Cách phân biệt ung thư vòm họng và viêm họng
Ở nước ta, bệnh ung thư vòm họng (UTVH) đứng hàng đầu trong các bệnh ung thư vùng đầu cổ và đứng thứ 5 trong các bệnh ung thư nói chung.
Tỷ lệ mắc bệnh cao là như vậy, nhưng các triệu chứng của bệnh lại không điển hình. Chính vì vậy, phát hiện UTVH gặp nhiều khó khăn.
UTVH và những dấu hiệu không thể bỏ qua
UTVH còn được gọi với cái tên là ung thư biểu mô vòm họng (NPC), là một dạng bệnh hiếm của ung thư đầu cổ. Nó xảy ra ở vòm họng, phần trên của họng phía sau mũi.
Vị trí của vòm họng có thể mô tả như sau: Mũi họng nằm “bấp bênh” ở đáy hộp sọ, phía trên vòm miệng. Lỗ mũi sẽ thông với vòm họng. Khi bạn hít thở, không khí sẽ đi vào mũi và đi qua cổ họng và vòm họng, sau đó mới đi vào phổi.
Để phát hiện UTVH sớm ở giai đoạn đầu là khá khó khăn, ngay cả đối với các bác sĩ bởi rất khó để khám vùng mũi họng, hơn thế nữa triệu chứng của UTVH giống một số bệnh khác. Ung thư có thể di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể thông qua mô, hệ thống bạch huyết và máu, phổ biến nhất là xương, phổi và gan.
Bệnh UTVH gồm có 4 giai đoạn là giai đoạn đầu, giai đoạn trung gian, giai đoạn tiến triển, giai đoạn cuối. Bệnh này nếu được phát hiện càng sớm thì khả năng ung thư di căn đến các cơ quan khác càng thấp. Nếu được chữa trị kịp thời cơ hội hồi phục tương đối cao.
Ung thư vòm họng và viêm họng có những dấu hiệu tương đồng.
Cách phát hiện UTVH
Có thể phát hiện UTVH thông qua những triệu chứng phổ biến như:
Sưng cổ, xuất hiện hạch cổ: Đây là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân UTVH, chiếm tới 60-90% các trường hợp. Vòm họng có cấu trúc mô bạch huyết phong phú, vì vậy khi có sự xuất hiện của tế bào ung thư ở đây sẽ lây lan nhanh chóng tới các hạch vùng cổ.
Ngạt mũi một bên, chảy nước mũi có máu: Là một trong các triệu chứng sớm của UTVH.
Ho dai dẳng: Bệnh nhân UTVH hay có triệu chứng ho dai dẳng, ho khạc ra đờm dính máu.
Khàn tiếng, khó nghe, cảm giác bị vọng tiếng.
Video đang HOT
Đau đầu: Thường là đau nửa đầu hoặc đau sâu trong hốc mắt, đây là một triệu chứng thần kinh hay gặp ở bệnh nhân UTVH. Với những bệnh nhân đến muộn có thể có cảm giác tê bì vùng mặt cùng bên đau đầu do dây thần kinh tam thoa bị chèn ép.
Ngoài ra, khi khối u đã xâm lấn và di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể, bệnh nhân có thể có các triệu chứng khác như mệt mỏi, giảm cân, khó thở, đau xương…
Nguyên nhân gây bệnh UTVH
Cho đến nay, nguyên nhân gây bệnh UTVH chưa được xác định rõ ràng. Căn nguyên gây bệnh UTVH không phải chỉ do một yếu tố mà có thể do nhiều yếu tố cùng tác động gây ra. Những yếu tố liên quan được xem xét tới như:
Yếu tố môi trường: Gồm điều kiện vi khí hậu, khói bụi, tình trạng ô nhiễm cùng với tập quán ăn uống như ăn cá muối, ăn tương, cà và các chất mốc,… bởi các thứ này có chứa nitrosamine là chất gây ung thư.
Do virus Epstein Barr (EBV): Các nhà khoa học đã phát hiện được bộ gene của virus Epstein Barr trong tế bào của khối u vòm họng và trong huyết thanh của bệnh nhân UTVH. Đồng thời hiệu giá kháng thể IgA kháng VCA-EBV rất cao ở bệnh nhân mắc UTVH, trong khi đó kháng thể này lại rất thấp hoặc không có ở người bình thường hoặc bị các bệnh ung thư khác.
Yếu tố gene di truyền: Người cùng huyết thống có khả năng cùng mắc bệnh UTVH, đã tìm thấy khoảng 30 gene ung thư nội sinh. Bình thường, các gene này ở trạng thái nằm im, khi có một cơ chế cảm ứng nào đó, chúng sẽ thúc đẩy phát triển tạo thành ung thư.
