Cách phòng ngừa và khắc phục tụt nướu
Tụt nướu răng là một bệnh lý nha khoa phổ biến không chỉ ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai và thẩm mỹ mà còn có thể gây mất răng nếu không chữa trị kịp thời. Do đó, phát hiện sớm và khắc phục tình trạng này là rất cần thiết.
Tụt nướu xảy ra ở mọi độ tuổi. Hiện tượng này có thể xảy ra ở một, nhiều răng hoặc cả hàm. Tụt nướu làm mất xi măng chân răng, lộ ngà răng, hở kẽ răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn ăn sâu vào chân răng, gây hỏng răng. Tụt nướu khiến thức ăn dễ bám lại xung quanh răng, răng dễ bị ê buốt khi bị kích thích nóng, lạnh hoặc ăn đồ chua, ngọt.
Tụt nướu làm lộ chân răng khiến răng như dài hơn, dễ bị bám thức ăn và làm hỏng răng
Nguyên nhân phổ biến
Dùng tăm xỉa hoặc đánh răng mạnh tay: Việc dùng tăm xỉa hoặc ngay cả dùng chỉ nha khoa không đúng cách là một nguyên nhân. Việc chà răng mạnh tay sẽ làm tổn thương nướu răng gây tụt nướu.
Sự sắp xếp bất thường của răng: Răng lệch, sắp xếp không đúng cung hàm, răng sai khớp cắn… có thể dẫn tới tụt nướu.
Nghiến răng: Nghiến răng sẽ dẫn đến các bệnh lý răng miệng và tụt nướu.
Thói quen giữ vệ sinh răng miệng kém: Tình trạng giữ vệ sinh răng miệng kém sẽ dẫn đến các bệnh lý răng miệng như viêm nướu, viêm quanh răng, viêm nha chu… nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây tụt lợi, sưng nhức lợi kèm theo ra máu chân răng. Những bệnh lý này bắt nguồn từ các mảng bám xung quanh răng lâu ngày hình thành cao răng, gây kích ứng và viêm nhiễm vùng nướu.
Làm thế nào để khắc phục tình trạng tụt nướu?
Một số biện pháp dân gian: Kinh nghiệm cho thấy uống trà xanh có thể ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh tật trong đó có bệnh lý răng miệng. Trà xanh làm giảm tổn thương do tụt nướu gây ra cho răng. Ngoài ra, nó giúp làm dịu nướu bị viêm và tiêu diệt vi khuẩn gây ra các vấn đề nha chu.
Video đang HOT
Ngoài ra, một số chất chiết suất từ tự nhiên như dầu mè, dầu dừa, tinh dầu khuynh diệp có thể giúp khắc phục tình trạng tụt nướu.
Dầu dừa, dầu mè được sử dụng như một loại nước súc miệng để loại bỏ mảng bám trên răng. Ngoài ra, nó cũng có thể giúp ngăn ngừa sâu răng và tụt lợi. Dầu khuynh diệp giúp tiêu diệt vi khuẩn và ngăn ngừa các bệnh răng miệng gây tụt nướu. Nó có đặc tính chống viêm và làm giảm sưng.
Để sử dụng phương thuốc này, trộn 1 hoặc 2 giọt dầu khuynh diệp với 1 hoặc 2 thìa nước. Nhúng bàn chải đánh răng hoặc ngón tay sạch vào hỗn hợp này và mát xa nướu nhẹ nhàng. Sau đó súc miệng kỹ bằng nước. Lưu ý là dầu khuynh diệp chưa pha loãng sẽ làm bỏng mô nướu.
Tăng cường vitamin C: Loại vitamin này giúp tăng khả năng miễn dịch và có đặc tính chống oxy hóa cho cơ thể. Cũng có thể sử dụng tại chỗ với vitamin C canxi ascorbate dạng bột.
Điều trị tình trạng tụt nướu: Nếu bạn bị tụt nướu nhẹ, cần loại bỏ cao răng và mảng bám tích tụ trên răng và chân răng. Nếu ê buốt răng xảy ra thường xuyên thì người bệnh nên chải răng bằng các loại kem chải răng có chất chống ê buốt hoặc ngậm gel fluor dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa răng. Các cổ răng bị mòn có thể được hàn bằng vật liệu hàn răng thẩm mỹ. Thuốc kháng sinh được kê đơn trong trường hợp nướu bị viêm. Trong trường hợp tụt nướu quá nặng có thể phải điều trị bằng phẫu thuật ghép để phục hồi lại phần nướu che phủ chân răng.
Cách ngăn ngừa tụt nướu
Phòng ngừa luôn tốt hơn điều trị. Những cách tốt nhất để ngăn ngừa tụt nướu bao gồm:
Sử dụng bàn chải đánh răng mềm: Sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm để chải nướu nhẹ nhàng 2 lần một ngày. Điều này sẽ giữ cho nướu răng khỏe mạnh.
Tránh đánh răng thô bạo khiến tình trạng tụt nướu trở nên trầm trọng hơn.
Lấy cao răng định kỳ: Việc làm sạch răng thường xuyên (1-2 lần mỗi năm) sẽ ngăn ngừa các bệnh do vi khuẩn và cao răng tích tụ.
Chỉnh nha: Chỉnh nha chủ động giúp điều chỉnh răng lệch lạc phòng ngừa chúng gây tụt nướu. Việc điều trị này cần được thực hiện từ từ và cẩn thận vì răng chuyển dịch nhanh sẽ dẫn đến tình trạng tụt lợi.
