Cách phát hiện sớm khuyết tật nghe, nói ở trẻ em
Khuyết tật nghe, nói ở trẻ gây ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, tương tác, trao đổi hay thể hiện các nhu cầu cá nhân.
Việc phát hiện sớm các dấu hiệu khuyết tật nghe nói ở trẻ sẽ đem lại cơ hội điều trị tốt hơn.
Hiện có nhiều dạng khuyết tật trong đó khuyết tật nghe, nói ở trẻ gây ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, tương tác, trao đổi hay thể hiện các nhu cầu cá nhân.
Trẻ bị giảm hay không có khả năng nghe/ nói/ phát âm hoặc cả 3 trường hợp trên cũng được xếp vào nhóm khuyết tật. Vì vậy, việc hiểu đúng về các dạng khuyết tật ở trẻ sẽ giúp phụ huynh nhận biết sớm được các biểu hiện bất thường ở con nếu có, từ đó sớm có biện pháp can thiệp trong các trường hợp cần.
Một thống kê tại Việt Nam cho thấy ở, có khoảng 2,74% trẻ trong độ tuổi 2- 4 tuổi bị khuyết tật và 2,81% trẻ trong độ tuổi 5- 17 tuổi bị khuyết tật. Mặt khác 2,94% trẻ em khuyết tật ở nông thôn và 2,42% ở thành thị. Trong số đó tỉ lệ trẻ ở nông thôn phát hiện khuyết tật muộn là khá lớn do sự thiếu thốn về nhận thức cũng như các biện pháp chẩn đoán y tế chuyên môn.
Theo các chuyên gia, các dạng khuyết tật ở trẻ sẽ khó nhận biết hơn ở người trưởng thành. Bởi trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh vẫn còn đang trong giai đoạn hoàn thiện và phát triển nên đôi khi việc chưa phát triển một vài chức năng vẫn có thể xảy ra.
Nhân viên y tế tập ngôn ngữ trị liệu cho một trẻ nghi khuyết tật tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai.
Mặt khác ở những nhóm trẻ 2- 3 tuổi trở xuống, trẻ vẫn chưa có năng lực nhận thức hay ngôn ngữ cao nên việc con có thể hiện sự khó chịu ở một cơ quan nào đó cũng không được rõ ràng như người lớn. Bởi thế với các dạng khuyết tật ở trẻ em bẩm sinh thường rất khó nhận biết ngay mà thường đợi đến khi con lớn mới có thể phát hiện.
Thực tế có rất nhiều vấn đề xoay quanh chủ đề các dạng khuyết tật ở trẻ, trong đó không thể không nhắc đến các hạn chế, thiếu thốn trong khía cạnh chăm sóc và tạo điều kiện cho các đối tượng này hòa nhập với cộng đồng. Phát hiện sớm và can thiệp điều trị phù hợp cũng là tiền đề quan trọng để thay đổi cuộc sống cho những nhóm trẻ này.
Nhận biết sớm khuyết tật nghe, nói
Hiện nay tỷ lệ trẻ chậm nói có liên quan đến các dạng khuyết tật nghe, nói ở trẻ cũng tăng lên đáng kể, tuy nhiên không phải lúc nào cũng có thể phát hiện. Nhiều người mãi cho đến khi trẻ 4- 5 tuổi nhưng không thấy con có các phản ứng với tiếng động, không phát ra âm thanh hoặc rất ít mới đưa trẻ đi khám và biết con gặp các khiếm khuyết về thính giác.
ThS.BS Nguyễn Mai Hương – Phó trưởng khoa Tâm thần, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: Chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ em là một tình trạng chậm trễ trong việc đạt được mốc phát triển về ngôn ngữ, bao gồm ngôn ngữ tiếp nhận và ngôn ngữ diễn đạt.
