Cách phòng chống “bệnh văn phòng”
Nhân viên của các văn phòng đến khám bệnh vì những triệu chứng rất mơ hồ, gọi là bệnh cũng được mà gọi là không bị bệnh cũng được.
Ảnh minh họa: Internet
Mệt mỏi kinh niên
Rất nhiều nhân viên văn phòng đến khám bệnh tại bệnh viện với những triệu chứng mơ hồ đau chỗ này một chút, khó chịu chỗ kia một chút. Phần lớn họ đều có chung một triệu chứng là luôn cảm thấy mệt mỏi, khó tập trung khi làm việc, dễ cáu gắt và khó ngủ.
Hỏi kỹ lại, phần lớn những bệnh nhân này đều phải làm việc quá sức, áp lực công việc nhiều, việc gì cũng đến tay. Sếp tin tưởng cưng chiều quá cũng khổ, việc gì sếp cũng sai bảo vì luôn nghĩ rằng, việc này chỉ có anh A, chị B mới làm được còn người khác thì không thể.
Nhân viên thì cố gắng làm vừa lòng sếp để được thăng tiến, để được lương cao…Chính vì vậy, đến một lúc nào đó cơ thể hết chịu nổi cường độ làm việc quá sức như vậy và việc gì đến sẽ phải đến: mệt mỏi kinh niên, khó ngủ hay không ngủ được, đau chỗ này nhức mỏi chỗ kia, rất mơ hồ và rất khó điều trị.
Video đang HOT
Theo các chuyên gia về y học thì trầm cảm là một hệ quả tất yếu của việc làm việc quá bị áp lực và cố gắng làm vừa lòng những đòi hỏi quá đáng phi thực tế của các sếp đơn vị chỉ coi con người là một cái máy biết làm việc.
Quá nhiều bệnh do lạnh và ít vận động
Phần lớn nhân viện văn phòng đều có những vấn đề về sức khỏe. Thông thường nhất là viêm mũi xoang. Suốt ngày làm việc trong môi trường máy lạnh, tưởng rằng là tốt nhưng thực tế thì không phải như vậy. Không khí văn phòng lưu cữu vì máy lạnh, không có sự thông thoáng trong môi trường làm việc, chỉ cần một người mắc bệnh viêm nhiễm đường hô hấp là cả cơ quan có thể bị lây.
Bởi vì hầu như tất cả hệ thống lạnh của văn phòng không được làm vệ sinh thường xuyên, môi trường lạnh và ẩm rất dễ dàng cho việc lây lan của vi trùng và các siêu vi trùng.
Một số nhân viên văn phòng khác do ngồi nhiều, ít vận động dễ dàng bị suy tĩnh mạch chân sưng phù, chuột rút… Hoặc bị các bệnh do sử dụng máy vi tính liên tục sẽ làm giảm thị lực, đau vai, đau cổ tay và nhiều rối loạn khác nữa. Ở Nhật, thường có những bài tập thể dục giữa giờ ngay tại bàn làm việc.
Lúc đầu có một số người cho rằng đó là trò phù phiếm, không có tác dụng. Nhưng thật ra, những bài tập thể dục giữa giờ ngay tại bàn làm việc như vậy rất có tác dụng. Nó tránh được các khó chịu hay các bệnh gây nên bởi các tác động xấu của việc ngồi nhiều, sử dụng máy vi tính liên tục.
Ở Việt Nam, thời gian trước việc tập thể dục giữa giờ được tiến hành gần như bắt buộc ở các cơ quan công sở. Nhưng về sau, do tính chất hình thức nên dần dần bị mai một và hiện nay không có cơ quan nào tập thể dục giữa giờ nữa. Điều này quả là không tốt, có nên chăng phục hồi lại việc tập thể dục giữa giờ tại các cơ quan văn phòng? Tất nhiên là phải loại bỏ việc hình thức, chạy theo thành tích phong trào như trước đây.
Một vấn đề rất quan trọng nữa trong việc phòng ngừa các bệnh lây lan qua đường hô hấp của các nhân viên văn phòng là phải vệ sinh hệ thống lạnh của văn phòng thường xuyên. Nếu có điều kiện, nên sử dụng hệ thống lạnh có đối lưu tốt, độ lạnh vừa phải và có khả năng sát khuẩn tốt. Tuy nhiên, do hệ thống này có giá thành khá cao nên các chủ đầu tư thường khó chấp nhận.
