Cách phòng tránh quai bị cho phụ nữ mang thai, mẹ bầu không thể bỏ qua
Thực hiện các biện pháp phòng tránh quai bị cho phụ nữ mang thai là cách tốt nhất giúp đảm bảo sức khoẻ của mẹ và sự phát triển toàn diện của thai nhi, đồng thời giảm nguy cơ các biến chứng nguy hiểm.
Quai bị là bệnh truyền nhiễm thường gặp vào mùa đông xuân, đến thời điểm hiện tại chưa có thuốc đặc trị. Mặc dù là bệnh thể nhẹ và có thể tự khỏi sau một thời gian chăm sóc, kiêng khem hợp lý, nhưng quai bị nếu không được phát hiện sớm có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
Phụ nữ mang thai là đối tượng có nguy cơ cao bị biến chứng do quai bị. Do đó, phòng tránh quai bị cho phụ nữ mang thai là vô cùng cần thiết để đảm bảo sức khỏe của mẹ và sự phát triển bình thường của thai nhi. Dưới đây là một số biện pháp phòng tránh quai bị cho phụ nữ mang thai giúp mẹ bầu an tâm hơn trong mùa dịch.
1. Phụ nữ mang thai dễ mắc quai bị vào thời điểm nào?
Virus gây quai bị có thể xuất hiện vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên cao điểm mắc quai bị thường vào mùa Xuân, Hè. Đặc biệt là vào tháng 4 và tháng 5 khi thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều tạo điều kiện cho virus phát triển.
Quai bị là bệnh truyền nhiễm từ người này sang người khác thông qua đường hô hấp. Các giọt nước bọt, dịch tiết chứa mầm bệnh là tác nhân truyền nhiễm. Phụ nữ mang thai khi hít phải hơi thở hoặc tiếp xúc với đồ dùng chứa virus đều có nguy cơ mắc bệnh.
Virus gây bệnh quai bị có thể tồn tại rất lâu trong không khí ở nhiệt độ thường. Chúng có khả năng phát tán ra xa, tiếp xúc với những người có sức đề kháng yếu như phụ nữ mang thai và tấn công họ. Chính vì thế bà bầu là đối tượng dễ mắc thủy đậu vào thời điểm Xuân, Hè, khi thời tiết giao mùa.
Tìm hiểu thời gian dễ bùng phát bệnh giúp phòng tránh quai bị cho phụ nữ mang thai hiệu quả hơn. Từ đó giúp thai phụ loại bỏ nỗi lo về căn bệnh này.
Phòng tránh quai bị cho phụ nữ mang thai – Ảnh: Internet
2. Cách phòng tránh quai bị cho phụ nữ mang thai
Đối với thai phụ, mắc quai bị trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể dẫn đến nguy cơ sảy thai hoặc sinh con dị dạng. Còn mắc quai bị trong 3 tháng cuối thai kỳ có thể dẫn đến sinh non hoặc thai chết lưu nếu không được phát hiện và xử lý đúng cách.
Phòng tránh quai bị cho phụ nữ mang thai là cách tốt nhất để loại bỏ các nguy cơ có thể xảy ra. Dưới đây là một vài biện pháp phòng tránh quai bị cho bà bầu được các chuyên gia khuyến cáo thực hiện.
2.1. Tiêm vaccine phòng bệnh quai bị
Tiêm vaccine là cách tốt nhất để phòng tránh quai bị. Do đó, trước khi lên kế hoạch mang thai bạn cần tiêm vaccin phòng bệnh. Các bác sĩ khuyến cáo phụ nữ nên tiêm vaccine phòng bệnh quai bị ít nhất 3 tháng trước khi mang bầu. Đó là cách giúp bạn chuẩn bị cho một thai kỳ khỏe mạnh.
Bạn không nên tiêm vaccine quai bị khi đang mang bầu. Bởi thành phần của vaccine có chứa virus sống. Nó có khả năng xâm nhập và gây hại cho thai nhi nếu hệ miễn dịch của mẹ đang bị suy giảm. Bạn cần tránh mang thai ít nhất một tháng sau khi tiêm phòng quai bị để đảm bảo cho một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn.
Video đang HOT
Tiêm vaccine phòng quai bị trước khi mang thai – Ảnh: Internet
2.2. Hạn chế tiếp xúc với mầm bệnh
Đối tượng dễ mắc quai bị là trẻ em từ 5 – 8 tuổi. Tuy nhiên quai bị cũng có thể xuất hiện ở người lớn chưa tiêm phòng hoặc có hệ miễn dịch suy yếu. Bà bầu là đối tượng có nguy cơ bị lây nhiễm cao do sức đề kháng suy giảm trong quá trình mang thai.
Chính vì thế, để phòng tránh quai bị cho phụ nữ mang thai, ngoài việc chủ động tiêm vaccine bạn cần hạn chế tiếp xúc với những người đang mắc hoặc nghi mắc bệnh và các nguồn lây nhiễm khác. Chẳng hạn như bát đũa, đồ dùng cá nhân của người bệnh.
