Cách phát hiện sớm ung thư cổ tử cung
Phụ nữ tuổi từ 21 đến 29 nên làm xét nghiệm Pap 3 năm một lần, từ 30 đến 64 tuổi thực hiện thêm xét nghiệm HPV.
Tại Việt Nam, ung thư cổ tử cung đứng thứ hai về số ca mắc mới, là một trong những nguyên nhân gây tử vong ở phụ nữ hàng năm. Ngoài những biện pháp truyền thông giáo dục sức khỏe, dự phòng, kiểm soát ung thư cổ tử cung rất quan trọng. Hiệp hội Ung thư Mỹ khuyến cáo, phụ nữ nên tuân thủ các nguyên tắc dưới đây để phát hiện sớm bệnh.
Bắt đầu xét nghiệm ung thư cổ tử cung (sàng lọc) ở tuổi 21
Trung bình 3 năm một lần, phụ nữ từ 21 đến 29 tuổi, nên làm xét nghiệm Pap (xét nghiệm tế bào học) để tìm những tế bào bất thường trong lớp biểu mô cổ tử cung. Không nên sử dụng xét nghiệm HPV để sàng lọc ở nhóm tuổi này trừ khi bác sĩ phát hiện kết quả xét nghiệm Pap bất thường.
Phụ nữ tuổi 30-64 nên thực hiện bộ đôi xét nghiệm (Pap smear và HPV) mỗi 5 năm, hoặc có thể Pap smear mỗi 3 năm.
Người trên 65 tuổi ngưng các xét nghiệm kiểm tra nếu có kết quả sàng lọc âm tính phù hợp trước đó. Nghĩa là có ba lần xét nghiệm âm tính liên tục hoặc hai lần xét nghiệm kết hợp âm tính trong vòng 10 năm. Người không có tiền căn CIN 2 (mức tổn thương của tế bào cổ tử cung) trong vòng 20 năm qua, không có nguy cơ cao ung thư cổ tử cung.
Tổn thương nội biểu mô cổ tử cung (CIN) mô tả chính xác sự thay đổi ở các tế bào cổ tử cung. CIN chia thành 3 độ (1,2,3). CIN 1 chỉ sự thay đổi tế bào ở mức độ nhẹ, thường tự lành mà không cần điều trị. CIN 2 là sự thay đổi ở mức độ vừa. CIN 3 ở mức độ nặng hơn, CIN 2, CIN 3 có thể tiến triển tới ung thư vì vậy chúng xếp vào nhóm tiền ung thư.
Việc chủ động sàng lọc ung thư cổ tử cung giúp tìm ra những thay đổi tế bào cổ tử cung bất thường (tiền ung thư) để việc điều trị thuận lợi hơn.
Video đang HOT
Phụ nữ có tiền sử ung thư như CIN2 hoặc CIN3 nên tiếp tục xét nghiệm ít nhất 20 năm sau, dù đã 65 tuổi.
Phụ nữ đã phẫu thuật cắt tử cung toàn bộ (cắt bỏ tử cung và cổ tử cung) nên ngừng sàng lọc (như xét nghiệm Pap, xét nghiệm HPV). Chị em phẫu thuật cắt tử cung mà không cắt bỏ cổ tử cung (gọi là cắt tử cung siêu âm) nên tiếp tục sàng lọc.
Phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao do hệ thống miễn dịch bị ức chế. Ví dụ chị em nhiễm HIV, ghép tạng hoặc sử dụng steroid lâu dài cần được kiểm tra thường xuyên hơn.
Phụ nữ ở mọi lứa tuổi không nên kiểm tra bằng bất kỳ phương pháp sàng lọc nào nếu xét nghiệm Pap của họ bình thường, không bị nhiễm HIV hoặc nguyên nhân khác khiến hệ thống miễn dịch bị suy yếu.
Tiêm vắcxin ngừa virus HPV
Vắcxin ngừa HPV được khuyến cáo tiêm cho phụ nữ độ tuổi 9-26, tốt nhất là 11 đến 12 tuổi. Vắcxin đạt hiệu quả cao nhất khi tiêm ngừa trước lần quan hệ tình dục đầu tiên.
Một số phụ nữ tin rằng họ có thể ngừng sàng lọc ung thư cổ tử cung một khi họ đã ngừng sinh con. Tuy nhiên, theo Hiệp hội ung thư Mỹ, điều này không hoàn toàn đúng.
Để dự phòng và kiểm soát ung thư cổ tử cung, các chuyên gia cho rằng cần quan hệ tình dục an toàn, tiêm vắcxin phòng HPV, sàng lọc, điều trị các tổn thương tiền ung thư.
Tầm quan trọng của sàng lọc ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung từng là một trong những nguyên nhân gây tử vong ung thư phổ biến đối với phụ nữ Mỹ. Tỷ lệ này giảm đáng kể khi tăng cường sử dụng xét nghiệm Pap để sàng lọc. Nhưng tỷ lệ tử vong không thay đổi nhiều trong 10 năm qua.
