thiệu bạn 2 cách rim sườn cốt lết ngon vô cùng hấp dẫn dưới đây. Cách làm cũng không hề khó một chút nào, cùng vào bếp thực hiện món ăn này nhé!
Sườn cốt lết rim thơm ngon, hấp dẫn – Ảnh Internet
1. Cách rim sườn cốt lết với mật ong
Nguyên liệu
500g sườn cốt lết (khoảng 5 miếng) để chọn được sườn ngon bạn nên chọn miếng có lẫn cả mỡ và nạc, chọn phần nào có nhiều thịt dính với xương sườn sẽ ngon hơn
100ml mật ong
50ml giấm gạo
1 quả chanh tươi
1 muỗng hành, tỏi băm nhuyễn
Gia vị : dầu ăn, nước mắm, muối, đường, bột ngũ vị hương, bột bắp, xì dầu, hạt tiêu.
Cách làm
Bước 1 : Sơ chế nguyên liệu
- Sườn cốt lết mua về rửa sạch bằng nước muối pha loãng, sau đó rửa lại bằng nước thường rồi để ráo. Bạn có thể để nguyên tảng hoặc chặt thành miếng vừa ăn.
- Sau đó ướp sườn với 1 thìa muối, 1 thìa đường, 1 thìa nước mắm, 1 thìa xì dầu, 1 thìa tỏi băm và chút tiêu. Trộn đều rồi bọc kín lại, để trong ngăn mát tủ lạnh 1-2 tiếng hoặc để qua đêm thì càng tốt.
Bạn ướp sườn cùng gia vị trong khoảng 1-2 tiếng – Ảnh Internet
- Sau đó, bạn bắc chảo lên bếp, đổ ngập dầu ăn rồi cho phần thịt đã ướp vào chiên vàng 2 mặt trên lửa vừa. Sau đó, bạn vớt ra đĩa có lót giấy thấm dầu cho ráo.
Bạn chiên vàng 2 mặt phần sườn đã ướp – Ảnh Internet
Bước 2 : Làm nước sốt mật ong
- Bạn lấy một bát con rồi cho 5 thìa canh mật ong, 1 thìa canh 1 thìa nước cốt chanh, 1 thìa giấm gạo, 1 thìa bột bắp, 1 thìa bột ngũ vị hương, 1 thìa đường rồi trộn đều để làm nước sốt.
Bước 3 : Rim sườn cùng nước sốt
- Bạn cho chảo lên bếp sau đó phi thơm chút tỏi, hành khô rồi đổ phần nước sốt vào, hạ lửa nhỏ để nước sốt sôi.
- Nước sốt sôi thì bạn để phần sườn đã chiên vào rim cùng, để lửa nhỏ để sườn ngấm nước sốt. Đừng quên lật đều 2 mặt để nước sốt ngấm đều, bạn có thể đậy nắp trong quá trình đun.
Bạn cho sườn vào đun cùng nước sốt mật ong – Ảnh Internet
- Bạn đun thịt trong khoảng 20 phút cho đến khi phần nước sốt keo lại, có màu vàng đẹp mắt cùng phần thịt mềm, không bị khô thì có thể tắt bếp.
- Bạn gắp sườn ra đĩa và trang trí cùng hành lá, rau thơm, có thể ăn cùng với cơm cũng rất hợp.
Sườn cốt lết rim mật ong là món ăn ngon, không quá cầu kì, rất hợp cho các bữa ăn tối. Các bạn có thể lựa chọn món ăn này cho ngày tụ tập bạn bè vừa ngon lại bổ dưỡng nữa.
Sườn rim mật ong đẹp mắt dùng cùng cơm nóng – Ảnh Internet
2. Cách rim sườn cốt lết ngon vị mặn ngọt
Nguyên liệu
2-3 lát sườn cốt lết
1 thìa canh tỏi, hành khô băm nhỏ
1 mớ hành lá hoặc rau mùi hoặc
ít salad làm sẵn
Gia vị : muối, đường, xì dầu, nước mắm, ớt màu hay ớt bột cay.
Cách làm
Video đang HOT
- Đầu tiên, bạn rửa sạch miếng sườn cốt lết bằng nước muối loãng rồi lau khô.
Sườn cốt lết rửa sạch sau đó lau khô – Ảnh Internet
- Sau đó bạn ướp sườn với 1 thìa nhỏ muối, 1 ít hạt tiêu để khoảng 2-3 tiếng. Bạn có thể ướp sườn từ buổi tối nếu định nấu cho bữa trưa hoặc ướp từ bữa trưa để nấu cho bữa tối thì sẽ bớt thời gian chờ đợi.