Nam giới có nguy cơ mắc UTVH cao hơn nữ giới. Những thói quen, lối sống không lành mạnh có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh UTVH bao gồm: hút thuốc, nghiện rượu, thức ăn kém dưỡng chất, bụi amiăng, vệ sinh kém…
UTVH còn liên quan đến một số loại ung thư khác, ví dụ như nhiều bệnh nhân được chẩn đoán mắc UTVH và đồng thời cũng bị ung thư phổi hay bàng quang cùng một lúc. Có thể do các loại ung thư này có cùng một số yếu tố nguy cơ.
Phân biệt UTVH và viêm họng
Triệu chứng của bệnh viêm họng bao gồm: Ngứa, rát, rét run, cơ thể yếu, sưng tấy vùng cổ họng; bệnh nhân thể đau khi nuốt hoặc nói chuyện; họng hoặc amidan có thể sưng tấy đỏ lên… Bên cạnh những triệu chứng điển hình, bệnh nhân có thể có các triệu chứng khác như ngạt mũi, chảy nước mũi, ho, hắt hơi, sốt, ớn lạnh, sưng ở cổ, thay đổi giọng nói, toàn thân đau nhức. Đau đầu, khó nuốt, ăn không ngon…
Virus là nguyên nhân hàng đầu gây ra viêm họng (virus Influenza). Hiếm gặp hơn, vi khuẩn cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.
UTVH và viêm họng đều có một vài triệu chứng giống nhau như khó nuốt, đau họng hay sưng ở cổ. Đôi khi mọi người vẫn còn nhầm lẫn giữa 2 bệnh này. Rất khó để phân biệt UTVH và viêm họng vì các triệu chứng đều rất giống nhau. Nhưng ở UTVH có một vài sự khác biệt như sụt cân nhanh nhưng cũng thường rất mờ nhạt. Tuy vậy điều khác biệt lớn nhất chính là thời gian kéo dài triệu chứng. Nếu các triệu chứng trên tiếp tục kéo dài trong vòng 2 tuần, thì tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ để có kết quả chính xác nhất.
Dù viêm họng hay UTVH đều ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bạn. Tuy nhiên, việc thay đổi lối sống lành mạnh, luyện tập đều đặn và xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học là cách để bạn bảo vệ sức khỏe của mình trước những căn bệnh xung quanh. Cách tốt nhất để phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm là đi tầm soát ung thư 1 năm ít nhất 2 lần.
BS. Tấn Hùng
Theo Suckhoedoisong
Căn bệnh ung thư 'sát thủ' có dấu hiệu ban đầu chỉ là ... viêm họng
Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc ung thư vòm họng lên tới 12%. Người bệnh thường nhầm lẫn và chủ quan vì ung thư vòm họng ở giai đoạn đầu rất dễ nhầm với những bệnh về đường hô hấp, xoang, viêm họng thông thường...
Ảnh minh họa: Internet
Theo TS.BS Hoàng Đình Chân, Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt, ung thư vòm họng là một trong những bệnh nguy hiểm nhất bởi triệu chứng âm thầm nhưng tiến triển nhanh chóng và thường phát hiện ở giai đoạn muộn.
Theo TS Chân, người bệnh thường nhầm lẫn và chủ quan vì ung thư vòm họng ở giai đoạn đầu rất dễ nhầm với những bệnh về đường hô hấp, xoang, viêm họng thông thường... Những biểu hiện ban đầu như ngứa rát cổ họng, nghẹt mũi, ra máu cam, ù tai và có thể nổi hạch cổ.
"Điểm khác biệt là ung thư vòm họng sẽ xuất hiện những triệu chứng cùng một lúc và cấp độ nghiêm trọng sẽ tăng dần. Người bệnh tự ý mua thuốc, uống một thời gian sẽ vẫn không thấy đỡ, triệu chứng này sẽ tiếp tục tái phát", TS Chân cho hay.
Các triệu chứng phổ biến nào của bệnh ung thư vòm mũi họng
Giai đoạn sớm của bệnh thường không có triệu chứng và khó nhận biết.
- Sưng cổ, xuất hiện hạch cổ: Đây là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân ung thư vòm họng, chiếm tới 60 - 90% các trường hợp. Bởi vòm họng có cấu trúc mô bạch huyết phong phú, vì vậy khi có sự xuất hiện của tế bào ung thư ở đây sẽ lây lan nhanh chóng tới các hạch vùng cổ.
