Cách phân biệt sốt siêu vi và sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết (SXH) và sốt siêu vi (SSV) có dấu hiệu ban đầu khá giống nhau, tuy cùng là triệu chứng sốt, cơ thể mệt mỏi nhưng hai dạng sốt này lại hoàn toàn khác nhau.
Sốt siêu vi
SSV là gì?
SSV chỉ chung những trường hợp sốt do nhiễm các loại siêu vi trùng ( virus) khác nhau. Phần lớn SSV không nguy hiểm và có thể tự hết trong vòng 3-7 ngày.
Dấu hiệu nhận biết
Thường sốt theo từng cơn và sốt ở nhiệt độ rất cao, từ 38 – 39 độ C thậm chí có lúc 400C-410C.
Triệu chứng dễ nhận biết của sốt siêu vi là sốt cao theo từng cơn. Hình minh họa.
Khi bị SSV, đầu và cơ thể sẽ có cảm giác đau mỏi- nhất là ở các cơ. Nếu là ở trẻ nhỏ sẽ có hiện tượng trẻ quấy khóc. Đồng thời với đó là xuất hiện các triệu chứng như chảy mũi, hắt hơi, viêm long đường hô hấp, họng đỏ. Các hạch khu vực đầu, mặt, cổ thường sưng to, đau có thể nhìn hoặc sờ thấy. Kết mạc mắt đỏ, viêm, chảy nước mắt…
Nếu nguyên nhân gây sốt là do virus đường tiêu hóa, có thể sớm xuất hiện tình trạng rối loạn tiêu hóa với đặc điểm là phân lỏng, không có máu, chất nhầy. Có thể nôn ói mỗi sau khi ăn.
Cách chăm sóc:
Hiện chưa có thuốc đặc hiệu điều trị SSV. Khi mắc SSV chủ yếu là tập tủng hạ sốt (dùng thuốc hạ sốt khi sốt cao trên 38,50C, chườm mát, nằm nơi thoáng mát, mặc đồ mỏng…).
Khi sốt cao, cơ thể có thể bị mất nước, bởi vậy phải uống nhiều nước để bù mất nước, có thể là nước lọc, nước hoa quả, nước oresol hoặc hydrit. Đồ ăn cần loãng, bổ dưỡng, dễ tiêu.
Video đang HOT
SSV dễ gây thành dịch nên khi bị sốt cần tránh chỗ đông người.
Sốt xuất huyết
SXH là gì?
SXH là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do vi rút dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Hai loại muỗi vằn truyền bệnh có tên khoa học là Aedes aegypti và Aedes albopictus, trong đó chủ yếu là do Aedes aegypti.
Muỗi vằn là thủ phạm lây truyền bệnh sốt xuất huyết. Hình minh họa.
Bệnh có hai thể (sốt dengue và sốt xuất huyết dengue), xảy ra ở tất cả các nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới.
Ở Việt Nam bệnh xảy ra ở hầu hết các tỉnh, xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa.
Dấu hiệu nhận biết
Sốt cao 39 – 40 độ C liên tục kéo dài 2 – 7 ngày, khó hạ sốt. Khi sốt có cảm giác ớn lạnh. Khi SXH người bệnh cũng bị đau nhức đầu chủ yếu 2 bên thái dương và sau gáy. Đau nhức 2 bên hốc mắt. Cạnh đó người bệnh cũng xuất hiện triệu chứng ho khan, rát họng.
Về tiêu hóa, người mắc SXH có thể bị táo bón hoặc tiêu chảy. Bằng mắt thường có thể nhận thấy xuất huyết dưới da phía trong cánh tay, đùi. Có thể bị chảy máu chân răng, chảy máu cam, nôn ói ra máu, đi cầu phân đen (xuất huyết trong).
Bệnh SXH rất nguy hiểm, hiện chưa có thuốc điều trị đặc trị và chưa có vaccin phòng bệnh.
Cách chăm sóc
Khi người bệnh sốt cao trên 38,50C, cần dùng thuốc hạ sốt. Nên dùng thuốc paracetamol theo chỉ định của thầy thuốc. Không được dùng thuốc hạ nhiệt aspirin, analgin, ibuprofen vì có thể gây tác dụng phụ như xuất huyết.