- Tiếp đến, bạn cho dầu vào chảo đun nóng, sau đó cho sườn vào áp chảo đến khi 2 mặt sém vàng là được.
- Bây giờ, bạn cho thêm 2 thìa canh nước mắm ngon, 1 thìa canh đường, 1 thìa cafe xì dầu, 1 thìa ớt bột hoặc ớt màu với chút nước lọc xâm xấp mặt thịt, đun sôi rồi đậy kín vung để rim sườn.
Bạn rim sườn cùng các gia vị đến khi chín mềm – Ảnh Internet
- Bạn đun đến khi miếng sườn mềm, nước sốt sánh lại thì có thể tắt bếp. Quá trình này diễn ra trong khoảng 30 phút.
- Cuối cùng, bạn cho sườn ra, rắc thêm ít hành lá hoặc ít salad làm sẵn rồi rắc thêm chút tiêu và ăn cùng cơm nóng.
Bạn cho sườn ra đĩa và trang trí – Ảnh Internet
Món sườn cốt lết rim mặn khi ăn có vị ngọt đậm đà của miếng sườn thấm gia vị đã tẩm ướp kỹ, thêm phần nước sốt sánh mịn sẽ làm bạn muốn ăn mãi không thôi. Bạn có thể gia giảm gia vị nhạt đi để làm món ăn chơi khi tụ tập bạn bè cũng rất ổn.
Cách rim sườn cốt lết ngon không khó, chỉ cần bạn chọn được phần sườn tươi ngon cùng một chút khéo tay thì đã hoàn thành được món ăn này rồi. Món ăn này rất thích hợp ăn cùng gia đình vào những ngày đông hoặc những lúc tụ tập bạn bè. Chúc các bạn có những khoảnh khắc tuyệt vời khi thưởng thưởng thức món ăn này nhé!
Cách làm bánh trung thu nhân thanh long độc đáo, mới lạ
Biến tấu món bánh Trung thu truyền thống với cách làm bánh Trung thu nướng nhân thanh long, bánh dẻo thanh long độc đáo, mới lạ
Bánh Trung thu từ lâu đã trở thành một món không thể thiếu trong dịp Tết Tình Thân. Đây luôn là món ăn được nhiều người yêu thích và ưa chuộng. Ngoài cách làm bánh trung thu hoa nổi hiện đại, bài viết dưới đây sẽ cho các bạn các cách biến tấu bánh trung thu cực kì dễ làm trong ngày đặc biệt này.
1 Cách làm bánh Trung thu nướng thanh long nhân đậu xanh
Nguyên liệu làm bánh Trung thu đậu xanh thanh long
1/2 trái thanh long ruột đỏ (300g - 500g)
150g đậu xanh
200g bột mì
120g nước đường bánh trung thu nướng
10g bơ đậu phộng
20ml dầu ăn
3 quả trứng gà
5 quả trứng muối
20ml sữa tươi
20ml rượu gạo
Gia vị: bột ngũ vị hương, đường, muối, vani, dầu mè
Dụng cụ: Máy xay, nồi, chảo, vỏ lưới, khuôn,...
Mẹo nhỏ:
- Để chọn được đậu xanh thơm ngon, bạn nên chọn mua đậu xanh đã được bóc vỏ, hình bầu dục, 2 đầu tròn, không bị biến dạng hoặc móp méo.
Nguyên liệu làm bánh Trung thu nhân đậu xanh thanh long
Cách làm bánh Trung thu đậu xanh thanh long
Bước 1 Sơ chế nguyên liệu
Đậu xanh cà vỏ rửa sạch, ngâm khoảng 2 tiếng. Sau đó, bỏ vào nồi, đổ khoảng 400ml nước vào rồi nấu chín.
Tách 2 lòng đỏ trứng gà ra chén, cho vào 1 muỗng cà phê bơ đậu phộng, 2 muỗng canh dầu ăn, cùng với nửa gram ngũ vị hương, trộn đều. Sau đó, cho hỗn hợp vào chén nước đường, trộn đều lên.
Bước 2 Chế biến bột bánh
Từ 200g bột mì đã chuẩn bị, múc 1 muỗng canh ra chén nhỏ để đóng bánh. Cho phần hỗn hợp trứng gà, bơ đậu phộng, ngũ vị hương và nước đường mới làm vào phần bột mì còn lại, trộn đều. Sau đó, cho ra thau và tiến hành nhồi bột đều tay.
Mẹo hay: Nếu bột quá nhão, bạn có thể cho thêm lần lượt bột mì vào nhưng phải đảm bảo khi bóp bột sẽ mềm mại thì bánh làm ra mới giữ được độ mềm. Còn nếu bột quá khô, các bạn có thể cho thêm nước đường vào.