“Trẻ có thể gặp khó khăn trong việc hiểu lời nói, phản ứng lại với lời nói của người khác, chậm nói, không ghép được các từ thành câu, vốn từ ít, diễn đạt câu vụng về…
Thông thường, một trẻ được coi là chậm nói khi tới 2 tuổi vẫn chưa nói được khoảng 50 từ đơn hoặc chưa nói được từ ghép (câu 2 từ)”- BS Hương nói.
Video đang HOT
Trẻ chậm nói được thăm khám bởi đội ngũ bác sĩ, các nhà tâm lý lâm sàng, giáo viên giáo dục đặc biệt, nhà trị liệu ngôn ngữ tại Khoa Tâm thần – Bệnh viện Nhi Trung ương.
Chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ em chiếm tỉ lệ khoảng 20%. Đa số trẻ sẽ bắt kịp đà phát triển khi 4 tuổi nếu được can thiệp sớm và tích cực. Tuy nhiên, một số trẻ vẫn còn những khó khăn về ngôn ngữ sau 4 tuổi, vì vậy vẫn cần những biện pháp can thiệp lâu dài.
Các chuyên gia cho rằng, biểu hiện về dạng khuyết tật nghe nói ở trẻ giúp phụ huynh có thể phát hiện sớm như:
- Trẻ không phản ứng với âm thanh, không bị giật mình trước các tiếng động lớn
- Không quay đầu nhìn khi cha mẹ gọi tên
- Trẻ không phát ra âm thanh hay lời nói khi đạt cột mốc 7 tháng tuổi
- Các giai đoạn phát triển ngôn ngữ hay lời nói của trẻ đều chậm hơn những đứa trẻ khác, thậm chí là không có
- Trẻ không biết dùng lời nói hay ngôn ngữ để diễn đạt các nhu cầu cá nhân
- Trẻ không hiểu người khác nói gì và cũng không đáp ứng thực hiện các yêu cầu từ người khác
- Lời nói không rõ hoặc không ai hiểu
- Không bắt chước lời nói của người khác
- Mặt khác nếu bị bị điếc ( khiếm thính hoàn toàn) thường cũng sẽ kèm theo tình trạng câm.
Với các dạng khuyết tật nghe nói ở trẻ có thể liên quan đến các bệnh lý khiếm thính, câm, sứt môi hở hàm ếch, hoặc cũng có thể liên quan đến một số vấn đề tổn thương trong não bộ.
Lời khuyên của bác sĩ
Việc phát hiện sớm các dấu hiệu khuyết tật nghe nói ở trẻ sẽ đem lại cơ hội điều trị tốt hơn. Vì thế, khi cha mẹ thấy con mình có những bất thường kể trên, cần sớm đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế uy tín.
Các bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá toàn diện các kỹ năng phát triển của trẻ, phát hiện các nguyên nhân hoặc các yếu tố ảnh hưởng đến ngôn ngữ của trẻ, thực hiện các trắc nghiệm tâm lý cần thiết.
Trẻ khuyết tật nghe nói cần được thăm khám bởi đội ngũ cán bộ đa ngành, bao gồm bác sĩ, các nhà tâm lý lâm sàng, giáo viên giáo dục đặc biệt, nhà trị liệu ngôn ngữ giàu kinh nghiệm, có kiến thức chuyên môn sâu, nhiệt tình, yêu trẻ. Cha mẹ của trẻ sẽ được hướng dẫn, tư vấn cụ thể về các hoạt động can thiệp, hỗ trợ cho trẻ tại gia đình.
Ngoáy tai thường xuyên, không đúng cách ảnh hưởng đến thính giác ra sao?
Tai đảm nhiệm chức năng truyền dẫn và tiếp nhận âm thanh, cũng như có vai trò trong việc duy trì thăng bằng.
Nếu ngoáy tai thường xuyên và không đúng cách sẽ gây ảnh hưởng đến thính giác.