2.3. Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Súc miệng bằng nước muối sinh lý hàng ngày giúp giảm tình trạng khô miệng. Từ đó hạn chế môi trường phát triển của vi sinh vật gây bệnh giúp phòng tránh quai bị hiệu quả.
Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với người khác. Nhất là trẻ em và người ốm nghi mắc quai bị. Bên cạnh đó không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác như bát đũa, khăn, chậu rửa mặt…để phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm.
2.4. Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
Sức đề kháng của bà bầu yếu hơn so với người thường, tạo điều kiện cho virus tấn công. Để phòng tránh quai bị cho phụ nữ mang thai bạn cần tăng sức đề kháng cho cơ thể bằng chế độ dinh dưỡng và tập luyện khoa học.
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể bằng các loại thực phẩm lành mạnh, tốt cho bà bầu. Tăng cường chất xơ, vitamin và khoáng chất từ các loại rau, củ, quả,…Đồng thời loại bỏ thói quen xấu như uống rượu bia, hút thuốc lá, sử dụng caffein và chất kích thích,…
Tập thể dục thể thao theo chỉ dẫn của bác sĩ ít nhất 30 phút mỗi ngày. Vận động nhẹ nhàng giúp phòng ngừa bệnh tật.
Tăng cường sức đề kháng bằng chế độ dinh dưỡng khoa học – Ảnh: Internet
2.5. Đến gặp bác sĩ ngay khi cơ thể có dấu hiệu bất thường
Khi cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường nghi quai bị, bạn nên nhanh chóng đi khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị sớm. Một số dấu hiệu thường gặp như sưng viêm quai hàm, sốt nhẹ, đau nhức đầu,…có thể là biểu hiện của quai bị.
Dể đảm bảo an toàn, tốt hơn hết bạn không nên tự ý dùng thuốc khi mắc quai bị. Đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh có hại cho bà bầu. Hãy thông báo ngay với bác sĩ và tiến hành theo phác đồ điều trị riêng để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Thường xuyên theo dõi sức khỏe của mẹ và bé trong thời gian mang thai. Nếu mắc quai bị, sau khi khỏi bệnh bạn cần thường xuyên khám thai để nắm bắt tiến trình phát triển của bào thai. Đồng thời dễ dàng kiểm soát tình trạng sức khỏe của bản thân mình.
Trên đây là một số biện pháp phòng tránh quai bị cho phụ nữ mang thai mẹ bầu không thể bỏ qua. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để có phương pháp chăm sóc cơ thể phù hợp nhất, đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh.
Bệnh thuỷ đậu có lây không? Những điều cần lưu ý để phòng tránh lây bệnh
Cuối đông, đầu xuân là thời điểm bùng phát dịch thuỷ đậu. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Vậy bệnh thuỷ đậu có lây không, và lây truyền qua những con đường nào?
Bệnh thủy đậu có lây không, là một trong những câu hỏi thường gặp. Thực tế thì, thủy đậu có khả năng lây lan mạnh mẽ, rất dễ bùng phát thành dịch nếu không được xử lý đúng cách. Dưới đây là một số kiến thức về bệnh và các con đường lây truyền thủy đậu để phòng tránh đúng cách.
Thuỷ đậu là một loại bệnh do virus Varicella Zoster gây nên. Bệnh xuất hiện ở khắp mọi nơi và dễ bùng phát ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Tại Việt Nam bệnh thủy đậu thường bùng phát thành dịch vào cuối đông, đầu xuân, thời tiết mưa, lạnh.
Mặc dù bệnh thủy đậu là bệnh khá lành tính, nhưng nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra biến chứng nguy hiểm. Biểu hiện của thủy đậu thường là sốt cao, xuất hiện mụn nước trên bề mặt da và niêm mạc. Cơ thể người bệnh dễ bị suy nhược, mệt mỏi, chán ăn làm suy giảm hệ miễn dịch. Bệnh có thể được chữa khỏi sau 2 tuần nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách.
Để biết bệnh thủy đậu có lây không, lây qua con đường nào, thời gian ủ bệnh bao lâu...? Cùng tìm hiểu qua những thông tin dưới đây!
Bệnh thủy đậu có lây không là vấn đề được nhiều người quan tâm vào mùa dịch - Ảnh: Internet
1. Bệnh thủy đậu có lây không?
Thuỷ đậu là một trong những bệnh truyền nhiễm do virus có khả năng lây lan nhanh chóng nhất. Đặc biệt là với những đối tượng chưa tiêm vaccine hoặc người chưa từng mắc bệnh. Ở những người này, nguy cơ bị lây nhiễm bệnh có thể lên đến 90%.