Nên giữ đủ ấm và vận động thường xuyên
Để phòng tránh các bệnh về văn phòng, chúng tôi thường khuyên những người đến khám bệnh nên giữ ấm khi làm việc trong môi trường lạnh thường xuyên như vậy. Họ có thể mặc thêm áo vest, đi tất để giữ chân cho ấm. Khi bị bệnh về đường hô hấp nên chủ động xin nghỉ vì bản thân mình và vì tránh lây lan cho đồng nghiệp.
Một việc nữa cũng khá quan trọng là không nên làm việc quá lâu, khoảng 30 phút nên nghỉ ngơi, thư giãn hay đi lại và làm một vài động tác thể dục ngay tại nơi làm việc. Thời gian thư giãn, nghỉ ngơi hay vận động nên kéo dài từ 5 – 10 phút.
Một vấn đề rất quan trọng nữa là nên trao đổi với sếp về cường độ làm việc. Nên duy trì ở mức độ vưà phải hợp với đồng hồ sinh học của mỗi người và nhất là phải có kế hoạch làm việc hợp lý. Tránh chạy theo thành tích hay chỉ để vừa lòng một số người.
Theo SKGD
Mộng tinh có phải là bệnh?
Nhiều nam giới ở mọi lứa tuổi, nhất là ở tuổi dậy thì, ban đêm thường ngủ mê và xuất tinh. Vậy tình trạng này có đáng lo ngại không, có phải là bệnh lý không?
Hiện tượng xuất tinh không chủ định trong lúc ngủ là biểu hiện của mộng tinh. Mộng tinh là cơ chế tự giải phóng tinh dịch. Tinh hoàn là nơi sản xuất tinh trùng, sau đó, tinh trùng sẽ được dự trữ trong túi tính. Túi tinh giống như một cái cốc, khi chứa nhiều tinh dịch quá sẽ phải tràn ra ngoài. Bình thường, khi thức, con người có một cơ chế kiểm soát tương đối tốt (do hệ thần kinh giao cảm kiểm soát) và điều khiển van hãm ở đường niệu đạo đóng chặt không để tinh dịch thoát ra ngoài. Song khi ngủ, cơ chế này rơi vào vô thức, do đó, tinh dịch được tự do thoát ra ngoài. Đây chính là lý do khiến việc mộng tinh thường xảy ra khi ngủ.
Ở tuổi dậy thì, nhiều bạn trai có hiện tượng mộng tinh, điều đó là dấu hiệu chứng tỏ cơ thể chàng trai đang trưởng thành. Tuy nhiên, rất nhiều người mộng tinh rơi vào trạng thái lo lắng quá mức, càng làm cho mộng tinh xảy ra nhiều hơn, dày hơn. Cũng có bạn không thấy mộng tinh, điều này không có nghĩa là cơ thể không sản xuất tinh trùng bởi nếu tinh trùng không được xuất ra ngoài thì sẽ được hấp thụ lại và rồi cơ thể vẫn lại sinh ra tinh trùng mới.
Mộng tinh được xem là hiện tượng sinh lý bình thường khi một tháng chỉ gặp vài ba lần và không thấy ảnh hưởng sức khỏe. Nó sẽ là dấu hiệu bệnh lý khi mỗi tháng, mộng tinh liên tiếp kéo dài từ trên một tuần đến 10 ngày và kèm theo sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe... Nguyên nhân do suy nhược cơ thể, stress, áp lực công việc, học hành, xem phim ảnh sex nhiều. Về nguyên tắc, mộng tinh không cần chữa trị bằng thuốc, chủ yếu là chữa trị về tâm lý. Nếu mộng tinh dẫn đến suy nhược cơ thể, thì cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý kết hợp dinh dưỡng đủ chất và bổ sung vitamin, khoáng chất để tăng cường sinh lực. Nếu do tâm lý, stress, căng thẳng, thì cần có sự giải tỏa. Tránh xem phim ảnh sex, y phục phải thoáng mát không cọ xát vào dương vật, không dùng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá. Hãy tham gia các hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh, tập thể thao hoặc ngồi thiền...
Theo Thu Lê
Sức khỏe đời sống
Trị bệnh 'yếu sinh lý' cho phái mạnh Phái mạnh mà lại "yếu sinh lý", muốn đấy mà phải làm ngơ... là thứ bệnh khủng khiếp nhất trong các bệnh. Xác định được nguyên nhân, khắc phục sẽ không khó! Đánh giá mức độ yếu sinh lý Rối loạn sinh lý nhẹ (tạm thời): Mức độ ham muốn và nhu cầu tình dục vẫn bình thường, tuy nhiên thỉnh thoảng có...