Nhiều người có thói quen ngoáy tai mọi lúc mọi nơi, mọi thời điểm bằng các vật thiếu vệ sinh như tăm, đầu bút bi, chìa khóa, đầu nhíp...và nghĩ rằng hành động này khiến tai sạch hơn. Nhưng thực tế hành vi này rất không tốt, thậm chí là ảnh hưởng đến thính giác nghiêm trọng.
Tai đảm nhiệm chức năng truyền dẫn và tiếp nhận âm thanh, cũng như có vai trò trong việc duy trì thăng bằng.
Chức năng và nhiệm vụ của tai
Tai đảm nhiệm hai chức năng đó là: tiếp nhận, truyền tải âm thanh và giữ thăng bằng cho cơ thể người. Dẫn truyền âm thanh được thực hiện bởi tai ngoài và tai giữa. Một khi âm thanh được não bộ tiếp nhận sẽ giúp chúng ta nghe và hiểu được.
Tai ngoài đảm nhiệm việc thu nhận âm thanh từ bên ngoài và dẫn truyền vào trong. Để đảm bảo quá trình này diễn ra thuận lợi, hai bộ phận của tai ngoài đó là: loa tai và ống tai sẽ cùng hoạt động.
Tai trong là phần không thể nhìn thấy bằng mắt thường, giúp tiếp nhận và xử lý âm thanh, giữ được thăng bằng cho cơ thể.
Nó đảm nhiệm vai trò giữ thăng bằng cho cơ thể bởi khi có bất kỳ chuyển động nào hệ tiền đình sẽ cảm nhận rõ được, rồi truyền thông tin đi khắp các vị trí và bộ phận khác để chúng cân bằng lại hoạt động của mình. Từ đó, cơ thể người cũng được giữ thăng bằng.
Hay ngoáy tai có dễ bị viêm nhiễm?
Rùng mình xem rắn lục... ngoáy tai người
Thói quen ngoáy tai, lấy ráy tai thường xuyên sẽ gây những tác hại gì?
Gây viêm nhiễm
Khi ráy tai cứng và nhiều, nhiều người có xu hướng muốn lấy nó ra thật mạnh, thậm chí không bỏ cuộc cho đến khi thấy đau. Ngoáy tai cũng có thể đưa thêm vi khuẩn, nấm từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào da ống tai. Chảy máu tai do rách da ống tai ngoài là một trong những tai biến hay gặp nhất của việc ngoáy tai.
Trên thực tế, việc ngoáy tai theo cách này rất dễ làm xước da ống tai. Khi vết thương xuất hiện trên da, vi khuẩn có thể xâm nhập và gây nhiễm trùng.
Cũng có một số trường hợp da bị trầy xước, tổn thương nang lông, nếu vi khuẩn xâm nhập vào nang lông sẽ gây viêm nhiễm, điển hình là viêm ống tai.
Nếu ngoáy tai làm nhiễm khuẩn ống tai ngoài, tai sẽ đau nhức, chảy mủ, ù tai, nghe kém. Sau đó bệnh nhân có biểu hiện tức tức trong ống tai rồi bắt đầu cảm giác đau tai, ngày càng tăng, đau nhức nhối, đau lan lên đầu, thậm chí một số bệnh nhân đến khám khi ống tai ngoài bị viêm tấy lan tỏa ra nửa mặt, chảy máu lẫn nước mủ ra cửa tai.
Ảnh hưởng đến thính giác
Thói quen thường xuyên ngoáy tai có thể vô tình làm thủng màng nhĩ, từ đó gây mất thính lực. Một số trường hợp nặng còn có thể gây viêm tai giữa.
Thủng màng nhĩ đột ngột thì dấu hiệu đầu tiên là cảm giác đau nhói trong tai, ù tai, chảy máu tai, chóng mặt, buồn nôn, nôn và có thể dẫn đến điếc.