Chuẩn bị một cái tô, cho bột đã chế biến vào. Rồi dùng màng bọc thực phẩm hoặc dĩa đậy lại, ủ trong vòng 1 tiếng để bột nở ra.
Bước 3 Hấp trứng
Tách lòng đỏ trứng vịt muối ra một cái chén rồi đổ một chút rượu gạo vào để loại bỏ mùi tanh. Tiếp theo, đổ bỏ nước rượu đi. Bắt 1 cái nồi, bỏ lòng đỏ trứng vào, thêm vài giọt dầu mè cho thơm và đậy nắp lại, hấp khoảng 8 - 10 phút cho đến khi trứng chín.
Bước 4 Chế biến nhân bánh
Đậu xanh sau khi đã nấu chín cho vào một chút muối, 2 muỗng rưỡi canh đường cùng với vài giọt vani để bánh được vị ngọt nhẹ và mùi thơm ngon.
Thanh long cắt ra thành những miếng nhỏ rồi bỏ vào nồi đậu xanh, rồi dùng muỗng dầm nát. Cho hỗn hợp đó vào máy xay rồi đổ ra chảo, cho thêm vào lần lượt 2 lần muỗng canh dầu ăn vào và khuấy đều cho tan hết. Sau đó, bật bếp lên để lửa nhỏ vừa sên vừa khuấy nhẹ.
Trong khi đó, chuẩn bị nửa chén nước và cho 3 muỗng cà phê bột mì vào, khuấy lên rồi đổ hỗn hợp vào chảo nhân đang nóng trên bếp. Sau đó, sên khoảng 30-40 phút nữa. Đảo đều liên tục cho đến khi nhân không bị dính chảo nữa thì tắt bếp. Đậy nắp lại và chờ cho nhân nguội chút.
Sên cho đến khi nhân bánh đặc lại
Bước 5 Tạo hình bánh Trung thu
Bột sau khi đã ủ, lấy ra chia thành từng viên 60g. Sau đó, vo tròn thành những viên bột, lấy dĩa đậy lại để bột không bị khô.
Chia hỗn hợp nhân ra thành từng viên nhỏ, mỗi viên 75g và vo tròn lại. Tiếp tục, ở mỗi viên nhân, tạo một lỗ chính giữa để nhét trứng muối vào và dùng tay, túm lại.
Thoa bột lên cây cán bột, và rắc bột lên khuôn để khỏi dính. Cán dẹp bột bánh ra, cho nhân vào chính giữa, túm lại và miết bột cho kín, sau đó là rắc thêm bột áo và đè nhẹ để lên hoa văn của khuôn, ấn lò xo xuống, rút ra là chúng ta đã có ngay 1 chiếc bánh Trung thu.
Bước 6 Nướng bánh Trung thu
Làm nóng lò bánh trước ở nhiệt độ 175 độ C, cho bánh vào lò và tiến hành nướng với nhiệt độ như vậy khoảng 10 phút.
Lòng đỏ trứng gà tách ra, cho vào 20ml sữa tươi, 1 muỗng cà phê dầu mè để làm hỗn hợp quét lên mặt bánh. Bánh đã nướng lấy ra, xịt nước để bánh không bị khô. Chờ hỗn hợp bánh nguội tầm 5 - 7 phút rồi mới quét hỗn hợp trứng và sữa đều lên mặt trên và xung quanh bánh. Sau đó, cho bánh vào lại trong lò và nướng tiếp khoảng 15-20 phút cho đến khi bánh vàng thì lấy ra.
Bước 7 Hoàn thành
Để khoảng 1 ngày, 2 ngày để bánh lên màu đậm hơn. Và chúng ta đã có những chiếc bánh Trung thu nướng nhân đậu xanh thanh long thơm ngon, đẹp mắt, lạ miệng.
Hoàn thành bánh với tạo hình đẹp mắt, ngon miệng
Bước 8 Thành phẩm
Bánh Trung thu nhân đậu xanh thanh long độc đáo, với màu sắc đẹp và vô cùng thơm ngon với phần vỏ mềm mại sẽ khiến bạn phát thèm ngay với sức hấp dẫn của nó.
Thưởng thức bánh Trung thu đậu xanh thanh long
2 Cách làm bánh Trung thu dẻo thanh long
Nguyên liệu làm bánh Trung thu dẻo thanh long
2 trái thanh long ruột đỏ (khoảng 300g)
Đậu xanh
Bột sắn, bột nếp
Nước lọc
Đường
Dầu ăn
Chanh
Mật ong
Whipping cream
Tinh dầu hoa bưởi
Dụng cụ: Máy xay, nồi, chảo, vỏ lưới, khuôn,...