Ngoài ra, cần cho người bệnh nằm chỗ thoáng mát, không nên mặc quần áo chật gây cản trở cho việc hạ sốt và chườm mát cho người bệnh nhân. Cho người bệnh uống đủ nước, ăn đồ ăn lỏng, nấu chín mềm, chia nhiều bữa nhỏ. Người bệnh cần được nghỉ ngơi hoàn toàn.
Phòng tránh:
Tuy chưa có thuốc đặc trị và vaccin phòng ngừa SXH, nhưng bệnh này có thể phòng ngừa bắt đầu từ việc ngủ nằm mùng, vệ sinh bụi rậm, đồ vật chứa nước đọng quanh nơi sinh sống để muỗi không có nơi sinh sản. Phun thuốc trừ muỗi định kỳ.
Theo Thanh Giang/Báo Pháp Luật TP.HCM
Trẻ bỗng nhiên hạ nhiệt: Nguy hiểm!
Thân nhiệt giảm đột ngột có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng nặng hoặc bắt đầu giai đoạn "vào sốc" trong một số bệnh nhiễm siêu vi.
Thay đổi nhiệt độ là một cơ chế phòng vệ tự nhiên của cơ thể để chống lại các tác nhân tác động xấu. Dạng thay đổi thân nhiệt thường gặp nhất là sốt với vô số khuyến cáo từ các bác sĩ (BS) về cách can thiệp và nhiều loại thuốc để giải quyết triệu chứng tại chỗ. Tuy nhiên, ở một số dạng bệnh, bệnh nhân lại bị hạ thân nhiệt thay vì sốt.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, hạ thân nhiệt tuy ít gặp nhưng "khó chịu" và nguy hiểm hơn sốt rất nhiều.
35 độ trở xuống: Phải vào viện
Trên một diễn đàn dành cho phụ nữ có con nhỏ, một bà mẹ đặt câu hỏi: "Con trai 2 tuổi của tôi 2 hôm nay hơi mệt nhưng người không sốt mà còn có vẻ mát hơn bình thường, vậy có sao không?". Trong số khá nhiều câu trả lời bàn tới bàn lui, một phụ nữ khuyên: "Bạn phải đem con đi cấp cứu ngay!".
Chăm sóc trẻ mắc bệnh nhiễm tại Bệnh viện Nhi Đồng 1
Phụ nữ nêu trên cho biết 1 năm trước, chính bé gái con chị cũng đột ngột hạ nhiệt sau 3 ngày sốt li bì vì sốt xuất huyết. Chị cảm nhận con hơi lạnh so với bình thường nhưng suy nghĩ chủ quan rằng sốt xuất huyết vốn gây sốt khó hạ, giờ con hạ nhiệt là vui rồi... Không ngờ, chỉ 1 giờ sau, chị phát hiện tay chân con gái tím tái nên vội bồng bé vào viện. Rất may, nhà chị ở gần Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 2 (TPHCM) nên cô bé được cứu kịp dù đã bắt đầu vào giai đoạn sốc của bệnh.
Theo BS Nguyễn Minh Tiến, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực - chống độc BV Nhi Đồng 1 (TP HCM), hạ thân nhiệt là một dạng thay đổi nhiệt độ khá ít gặp nhưng thường là biểu hiện của những vấn đề khá nghiêm trọng. Đối tượng có nguy cơ hạ thân nhiệt nhiều nhất là trẻ nhỏ, nhũ nhi, đặc biệt là các bé sinh non. Ở trẻ em, hạ thân nhiệt thường là biểu hiện của tình trạng nhiễm trùng hoặc "báo động" giai đoạn vào sốc của một số bệnh nhiễm như sốt xuất huyết, tiêu chảy cấp...
"Ví dụ trẻ sốt xuất huyết, nhiều em đang sốt cao khó hạ mấy ngày bỗng người hạ nhiệt, mát hẳn, có khi nhiệt độ giảm dưới 35 độ C rồi bắt đầu chuyển sang giai đoạn sốc" - BS Tiến dẫn chứng. Theo ông, khi đo thân nhiệt cho trẻ, nếu thấy nhiệt kế báo từ 35 độ C trở xuống thì nên lập tức đưa vào viện.
