Cách phòng tránh say nắng, say nóng vào mùa hè
Bên cạnh lưu ý trang phục thích hợp, việc bổ sung dưỡng chất cũng là điều cần thiết để phòng tránh say nắng, say nóng trong mùa hè.
Mùa hè là dịp các gia đình thường hay đi du lịch, nghỉ dưỡng… Đây cũng là khoảng thời gian mọi người gia tăng các hoạt động ngoài trời để giải trí, tăng cường sức khỏe như: Dã ngoại, chạy bộ, bơi lội, bóng đá, du lịch, teambiuding…
Tuy nhiên, khi thời tiết nắng nóng cao điểm, nếu hoạt động thể lực quá sức, dẫn đến cơ thể mất nước gây ra mệt mỏi có thể dẫn đến say nắng.
Nguyên nhân thường là cơ thể bị phơi dưới ánh nắng nóng quá lâu, vượt quá mức chịu đựng của cơ thể, dẫn đến nhiều rối loạn ở các cơ quan, nhất là hệ thần kinh. Ngoài ra, người làm việc trong môi trường nóng, kém thông thoáng như: Hầm lò, bếp nấu, phòng kín… cũng dễ bị say nắng.
Người bị say nắng thường có biểu hiện: Thân nhiệt tăng cao, tim đập nhanh, hồi hộp, mệt mỏi. Hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, khó thở, ngất xỉu. Nếu người say nắng nặng có thể hôn mê và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Vì vậy, để phòng tránh say nắng, mọi người lưu ý mặc quần áo rộng, thoáng mát khi ra ngoài trời hoặc chơi thể thao, đội mũ rộng vành che nắng phần đầu, cổ, vai. Để bảo vệ cơ thể khỏi nắng nóng, lựa chọn trang phục được may bằng chất liệu cotton hay lanh và thích hợp nhất với các gam sáng màu. Nếu các chất liệu may mặc màu đen hay màu sẫm, chúng sẽ hấp thụ tất cả ánh nắng và nhiệt độ.
Ngược lại, những chất liệu làm từ sợi tổng hợp và trang phục chật chội sẽ làm da kích thích đổ mồ hôi nhiều hơn, dẫn đến mất nước. Không hoạt động quá lâu hoặc quá sức ngoài trời khi mức nhiệt tăng cao hoặc trong môi trường nóng.
Làm mát không khí bằng cách, hãy đóng cửa sổ vào buổi sáng và mở lại vào buổi tối. Ngoài quạt cây, điều hòa, các gia đình có thể lắp thêm quạt trần, quạt phun sương để điều hòa không khí trong phòng dễ chịu hơn. Nếu vẫn cảm thấy oi bức, ngột ngat, có thể dội nước lên trần nhà hoặc sàn nhà.
Cần lưu ý cấp đủ nước cho cơ thể khi lao động nặng nhọc, hoạt động thể thao. 65 – 70% cơ thể là nước nhưng chúng ta lại không dự trữ được nó. Vì thế, phải uống ít nhất 2 lít nước/ngày, thậm chí là 3 – 4 lít trong trường hợp nhiệt độ lên cao tới 40 độ C.
Việc bổ sung nước không chỉ đơn thuần uống nước lọc mà còn là nước ép hoa quả, trà, nước canh, trái cây mọng nước (bưởi, dưa hấu). Không uống nước quá lạnh vì có thể gây ra hiện tượng sốc nhiệt làm đau bụng.
Làm mát cơ thể với quạt, điều hòa, duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định trong khoảng 36,4 -37,6 độ C.
Khi nhiệt độ ngoài trời vượt qua ngưỡng 30 độ C, tránh ra ngoài trời vào những giờ nắng nhất từ 12 giờ trưa đến khoảng 3 giờ chiều. Trong trường hợp phải ra ngoài, hãy bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm hại của các tia UV bằng mũ, áo chống nắng, khẩu trang, kính, ô…
Video đang HOT
Bên cạnh đó, mọi người hãy tránh những vận động mạnh, không cần thiết. Quên đi các môn thể thao vào thời điểm nhiệt độ cao nhất trong ngày, nhất là không chơi thể thao ngoài trời nắng (rất dễ bị say nắng, rối loạn nhịp tim…). Càng vận động, càng đổ nhiều mồ hôi.
Trong những ngày nắng nóng, cần thiết bổ sung thực phẩm có nhiều selen – 1 chất vi lượng hỗ trợ cơ thể khỏi bị cảm nắng, có trong thịt, tôm cua, sò ốc, rau xanh và thực phẩm giàu protein. Người lớn thường bị thiếu selen, nhất là những người nghiện thuốc lá vì nicotin gây hại lên tế bào, vì vậy cần có nhiều selen để giúp tế bào hoạt động bình thường.
Các gia đình lưu ý bổ sung thêm vitamin từ trái cây có chứa vitamin A, Vitamin C và Vitamin E. Tất cả những vi chất dinh dưỡng này, sẽ giúp cơ tăng cường sức đề kháng và phòng tránh được say nắng. Một số loại trái cây, rau củ qua cung cấp vitamin tốt cho mùa hè như: Dưa hấu, xoài, khổ qua, nước chanh, cam…
Trong trường hợp gặp người bị say nắng, say nóng, chúng ta cần đưa người bị nạn vao khu vực bóng mát, làm mát cơ thể, cởi bỏ bớt quần áo dài và cho họ uống nước mát. Sau đó tiến hành chườm mát vùng chán, cổ, nách, bẹn, đùi bằng khăn mát hoặc miếng dán hạ sốt. Trong trường hợp đã làm các biện pháp sơ cứu, nhưng tình trạng vẫn tiến triển nặng, có kèm các triệu chứng nôn, mất ý thức, hôn mê… cần hỗ trợ đưa đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời cấp cứu.