Nguyên liệu làm bánh Trung thu dẻo thanh long
Mẹo nhỏ:
- Để chọn được thanh long ngon, bạn nên chọn mua quả thanh long có phần cuống dễ uốn nắn, dai mềm một chút; phần lá có màu sáng nhẹ, không bị nâu thâm cuối ngọn.
- Đậu xanh nên mua loại đã được bóc vỏ và sơ chế sạch sẽ.
Cách làm bánh Trung thu dẻo thanh long
Bước 1 Sơ chế thanh long
Thanh long mua về bóc vỏ sau đó cắt nhỏ bỏ vào máy xay, cho thêm một ít nước rồi bắt đầu xay. Khi xay xong, dùng vá lưới để lọc hạt và chỉ lấy nước cốt thanh long.
Bước 2 Chế biến nước đường thanh long
Cho 400g đường và 300ml nước vào nồi để đun sôi. Để lửa thật nhỏ cho nước sôi từ từ và phần đường tan hết.
Khi nước đường sôi đều, đường tan hết thì vắt vào một vài giọt nước chanh. Sau đó cho nước cốt thanh long vào nồi nước đường và đun sôi trở lại rồi tắt bếp đổ ra bát chờ nguội.
Chế biến nước đường thanh long
Bước 3 Chế biến nhân đậu xanh
Cho đậu xanh và 800ml nước vào nồi và đun cho đến khi nước cạn hết. Khi đậu đã chín, cho vào máy xay cùng với một ít đường và bột sắn rồi xay nhuyễn. Sau đó cho ra chảo nung cho đến khi đậu dẻo lại. Tiếp tục cho một ít whipping cream vào.
Lưu ý: Đảo liên tục để phần dưới đáy chảo không bị cháy.
Cuối cùng khi đậu đã dẻo, cho một ít mật ong vào. Nung tiếp cho tới khi đậu không còn cảm giác dính chảo rồi lấy đậu ra và để nguội sau đó vo lại thành các viên nhân hình tròn cầm vừa tay.
Bước 4 Chế biến bánh Trung thu
Công thức bánh: Bánh 150g trong đó phần vỏ 100g và nhân 50g.
Cho 75g nước cốt thanh long, 2g dầu ăn, vài giọt tinh dầu hoa bưởi và khuấy đều. Tiếp tục cho vào đó 35g bột nếp, trộn đến khi bột hút hết nước.
Đổ bột đã sơ chế ra, nhào bột đều tay cho đến khi khối bột mịn dẻo (khoảng 3 - 4 lần). Sau đó vo tròn khối bột rồi dàn mỏng ở phía mép ngoài bột. Cho nhân đậu xanh vô giữa và bọc kín sao cho không hở phần nhân.
Bước 5 Hoàn thành
Dùng khuôn in hình tùy thích, ấn lên viên bột, giữ chặt một lát rồi nhấc khuôn ra. Vậy là bạn đã có ngay cho mình một chiếc bánh Trung thu dẻo thanh long vô cùng đẹp mắt và hấp dẫn.
Hoàn thành chiếc banh Trung thu dẻo thanh long
Bước 6 Thành phẩm
Bánh Trung thu dẻo thanh long với phần vỏ mềm dẻo, độ ngọt vừa phải, thoang thoảng hương hoa bưởi chắc chắn sẽ khiến nhiều người yêu thích.
Để có thể thưởng thức được bánh Trung thu, bạn có thể mua bánh Trung thu Kinh Đô online, mua bánh Trung thu Richy online hoặc mua bánh Trung thu Bibica online tại Bách hóa XANH.
Thành phẩm chiếc banh Trung thu dẻo thanh long
Trên đây là 2 cách biến tấu bánh Trung thu truyền thống đơn giản, dễ làm mà Bách hóa XANH tổng hợp được. Hy vọng bạn sẽ có thêm nhiều công thức chế biến món ăn ngon trong dịp Trung thu này.
Top 3 cách nướng thịt ba chỉ ngon mềm đậm đà như ngoài nhà hàng Cách nướng thịt ba chỉ ngon mềm đúng chuẩn như ngoài nhà hàng không hề khó khăn như bạn vẫn nghĩ. Chỉ cần vài nguyên liệu và thao tác đơn giản là đã có ngay món thịt nướng thơm mềm đậm đà. Hãy cùng Chuyên mục Món ngon của thực hiện ngay sau đây nhé. 1. Cách nướng thịt ba chỉ với mật...