BS Tiến cũng lưu ý rằng trẻ em thường có khả năng chịu lạnh kém hơn người lớn nên cũng có thể bị hạ thân nhiệt do môi trường, như phải ở lâu trong phòng có nhiệt độ quá thấp. Trong trường hợp này, nên ủ ấm cho trẻ. Nếu trẻ hạ thân nhiệt nhiều quá thì cũng nên đưa vào BV.
Hạ nhiệt "khó chịu" hơn sốt
Theo BS Phạm Lực, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực - chống độc BV Phạm Ngọc Thạch (TP HCM), hạ thân nhiệt thường xảy ra khi bệnh nhân nhiễm vi khuẩn Gram âm, trái với trạng thái sốt thường thấy khi nhiễm vi khuẩn Gram dương. Hạ thân nhiệt thường xảy ra khi bệnh nhân bị nhiễm trùng nặng. Ngoài ra, những người bị hạ đường huyết, sốc, tụt huyết áp... cũng có thể bị hạ thân nhiệt. Hạ thân nhiệt quá nặng mà không được xử lý kịp thời thì bệnh nhân có nguy cơ tử vong.
"Khi một bệnh nhân bị hạ thân nhiệt, trước hết, các cơ quan ngoại biên như tay, chân, da... sẽ có biểu hiện lạnh bởi cơ thể dồn máu nuôi các cơ quan bên trong. Nếu tình trạng hạ thân nhiệt tiếp diễn, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn và các hệ cơ quan khác sẽ dần dần bị ảnh hưởng" - BS Nguyễn Minh Tiến phân tích.
Theo các BS chuyên khoa, một điểm nguy hiểm của hạ thân nhiệt là nhiều khi bệnh nhân và người nhà không nghĩ tới nên bỏ qua các triệu chứng, đặc biệt là với trẻ em. Người bị hạ thân nhiệt thường cảm thấy mệt mỏi, người khác sờ vào có thể cảm nhận da, tay chân hơi mát hoặc lạnh tùy theo mức độ... Khá nhiều người chỉ lo sợ cơn sốt và không nghĩ đến việc cơ thể đang "báo động" bằng sự thay đổi nhiệt độ theo hướng ngược lại. Có người còn mừng vì nghĩ cơ thể bỗng dưng mát sau mấy ngày bị cơn sốt hành hạ... mà không hiểu đó là dấu hiệu nguy cấp.
"So với sốt, hạ thân nhiệt "khó chịu" hơn nhiều. Hạ thân nhiệt một ít có khi còn nguy hiểm hơn sốt cao 39-40 độ C vì mức độ nghiêm trọng rất khó lường" - BS Lực khẳng định.
Theo BS Nguyễn Minh Tiến, trẻ em bị hạ thân nhiệt nặng thường kèm theo các biểu hiện như tím môi, tím tái tay chân, da nổi bông... Đây là những dấu hiệu cho thấy trẻ cần cấp cứu.
Không có thuốc trị triệu chứng
Theo BS Phạm Lực, trong khi sốt có rất nhiều loại thuốc thông dụng giúp cơ thể lấy lại nhiệt độ bình thường thì hạ thân nhiệt lại không hề có một loại thuốc nào mà bệnh nhân có thể mua sẵn để "kéo" nhiệt độ lên. Khi một người bị hạ thân nhiệt, tốt nhất nên tìm cách ủ ấm và nhanh chóng đưa họ đến BV để các BS có biện pháp xử lý phù hợp.
Theo Người lao động
10 căn bệnh nguy hiểm do muỗi gây ra Muối không chỉ gây khó chịu mà còn là một trong số những sinh vật nguy hiểm nhất thế giới. Bệnh sốt Rift Valley gây nhiều triệu chứng Theo Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh báo cáo, mỗi năm có hơn 1,5 triệu người trên toàn cầu chết do các bệnh mà muỗi gây ra. Dưới đây là 10 bệnh nguy hiểm gây...