Bệnh có nguy cơ bùng phát thành dịch nếu không được ngăn chặn kịp thời. Trẻ em dưới 15 tuổi, phụ nữ mang thai, người có sức đề kháng yếu là những đối tượng dễ gặp nguy hiểm khi nhiễm bệnh. Bởi chúng có khả năng gây ra biến chứng nguy hiểm.
Đặc biệt, với mẹ đang mang thai bị mắc thủy đậu sẽ lây truyền sang con, em bé có nguy cơ tử vong ngay sau sinh.
2. Bệnh thủy đậu lây qua những con đường nào?
Bệnh thủy đâu lây lan từ người sang người qua đường hô hấp, tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh hoặc lây gián tiếp qua vật trung gian.
- Lây qua đường hô hấp: Virus thủy đậu tồn tại trong nước bọt của người bệnh. Khi họ nói chuyện to, ho hoặc hắt hơi, virus từ các giọt nước bọt li ti trong không khí sẽ tấn công những người xung quanh. Phương thức lây truyền này được gọi là nhiễm trùng giọt bắn.
- Lây qua tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh: Con đường lây nhiễm thủy đậu nhanh nhất chính là tiếp xúc trực tiếp với nốt phỏng của người bệnh. Virus từ vùng da bị tổn thương của bệnh nhân thủy đậu sẽ tấn công người lành khiến họ bị lây nhiễm.
- Lây gián tiếp qua vật trung gian: Virus thủy đậu có thể tồn tại ở các vật dụng cá nhân như chăn, màn, giường, chiếu, quần áo, khăn mặt,... của người bệnh. Khi bạn tiếp xúc hoặc va chạm với các vật dụng chứa mầm bệnh có nguy cơ bị lây nhiễm cao.
Bệnh thủy đậu có lây không và lây qua những con đường nào? - Ảnh: Internet
3. Bệnh thủy đậu dễ lây lan vào giai đoạn nào?
Bệnh thủy đậu phát triển thành 4 giai đoạn bao gồm: Giai đoản ủ bệnh, giai đoạn khởi phát, giai đoạn toàn phát và giai đoạn phục hồi. Trong đó toàn phát là giai đoạn có nguy cơ lây nhiễm cao nhất.
Trong giai đoạn này các nốt mụn nước xuất hiện với số lượng lớn. Nó gây ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh khiến họ phải gãi, làm vỡ các nốt mụn khiến nguy cơ lây lan gia tăng. Đồng thời tạo điều kiện cho virus thủy đậu phát tán ra môi trường xung quanh.
Khi mụn nước bị vỡ, se hẳn lại bệnh sẽ không còn khả năng lây lan nữa. Đến giai đoạn này bệnh nhân có thể bỏ cách ly, trở lại sinh hoạt bình thường.
4. Phòng tránh lây lan bệnh thủy đậu đúng cách
Sau khi có lời giải cho câu hỏi, bệnh thủy đậu có lây không, chúng ta cần có biện pháp phòng tránh đúng cách.
- Khi có dấu hiệu bệnh cần tiến hành cách ly ngay để tránh lây truyền cho người xung quanh. Khi bệnh nhân bước sang giai đoạn toàn phát cần hạn chế tiếp xúc với người khác.
- Đối với người chăm sóc, thăm khám cần thực hiện các biện pháp bảo hộ như đeo khẩu trang, găng tay khi gặp người bệnh.
Tiêm vaccin là phương pháp phòng tránh bệnh thủy đậu tốt nhất - Ảnh: Internet
- Bệnh nhân cũng nên đeo khẩu trang để chắn các giọt bắn hô hấp. Điều này sẽ ngăn cản virus phát tán ra ngoài. Đối với phụ nữ sau sinh, nếu bị mắc bệnh cần vệ sinh đầu vú trước khi cho em bé bú để tránh lây truyền cho con.
- Không dùng chung đồ, đụng chạm với người bệnh. Vì chất dịch từ các nốt mụn thoát ra có thể bám dính vào quần áo, vật dụng hàng ngày, khiến mầm bệnh phát tán và lây nhiễm cho người khác.
- Tiêm vaccin phòng bệnh từ sớm để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và các thành viên trong gia đình. Nên tiêm vaccin cho cả gia đình trước mùa dịch ít nhất 1 tháng để thuốc phát huy tác dụng.
Trên đây là lời giải cho câu hỏi bệnh thủy đậu có lây lan không? Cũng như các thông tin liên quan đến bệnh giúp bạn phòng tránh hiệu quả nhất. Hãy đưa người bệnh đến bệnh viện khi có các triệu chứng thủy đậu để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Khi mang thai mắc cúm chớ chủ quan Thời điểm giao mùa như hiện nay là điều kiện để virus cúm phát triển, lây lan gây bệnh và phụ nữ mang thai là đối tượng dễ bị lây nhiễm cúm hơn so với người bình thường. Để tránh những biến chứng có thể xảy ra khi mắc ở phụ nữ mang thai, Ts.Bs Đào Thị Hoa, Trưởng Khoa Khám bệnh, Bệnh...