Nếu thủng màng nhĩ để lâu ngày nếu sẽ gây viêm xương chũm làm giảm khả năng nghe nghiêm trọng và có thể gây ra những biến chứng nặng hơn do ổ nhiễm trùng lan toả vào các vùng cận kề.
Có cần thường xuyên loại bỏ ráy tai không?
Ráy tai chủ yếu gồm bụi trong không khí và dịch tiết của tuyến da trong ống tai. Ráy tai chủ yếu có màu vàng, khô hoặc ẩm. Ráy khô thường dễ rơi ra, còn ráy ướt thì dính vào tai, khó làm sạch hơn. Ngoài ra, ráy tai có nhiệm vụ bảo vệ ống tai không bị nhiễm trùng
Ráy tai hoạt động như một rào cản vật lý, ngăn cản vi trùng xâm nhập vào vào bề mặt ống tai. Ráy tai có các enzyme có thể ly giải vi khuẩn
Ráy tai chỉ thực sự phải lấy khi chúng nhiều quá mức, ảnh hưởng đến sức nghe hoặc làm cản trở khả năng quan sát màng Sự tồn tại của ráy tai có một ý nghĩa nhất định.
Ráy tai đóng vai trò như một lớp màng bảo vệ có thể ngăn chặn một số vật lạ, bụi hoặc một số côn trùng nhỏ trong không khí xâm nhập ống tai, do đó giảm nguy cơ tổn thương tai. Hơn nữa, một số thành phần trong ráy tai còn có thể ức chế và tiêu diệt một số vi khuẩn, giúp tai luôn hoạt động bình thường. Ngoài ra, ráy tai còn có tác dụng dưỡng ẩm, có thể ngăn ngừa tình trạng ngứa do khô tai.
Tai có khả năng tự thanh lọc, khi bạn nói chuyện, đi lại hay cử động đầu, hai tai cũng chuyển động cùng. Trong quá trình này, ráy tai sẽ được đào thải ra khỏi cơ thể, vì thế không cần phải ngoáy tai thường xuyên.
Nếu khi nào bạn thấy tai ngứa, giảm thính lực mà lâu không lấy ráy tai thì việc thỉnh thoảng vệ sinh tai sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của tai.
Vệ sinh tai và biện pháp bảo vệ
Nếu khi nào bạn thấy tai ngứa, giảm thính lực mà lâu không lấy ráy tai thì việc thỉnh thoảng vệ sinh tai sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của tai. Tuy nhiên phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, đó là:
Khi cảm thấy ngứa, bạn có thể nhỏ vài giọt nước muối vào ống tai, lắc nhẹ vài lần để ống tai được làm ẩm hoàn toàn bằng nước muối, sau đó dùng tăm bông lau nhẹ quanh tai. Lặp lại vài lần ráy tai sẽ sạch và hết cảm giác ngứa.Khi bị ngứa tai chỉ nên xoa bóp nhẹ vàng tai, day day vào nắp tai. Bạn không nên vội ngoáy tai khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.Nếu cần phải lấy ráy, nên đi khám bác sỹ chuyên khoa để đảm bảo an toàn.Không dùng tăm xỉa răng, vật nhọn, chìa khóa chọc tai.Hạn chế tiếp xúc với tiếng ồn lớn, các âm thanh, âm lượng loa đài nên để mức vừa phải.Đến các cơ sở y tế thăm khám nếu ở vị trí tai xuất hiện cảm giác đau nhức bất thường, tai chảy nước...
Những "trọng điểm" khi tắm giúp phụ nữ khỏe mạnh, sống lâu Nếu biết tận dụng, tắm rửa không chỉ để làm sạch mà còn là thời gian thư giãn, giúp phòng nhiều bệnh tật. Chị em phụ nữ thường có xu hướng quan tâm hơn đến tắm rửa, vệ sinh cá nhân. Nhưng không phải chị em nào cũng biết rằng ngoài tác dụng làm sạch, việc tắm rửa hàng ngày còn có thể...