Máng răng: Việc nghiến răng quá mức khiến răng bị mài mòn, nứt, gãy, làm răng trở nên nhạy cảm hơn, có thể làm lung lay răng và tiềm ẩn các bệnh lý răng miệng nghiêm trọng. Ngoài ra, nghiến răng còn khiến cơ hàm bị đau nhức, sái quai hàm, lệch khớp cắn. Máng chống nghiến là một khí cụ bao bọc toàn bộ hàm răng để ngăn chặn tối đa tình trạng nghiến răng gây tổn hại răng, dẫn đến tụt nướu.
Ngừng hút thuốc lá: Từ bỏ thói quen hút thuốc lá sẽ giúp mô nướu của bạn luôn khỏe mạnh, giảm kích ứng nướu và cải thiện lưu thông, làm săn chắc nướu răng.
Những thói quen gây hại cho răng ít ai ngờ
Chăm sóc răng miệng đúng cách sẽ giúp ngăn ngừa sâu răng, bảo vệ men và nướu răng. Tuy nhiên, một vài thói quen tưởng như vô hại dưới đây lại tác động tiêu cực đến răng, theo Insider.
Răng miệng khỏe mạnh giúp mọi người cảm thấy tự tin hơn - ẢNH: REUTERS
1. Nhai nước đá
Nhai nước đá là một thói quen có hại cho răng, có thể làm rạn nứt hay mẻ răng. Bác sĩ nha khoa Michaela Tozzi, đang làm việc tại bang Nevada (Mỹ), cho biết những tổn thương này gần như không thể phục hồi, tùy thuộc mức độ nghiêm trọng mà chỉ có thể trám răng hoặc chịu mất răng hoàn toàn.
"Tôi từng phải nhổ những chiếc răng hoàn toàn lành lặn của một vài bệnh nhân bị nứt mẻ do tai nạn khi nhai nước đá", bác sĩ Tozzi nói.
Ngoài ra, bác sĩ người Mỹ khuyến cáo mọi người có thể thay thế thói quen nhai nước đá bằng các loại thực phẩm mang lại cảm giác tương tự như táo, cà rốt, bỏng ngô hay kẹo cao su không đường.
2. Chải răng quá mạnh
Chải răng là một trong những bước quan trọng để giữ cho răng miệng khỏe mạnh, tuy nhiên đánh răng quá mạnh có thể làm mòn lớp men răng, dẫn đến việc răng mất đi lớp bảo vệ, bị ê buốt và đau nhức, bác sĩ Tozzi nói.
Chải răng mạnh cũng có thể khiến nướu bị tụt vào hoặc bị đẩy ra khỏi răng dẫn tới tình trạng lộ chân răng, gây nhiễm trùng nướu răng.
Bác sĩ Tozzi cũng cho biết không có cách nào để phục hồi men răng bị mất hoặc tụt nướu, do đó mọi người cần thật cẩn thận trong quá trình vệ sinh răng, các tốt nhất là nên dùng bàn chải đánh răng có lông mềm.
3. Nghiến răng
Nghiến răng là một hiện tượng khá phổ biến, thường diễn ra khi đang ngủ, theo Insider.
Thói quen này có thể làm mòn và tăng nguy cơ bị sâu hay gãy răng. Tuy nhiên không phải ai cũng nhận ra họ đã nghiến răng khi đang ngủ. Các dấu hiệu cho thấy một người có thể nghiến răng vào ban đêm là thức dậy với hàm răng đau âm ỉ, đau đầu vào buổi sáng, nhận thấy tổn thương ở bên trong má,...
Các chuyên gia cho hay hiện tượng nghiến răng thường diễn ra khi một người đi vào giấc ngủ với trạng thái căng thẳng hoặc mệt mỏi do luyện tập cường độ cao. Do đó việc thư giãn cơ thể bằng cách thiền, tắm nước ấm hoặc xông hơi,... sẽ rất có ích cho tình trạng này.
4. Uống nước có ga mà không dùng ống hút
Thói quen uống trực tiếp các loại nước có ga mà không dùng ống hút tưởng như vô hại như lại khiến răng gặp nhiều nguy cơ, chẳng hạn như sâu răng.
Giải thích về vấn đề này, chuyên gia Alice Boghosian, phát ngôn viên của Hiệp hội Nha khoa Mỹ, cho biết những loại thức uống nhiều đường như nước ngọt có ga có thể gây hại cho răng nếu uống trực tiếp mà không dùng ống hút bởi chúng sẽ cung cấp nguồn thức ăn cho vi khuẩn gây sâu răng.
Do đó, mọi người nên dùng ống hút, và ưu tiên các sản phẩm tái chế, để uống các loại đồ uống này và nhớ súc miệng lại bằng nước lọc sau khi uống.
Nghệ An: Phẫu thuật thành công 2 cháu bé bị thủng ruột do nuốt tăm Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vừa tiếp nhận và cấp cứu thành công cho 2 bệnh nhân bị thủng ruột do nuốt phải que tăm. Trước đó, sau khi ăn cơm bé P.T.A (13 tuổi, trú xã Thanh Xuân, huyện Thanh Chương, Nghệ An) dùng tăm xỉa răng, vô tình trong lúc ngậm tăm đã nuốt cả cây tăm vào bụng. Một...