Theo TS Chân, người bệnh thường nhầm lẫn và chủ quan vì ung thư vòm họng ở giai đoạn đầu rất dễ nhầm với những bệnh về đường hô hấp, xoang, viêm họng thông thường... Những biểu hiện ban đầu như ngứa rát cổ họng, nghẹt mũi, ra máu cam, ù tai và có thể nổi hạch cổ. Ảnh minh họa: Internet
- Ngạt mũi một bên, chảy nước mũi có máu: Đây là một trong các triệu chứng sớm của bệnh ung thư vòm họng. Lúc đầu ngạt từng đợt về sau tắc liên tục có kèm tiết nhầy hoặc ra máu mũi lờ lờ như máu cá. Sự tắc này có thể gây ra viêm xoang thứ phát, đây là một nguyên nhân của chẩn đoán nhầm.
- Ho dai dẳng: Bệnh nhân ung thư vòm họng hay có triệu chứng ho dai dẳng, ho khạc ra đờm dính máu.
- Khàn tiếng, ù tai: Bệnh ung thư vòm họng giai đoạn tiến triển có thể gây ảnh hưởng đến các dây thanh âm, khiến cho bệnh nhân bị khàn tiếng.
- Khó nghe, cảm giác bị vọng tiếng: Khi bạn nhận thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường về khả năng nghe hãy đến gặp các bác sĩ chuyên khoa ngay.
- Đau đầu: Thường là đau nửa đầu hoặc đau sâu trong hốc mắt, đây là một triệu chứng thần kinh hay gặp ở bệnh nhân ung thư vòm họng. Với những bệnh nhân đến muộn có thể có cảm giác tê bì vùng mặt cùng bên đau đầu do dây thần kinh tam thoa (còn gọi là dây thần kinh số V hay dây thần kinh sinh ba) bị chèn ép. Nhiều người đau đầu không rõ nguyên nhân.
Ngoài ra, một số người có thể có trạng thái nhìn đôi, tê bì vùng mặt, khó nuốt, lúc này bệnh đã muộn.
Ảnh minh họa: Internet
Các giai đoạn của ung thư vòm họng
GS.TS Mai Trọng Khoa (Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu - Bệnh viện Bạch Mai) cũng cho biết bệnh nhân mắc ung thư vòm họng sẽ trải qua các giai đoạn, tiên lượng khỏi sẽ khác nhau:
- Giai đoạn 1: Ung thư mới bắt đầu rất nhỏ. Đây là giai đoạn ban đầu nên ung thư chưa lây lan đến các hạch bạch huyết. Nếu phát hiện và điều trị ngay lập tức, tỷ lệ sống rất cao.
- Giai đoạn 2: Khối ung thư đã tăng lên đến 5-6 cm và các tế bào đã bắt đầu quá trình tăng lên đáng kể. Lúc này, cơ hội phục hồi của bệnh nhân vẫn còn khá tốt nếu ung thư chưa lây lan sang các hạch bạch huyết và vẫn còn trong thanh quản.
- Giai đoạn 3: Ung thư vòm họng đã phát triển và đã bắt đầu lan tràn đến các khu vực khác và gây ra thiệt hại không thể khắc phục được. Kích thước của khối u đã tăng lên. Nếu khối u vẫn còn nhỏ có thể loại bỏ bằng phương pháp phẫu thuật.
- Giai đoạn cuối: Khối u đã lan đến môi và miệng, phá hủy các hạch bạch huyết. Khối u có thể lây lan đến các hạch bạch huyết ở phía bên kia, mỗi hạch bạch huyết có thể có khối u lớn đến 6 cm.
Theo GS.TS Mai Trọng Khoa, tỷ lệ sống thêm của bệnh nhân sau điều trị đạt 80-90% ở giai đoạn 1 và 2, 30-40% ở giai đoạn 3, 15% ở giai đoạn 4.
Tuy nhiên, ở Việt Nam, 90-97% bệnh nhân ung thư vòm họng phát hiện bệnh ở giai đoạn 3 và 4.
QUẢNG AN (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
Phát hiện sớm ung thư vùng đầu, mặt, cổ có tỷ lệ chữa khỏi rất cao Ung thư vùng đầu, mặt, cổ, đặc biệt là ung thư vòm họng hiện đang gia tăng nhanh, nhưng đây lại là những loại ung thư có tỷ lệ chữa khỏi bệnh cao hơn hẳn các loại ung thư ở các vùng khác trên cơ thể nếu được phát hiện sớm. Đây là thông tin được BSCKII Trần Thị Hợp, nguyên giảng viên...