Hiện trên thị trường còn có miếng dán hạ sốt Aikido được thiết kế để chườm mát nơi dán trong trường hợp bị nóng sốt, say nắng, đau răng, đau cơ, ngăn ngừa co giật. Aikido được sử dụng trong các trường hợp trẻ em, hoặc người lớn bị say nắng, bị nóng bức do thời tiết. Dán Aikido cho cảm giác mát lạnh, làm dịu ngay cơn sốt, nóng khó chịu.
2 người nhập viện cấp cứu vì làm việc dưới trời nắng nóng
Đang làm việc, anh P. cảm thấy nóng bức, vã mồ hôi, khát nước, nôn nhiều lần, đến tối xuất hiện thêm triệu chứng co rút tay chân, nóng bừng toàn thân nên nhập viện cấp cứu.
Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê, Phú Thọ vừa cấp cứu cho 2 trường hợp say nắng, say nóng.
Ca bệnh đầu tiên là anh H.M.P, 33 tuổi, quê ở Hà Giang đang làm việc tại nhà máy gạch trên địa bàn huyện Cẩm Khê.
Đến khoảng 13h chiều 29/5, do môi trường làm việc thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ cao, cộng hưởng với mức nhiệt cao ngoài trời, anh P. cảm thấy nóng bức, vã mồ hôi, khát nước, nôn nhiều lần, đến tối xuất hiện thêm triệu chứng co rút tay chân, nóng bừng toàn thân nên nhập viện cấp cứu.
Bệnh nhân nhập viện cấp cứu vì say nắng, say nóng.
Tại thời điểm nhập viện, bệnh nhân có mạch nhanh (97 lần/phút), huyết áp tụt 80/50mmHg. Được chẩn đoán sốc giảm thể tích, sau 01 giờ bù nước và điện giải, mạch huyết áp trở về mức ổn định. Chiều cùng ngày, cảm thấy trong người khỏe mạnh nên cam kết xin ra viện.
Ca bệnh thứ hai là là bệnh nhân N.T.T, 57 tuổi, trú tại huyện Cẩm Khê, làm việc thường xuyên ở môi trường ngoài trời. Trong khi đang làm việc, bệnh nhân T cảm thấy nóng bừng toàn thân, mệt mỏi, vã mồ hôi, khó thở, khát nước, nhiệt độ cơ thể 39 độ C. Bệnh nhân T nhập viện chiều ngày 29/5, được chẩn đoán say nóng, chỉ định bù nước và điện giải, hiện sức khỏe ổn định.
Cách xử trí khi gặp người bị say nắng, say nóng
Theo BS CKII Huỳnh Tuấn Vũ, Khoa Y Dược cổ truyền, Đại học Y Dược TP HCM, xử trí say nắng, say nóng bao gồm 6 bước:
- Bước 1: Nhanh chóng gọi dịch vụ cấp cứu khẩn cấp 115 hoặc y tế địa phương.
- Bước 2: Trong thời gian chờ xe cấp cứu, di chuyển người bị say nắng đến nơi râm mát.
- Bước 3: Cởi bỏ bớt quần áo không cần thiết.
- Bước 4: Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ cơ thể.
- Bước 5: Làm mát cơ thể bằng bất cứ cách nào như: xịt mát cơ thể bằng nước, dùng quạt phun sương; đặt túi nước đá hoặc khăn mát lên vùng cổ, nách và bẹn; cho người say nắng uống nước mát để bù nước (nếu có thể)...
- Bước 6: Đánh giá mức độ tỉnh táo người say nắng (lay gọi, tiếp xúc...).
Nếu nạn nhân tỉnh táo thì cho nạn nhân uống bổ sung nước, chất điện giải...
Nếu nạn nhân chưa tỉnh táo tiếp tục làm mát cơ thể trong khi chờ xe cấp cứu.
Nếu nạn nhân bất tỉnh, không có dấu hiệu tuần hoàn (thở, ho hoặc cử động) thì thực hiện hô hấp nhân tạo.
Biểu hiện khi bị say nắng
- Sốt từ 40 độ C trở lên.
- Thay đổi về trạng thái tinh thần hoặc hành vi (như lú lẫn, kích động, nói lắp).
- Chóng mặt và choáng váng.
- Da khô, nóng hoặc tăng tiết mồ hôi.
- Buồn nôn và ói mửa.
- Da ửng đỏ.
- Mạch đập nhanh.
- Yếu cơ hoặc chuột rút.
- Thở nhanh.
- Đau đầu.
- Vô thức.
- Co giật.
Kỹ năng phát hiện và cấp cứu say nắng ai cũng nên biết Say nắng rất dễ dẫn đến choáng ngất, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể khiến tính mạng người bệnh gặp nguy hiểm. Đôi khi say nắng có thể bắt đầu bằng các triệu chứng kiệt sức vì nóng, không quá nghiêm trọng, nhưng vẫn cần hạ nhiệt càng nhanh càng tốt. (Ảnh: ITN) Năm 2023, nhiệt độ cao kỷ lục...