Các xét nghiệm sàng lọc cung cấp cơ hội tốt để phát hiện ung thư cổ tử cung sớm, giúp điều trị thành công. Sàng lọc có thể ngăn ngừa hầu hết các bệnh ung thư cổ tử cung bằng cách tìm ra những thay đổi tế bào cổ tử cung bất thường (tiền ung thư). Từ đó người bệnh điều trị trước khi chúng có cơ hội biến thành ung thư.
Ở Mỹ, hầu hết các bệnh ung thư cổ tử cung tìm thấy ở những phụ nữ chưa bao giờ làm xét nghiệm Pap hoặc chị em không có bảo hiểm y tế, phụ nữ mới nhập cư, ít có cơ hội sàng lọc ung thư cổ tử cung.
3 cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung
Tiêm vắcxin HPV khi đủ điều kiện, thực hiện xét nghiệm sàng lọc, không hút thuốc lá... có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.
Hiệp hội Ung thư Mỹ cho rằng, sàng lọc sẽ giúp phát hiện những thay đổi bất thường trong tế bào cổ tử cung, thuận lợi điều trị nếu bệnh ở giai đoạn đầu.
Xét nghiệm Pap (hoặc Pap smear) và papillomavirus ở người (HPV) được sử dụng trong quá trình sàng lọc ung thư cổ tử cung. Với xét nghiệm Pap bác sĩ sẽ thu thập một mẫu nhỏ tế bào từ bề mặt cổ tử cung, sau đó đưa lên tấm lam (phết Pap) hoặc trộn lẫn mẫu trong một dịch cố định để kiểm tra dưới kính hiển vi. Thông qua việc kiểm tra sẽ giúp bác sĩ tìm ra thay đổi bất thường của tế bào.
Xét nghiệm HPV thường áp dụng cho phụ nữ từ 30 tuổi nên có thể kết hợp cùng với xét nghiệm Pap. Phương pháp giúp phát hiện các virus gây nhiễm trùng, virus gây ung thư. Hiện, căn bệnh hiện vẫn chưa có phương pháp chữa trị dứt điểm nhưng mỗi người có thể chủ động phòng ngừa.
Tiêm vắcxin ngừa virus HPV
Virus HPV chủ yếu lây truyền qua đường tình dục: tiếp xúc da với da, niêm mạc miệng, hầu họng hoặc tiếp xúc với dương vật, tử cung, âm đạo, hậu môn của những người bị nhiễm. Việc hôn hay chạm vào bộ phận sinh dục của bạn tình bằng miệng cũng có thể lây truyền virus. Biện pháp phòng ngừa tối ưu với ung thư cổ tử cung là tiêm vắcxin phòng chống virus HPV.
Ung thư cổ tử cung là căn bệnh phổ biến ở phụ nữ.
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ - CDC khuyến nghị:
- Việc tiêm vắcxin HPV bắt đầu ở tuổi 11 hoặc 12 tuổi (hoặc có thể được tiêm sớm khi 9 tuổi).
- Tiêm vắcxin không khuyến cáo cho người trên 26 tuổi, tuy nhiên, vẫn có thể áp dụng tiêm ngừa cho lứa tuổi trên 26 chưa nhiễm HPV (test HPV âm tính) nhưng hiệu quả sẽ không cao.
- Thực tế không có loại vắcxin nào có thể chống lại hoàn toàn tất cả các loại virrus gây ung thư, vì vậy mỗi người vẫn cần sàng lọc ung thư cổ tử cung định kỳ.
Hạn chế tiếp xúc virus HPV
HPV truyền từ người này sang người khác trong quá trình tiếp xúc da kề da với một khu vực bị nhiễm bệnh trên cơ thể, bao gồm cả quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn và miệng.
Ngoài ra, nhiễm trùng HPV có thể lây lan từ bộ phận này sang bộ phận khác, nghĩa là nhiễm trùng có thể bắt đầu ở cổ tử cung, sau đó lan sang âm đạo và âm hộ. Vì vậy, mỗi người xây dựng lối sống lành mạnh, một vợ một chồng, tránh quan hệ tình dục với những người đã có nhiều bạn tình khác để giảm nguy cơ tiếp xúc với virus. Thực tế, có trường hợp bị nhiễm virrus trong nhiều năm nhưng không có triệu chứng.
Ngoài ra, bên cạnh công dụng tránh thai, bao cao su hạn chế rủi ro các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Tuy nhiên, dụng cụ chỉ bảo vệ khu vực được che chắn, trong điều kiện bao không bị rách, những vị trí còn lại hoàn toàn có thể bị lây nhiễm nếu tiếp xúc với mầm bệnh.
Không hút thuốc lá
Không hút thuốc là một cách để giảm nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung và các bệnh ung thư khác.
QHTD trong "ngày đèn đỏ" nguy hiểm thế nào? Rất nhiều cặp đôi mạo hiểm khi quan hệ trong "ngày đèn đỏ" mà không lường trước được những hậu quả khó lường về sức khỏe. Mắc ung thư cổ tử cung vì thường xuyên quan hệ trong ngày "đèn đỏ" Mới đây, một nữ sinh 20 tuổi sống tại Dương Châu, Trung Quốc đã được phát hiện bị ung thư cổ tử...